Kinh tế Cam-pu-chi trên đà khởi sắc
Trong những năm qua, Cam-pu-chia đã đạt được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế – xã hội, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Bức tranh kinh tế khởi sắc của đất nước Chùa Tháp cho thấy những thắng lợi trong việc triển khai cương lĩnh chính trị và chiến lược tứ giác giai đoạn ba của Chính phủ Cam-pu-chia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Xăm-đéc Tê-chô Hun Xen.
Nhiều công trình xây dựng được triển khai ở thủ đô Phnôm Pênh (Cam-pu-chia). Ảnh: KHMER TIMES
Việc duy trì hòa bình, ổn định chính trị và an ninh vững chắc đã bảo đảm cho Cam-pu-chia tiếp tục giành được những thành tựu mới to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế – xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có những bất ổn, kinh tế Cam-pu-chia vẫn duy trì mức tăng trưởng cao bền vững, trung bình đạt hơn 7%/năm. Cam-pu-chia đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ quốc gia phát triển dựa vào lĩnh vực nông nghiệp thành quốc gia phát triển dựa vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Sự tăng trưởng của ngành xây dựng là một trong những động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của Cam-pu-chia, tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân. Năm 2017, Cam-pu-chia đẩy mạnh các dự án xây dựng trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu đô thị mới… ở các trung tâm đô thị lớn như Phnôm Pênh, Xiêm Riệp… Năm 2017, có hơn 3.050 dự án tại Cam-pu-chia được cấp phép xây dựng; 275 công ty xây dựng mới được thành lập.
Du lịch cũng là một điểm sáng nổi bật trong bức tranh kinh tế tổng thể của đất nước Chùa Tháp. Với nhiều điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, thời gian qua, Cam-pu-chia là lựa chọn của không ít du khách quốc tế. Theo Bộ Du lịch Cam-pu-chia, trong bốn tháng đầu năm 2018, Cam-pu-chia đón hơn 2,2 triệu lượt khách quốc tế, tăng 13,5% so cùng kỳ năm 2017.
ể đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật này, Cam-pu-chia đã triển khai chính sách kinh tế vĩ mô một cách thận trọng, nhằm giữ cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, đồng thời thúc đẩy và nâng cao việc đa dạng hóa nền kinh tế, đẩy mạnh tính cạnh tranh, sản xuất và tiêu dùng trong nước. Thời gian tới, Chính phủ Cam-pu-chia tiếp tục chú trọng triển khai chiến lược tứ giác giai đoạn ba, tập trung vào những mục tiêu như: phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch… nhằm góp phần đa dạng hóa nền kinh tế và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục tăng lương cho công chức, lực lượng vũ trang và thúc đẩy tăng lương cho công nhân, người lao động; phát triển và củng cố hệ thống bảo trợ xã hội một cách đồng đều, hiệu quả và bền vững.
Một điểm nổi bật trong đời sống chính trị năm 2018 của Cam-pu-chia là đã tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI với chiến thắng áp đảo thuộc về đảng Nhân dân Cam-pu-chia (CPP) cầm quyền. Chiến thắng thuyết phục của CPP cho thấy, đảng này tiếp tục nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân Cam-pu-chia. Những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội tốt đẹp thời gian qua tại Cam-pu-chia là minh chứng rõ nét cho những cống hiến to lớn vì hòa bình và phát triển của CPP. Chiến thắng của CPP trong cuộc bầu cử tự do, công bằng vừa qua chính là động lực để khích lệ các nhà lãnh đạo của Cam-pu-chia nói chung và CPP nói riêng tiếp tục phấn đấu mang lại sự ổn định toàn diện và phát triển cho Cam-pu-chia trong thời gian tới.
Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực, Cam-pu-chia giữ vững chính sách đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế, là thành viên tích cực trong nhiều cơ chế hợp tác khu vực như: Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC); Tam giác phát triển Cam-pu-chia – Lào – Việt Nam (CLV); Hợp tác Cam-pu-chia – Lào – Mi-an-ma – Việt Nam (CLMV); Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS)… ến nay, Cam-pu-chia có quan hệ thương mại với khoảng 150 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; tiếp tục thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác với các nước lớn, các đối tác phát triển; tăng cường hợp tác với các nước láng giềng.
Diện mạo đất nước Cam-pu-chia đang trên đà đổi thay nhanh chóng, ngày càng hiện đại và phát triển hơn. Dưới sự điều hành hiệu quả của Chính phủ Cam-pu-chia, nhân dân Cam-pu-chia nhất định sẽ giành được những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Thảo Minh
Theo Saigon
Video đang HOT
Hội An lọt top những thành phố châu Á tuyệt vời nhất
Những trung tâm văn hóa, ẩm thực và nghệ thuật này đã được độc giả của tạp chí travelandleisure bình chọn là những thành phố du lịch tuyệt vời nhất châu Á.
Thimphu, Bhutan
Thimphu, thủ đô cao độ của Bhutan, đã lọt vào top bởi xu hướng du lịch mới nổi, một phần do công bố một loạt nhà nghỉ Six Senses mới, hiện đại nhất. Nhiều du khách cho biết "Thimphu có mọi thứ để cung cấp - những cảnh đẹp, tượng đài, công viên quốc gia, thức ăn tuyệt vời và những người dân thân thiện. Đó là chuyến viếng thăm dành cho tất cả mọi người. "
Siem Reap, Cambodia
Xiêm Riệp (Siem Reap) là thành phố du lịch nổi tiếng nhất Campuchia. Hằng năm Siem Reap đón hàng triệu khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến, chủ yếu để thăm quan khu đền cổ nổi tiếng Angor Wat. Ngoài ra Angkor Wat Siem Reap còn có ngôi đền Ta Prohm . Khi đến Siêm Riệp - cố đô của đất nước Chùa Tháp du khách sẽ qua cây cầu cổ bằng đá ong được xây dựng từ thế kỷ 12 - thời kỳ Angkor cách đây hơn 1000 năm. Cầu làm kiểu vòm với rất nhiều trụ bằng đá ong, có tượng rắn thần Naga 7 đầu khá linh thiêng được người dân tôn thờ như thần thánh.
Bangkok, Thái Lan
Bangkok, là thủ đô và đồng thời là thành phố đông dân nhất của Thái Lan. Bangkok có diện tích 1568,7 km2 và nằm trong châu thổ sông Chao Phraya với dân số khoảng 8 triệu người. Nếu tính cả vùng đô thị Bangkok thì dân số của thành phố lên đến hơn 14 triệu, chiếm hơn 1/5 dân số cả nước. Bangkok chứng kiến sự hiện đại hóa nhanh chóng của đất nước cùng những biến động chính trị lớn của Thái Lan từ thế kỉ 19 cho đến nay. Thành phố phát triển mạnh mẽ từ những năm 1960 đến 1980 và ngày nay đóng vai trò quan trọng hàng đầu về chính trị, kinh tế, giáo dục và truyền thông của nước Thái Lan hiện đại.
Tokyo, Nhật Bản
Tokyo là thủ đô của Nhật Bản, thủ đô Tky nằm ở phía đông của đảo chính Honsh. Không chỉ là một đô thị riêng lẻ mà ngày nay Tokyo là trung tâm của Vùng thủ đô Tky. Trung tâm hành chính của Tokyo đặt ở khu Shinjuku. Vùng đô thị Tokyo là vùng đô thị đông dân nhất thế giới với dân số từ 35-39 triệu người và là vùng đô thị có GDP cao nhất thế giới.Tokyo được Saskia Sassen mô tả là một trong 3 "trung tâm chỉ huy" của nền kinh tế thế giới, cùng với Luân Đôn và Thành phố New York. Tokyo là nơi có cơ quan đầu não của Chính phủ Nhật Bản, Hoàng cung Nhật Bản và là nơi cư ngụ của Hoàng gia Nhật Bản.
Chiang Mai, Thailand
Cách Bangkok khoảng 700 km, Chiang Mai là thành phố lớn ở miền Bắc Thái Lan và là thủ phủ của tỉnh cùng tên. Tỉnh Chiang Mai trải dài trên 20.000 km2, là nơi tập hợp một số danh lam thắng cảnh đẹp nhất trên toàn vương quốc này. Bao quanh thành phố là những triền đồi và ngọn núi thoai thoải từ phía Bắc xuống phía Nam.
Hội An, Việt Nam
Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.
Luang Prabang, Lào
Luangprabang nằm cách Viêng Chăn 425 km về phía Bắc, bên sông Mê Công. Dân số của huyện này khoảng 22.000 người. Là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhiều du khách nước ngoài nhất ở Lào, Cố đô Luang Prabang với vẻ đẹp bình yên mang dấu ấn trung tâm Phật giáo được xem là điểm du lịch nổi tiếng bởi sự thanh bình và vẻ đẹp vừa tự nhiên vừa nguy nga lộng lẫy.
Kyoto, Nhật Bản
Với sự kết hợp hoàn hảo giữa cổ điển và hiện đại, những con phố mua sắm nhộn nhịp và hình ảnh các geisha yêu kiều, Kyoto đã được bình chọn là thành phố tuyệt nhất thế giới. Kyoto được biết đến như thành phố du lịch và từng là cố đô của Nhật Bản. Trước đây, Kyoto được gọi với nhiều cái tên như Heiankyo, Saikyo, Meaco hay Miako. Một số thông tin về Kyoto các bạn cần nắm được về thành phố này: Diện tích: 827,90 km². Dân số: khoảng 1,5 triệu dân.
Ubud, Indonesia
Ubud, một thị trấn được đánh dấu bởi cánh đồng lúa và đền thờ Hindu ở vùng cao nguyên Bali. Nhiều du khách gọi nơi đây là "trung tâm văn hóa của Bali", với các viện bảo tàng và khách sạn spa tuyệt vời của nó. Ubud là một trong sáu thành phố Đông Nam Á danh sách, phản ánh vai trò của khu vực trong lĩnh vực du lịch.
Udaipur, Ấn Độ
Được biết đến như là "Thành phố của Hồ", Udaipur là ngôi nhà lịch sử của các gia đình hoàng gia Rajasthani, với cung điện phức tạp và pháo đài. Nhiều du khách gọi thành phố này là "Venice của phương Đông", và là vùng đất lịch sử, với những địa điểm đẹp như Jag Mandir và Cung điện thành phố.
Theo 24h.com
Chùa Wat Phnom điểm đến linh thiêng của du lịch Campuchia Đất nước du lịch Campuchia nổi tiếng với những ngôi chùa tháp cổ kính chất chứa lịch sử và những nét văn hoá trầm lắng của Khmer. Trong đó, Wat Phnom nổi lên như một điểm đến linh thiêng đầy bí ẩn. LỊCH SỬ CHÙA WAT PHNOM Chùa Wat Phnom toạ lạc tại thủ đô Phnom Penh, được xem là một trong những...