Kinh tế Australia phục hồi ấn tượng bất chấp dịch COVID-19
Số liệu chính thức do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 3/3 cho thấy trong quý 4/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Australia tăng 3,1%, duy trì đà tăng của 3,4% của quý trước đó.
Nhà hát Opera House ở Sydney. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Nền kinh tế Australia tiếp tục phục hồi ấn tượng sau cuộc khủng hoảng do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra.
Số liệu chính thức do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 3/3 cho thấy trong quý 4/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Australia tăng 3,1%, duy trì đà tăng của 3,4% của quý trước đó.
Đây là lần đầu tiên trong 6 thập kỷ, GDP của Australia tăng hơn 3% trong nhiều quý liên tiếp. Tuy nhiên, tính cả năm 2020, kinh tế Australia vẫn giảm 1,1% do đại dịch COVID-19 khiến nền kinh tế sụt giảm kỷ lục 7,7% trong quý 2/2020 và rơi vào suy thoái lần đầu tiên kể từ năm 1991.
Cũng theo ABS, điều đáng chú ý trong quý 4/2020 là kinh tế vẫn tăng trưởng 3,1% dù rằng các khoản hỗ trợ kinh tế trực tiếp của chính phủ liên bang đã giảm 50%.
Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg đánh giá đà phục hồi trên cho thấy nền kinh tế nước này có thể vượt qua giai đoạn chính phủ dừng áp dụng các biện pháp kích thích kinh tế.
Video đang HOT
Ông Frydenberg nhận định: “Điều đáng mừng từ những con số thống kê này là khi các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp từng bước được cắt giảm, khu vực kinh tế tư nhân lại khởi sắc.”
Giới phân tích nhận định các động lực chính dẫn đến sự phục hồi ấn tượng của nền kinh tế Australia chính là khoản hỗ trợ lên tới 11,9 tỷ AUD cho chương trình “Giữ việc làm” và thúc đẩy chi tiêu của chính phủ.
Trong nhiều tháng trở lại đây, số lượng người lao động Australia tìm được việc làm mới hoặc quay trở lại với công việc từng bị gián đoạn trong giai đoạn dịch bệnh liên tục tăng.
Chỉ riêng trong tháng đầu tiên của năm 2021, với hơn 29.000 việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp tại Australia hiện chỉ còn 6,4%, giảm so với mức 6,6% được ABS ghi nhận trong tháng cuối của năm 2020.
Tính đến tháng 1/2021, gần 13 triệu người Australia đang tham gia lực lượng lao động dưới các hình thức khác nhau, xấp xỉ con số của tháng 3 năm ngoái khi nền kinh tế nước này bắt đầu lao dốc do tác động của đại dịch COVID-19 .
Facebook đạt thỏa thuận với Australia
Facebook sẽ bỏ chặn nội dung tin tức trên nền tảng mạng xã hội của mình trong khi chính phủ Australia sẽ điều chỉnh quy định yêu cầu trả tiền cho tin tức.
Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg và Bộ trưởng Truyền thông Australia Paul Fletcher hôm 23/2 cho biết Facebook sẽ bỏ chặn hiển thị nội dung các trang tin tức của nước này.
"Facebook cho biết có ý định khôi phục các trang tin tức của Australia trong những ngày tới", theo thông báo từ các bộ trưởng.
Ông Frydenberg và ông Fletcher cho biết thêm chính phủ sẽ sửa đổi thêm Quy tắc thương lượng truyền thông tin tức, dự luật trước đó yêu cầu Facebook và Google phải đàm phán với các hãng tin để trả tiền cho nội dung.
(Ảnh minh họa)
Facebook cho biết họ "rất vui" khi công ty đạt được thỏa thuận với chính phủ.
"(Chúng tôi) đánh giá cao các cuộc thảo luận mang tính xây dựng với Bộ trưởng Frydenberg và Bộ trưởng Fletcher trong tuần qua", công ty cho biết.
"Sau khi thảo luận thêm, chúng tôi hài lòng rằng chính phủ Australia đã đồng ý với một số thay đổi và đảm bảo giải quyết mối quan tâm chính của chúng tôi, về việc cho phép các thỏa thuận thương mại công nhận giá trị mà nền tảng của chúng tôi cung cấp cho nhà xuất bản, so với giá trị mà chúng tôi nhận được từ họ", Facebook nói.
"Từ kết quả của những thay đổi này, giờ đây chúng tôi có thể nỗ lực đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực báo chí vì lợi ích công và khôi phục tin tức trên Facebook cho người dân Australia trong những ngày tới".
Các sửa đổi đối với dự luật bao gồm "quy tắc trọng tài" mà cả Google và Facebook đều phản đối mạnh mẽ. Theo quy tắc này, nếu không đạt được thỏa thuận, các nhà xuất bản tin tức và nền tảng kỹ thuật số sẽ trình đề xuất cho một "trọng tài" độc lập, người sẽ đưa ra quyết định.
Các sửa đổi cũng sẽ nhằm "làm rõ hơn" những điều được quy định trong dự luật. Theo đó, các nền tảng kỹ thuật số (như Facebook) sẽ được xem xét xem "có đóng góp lớn cho sự bền vững của ngành công nghiệp tin tức Australia hay không".
Seven West Media, Nine, News Corp và Guardian đều đã ký thỏa thuận nội dung với Google để hiển thị nội dung của họ trên nền tảng News Showcase của Google.
Facebook muốn đưa dịch vụ Facebook News của mình đến Australia, nhưng vẫn chưa ký bất kỳ thỏa thuận nào với các nhà xuất bản địa phương.
Ông Josh Frydenberg cho biết những thay đổi này sẽ khuyến khích đối thoại giữa các nhà xuất bản và các nền tảng kỹ thuật số lớn.
Ông Frydenberg nói: "Những sửa đổi này cũng tạo thêm động lực cho các bên tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại ngoài Bộ quy tắc - một điểm trọng tâm mà chính phủ đang áp dụng để thúc đẩy hoạt động báo chí vì lợi ích cộng đồng bền vững hơn ở Australia".
Australia và các công ty công nghệ bước vào "cuộc chiến" chưa từng có liên quan đến dự luật yêu cầu trả tiền cho nội dung tin tức. Một số nước khác như Canada và Anh cũng bày tỏ sự quan tâm và xem xét thực hiện các động thái tương tự.
Facebook, trước đó, trong phản ứng phản đối dự luật, chặn hiển thị tất cả nội dung tin tức và một số tài khoản chính phủ, phi chính phủ tại Australia, dù công ty cho biết việc các tổ chức phi tin tức bị ảnh hưởng là vô tình.
Số đơn xin tị nạn tại EU giảm xuống mức thấp nhất trong 8 năm Số đơn xin tị nạn tại Liên minh châu Âu (EU) đã giảm 31% trong năm 2020 xuống mức thấp nhất trong 8 năm qua, trong bối cảnh các nước áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Người xin tị nạn tại Hy Lạp. Ảnh tư...