Kinh tế 9 tháng năm 2016 qua những con số đáng chú ý
Bội chi cao, tăng trưởng GDP không đạt yêu cầu, đặc biệt mức xuất khẩu đang giảm, số doanh nghiệp (DN) thành lập mới tăng là những dữ liệu điển hình của kinh tế trong 9 tháng qua theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Cụ thể, dựa vào số liệu tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm 2016 so với các cùng kỳ của 6 năm về trước, tăng trưởng GDP 9 tháng qua qua thấp hơn hẳn so với cùng kỳ năm 2015, 2010, 2012 và chỉ nhỉnh hơn so với tăng trưởng trong cùng kỳ các năm như 2012, 2013, 2014.
Mặc dù trong 3 quý vừa qua thì quý III/2016 có mức tăng trưởng GDP cao nhất, song sự suy giảm chung đã kéo giảm tăng trưởng của 9 tháng trong năm. Đáng chú ý, tăng trưởng ngành nông nghiệp ngày càng thấp, trong đó 9 tháng qua ngành này chỉ tăng chưa đầy 1%, có thời điểm ghi nhận tăng trưởng âm.
Nguyên nhân là do hạn hán ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên; xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long và đặc biệt tác động của sự cố môi trường do Formosa xả chất thải ra biển khiến cá chết tại 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, làm giảm khả năng đánh bắt, thiệt hại trực tiếp đến ngành nuôi trồng thủy sản địa phương.
Video đang HOT
Về cân đối ngân sách, 9 tháng đầu năm, chi ngân sách đã vượt lên con số hơn 800.000 tỷ đồng, trong khi nguồn thu ngân sách không gia tăng, nguồn chi ngày càng lớn khiến số bội chi ngân sách rất tăng hơn chục nghìn tỷ so với cùng kỳ các năm trước. Nỗi ám ảnh bội chi và nợ công đối với nền kinh tế đang ngày một nặng nề.
Về thương mại, dù Việt Nam tiếp tục xuất siêu, song tháng 9 ghi nhận nhập siêu hơn 100 triệu USD, trong số đó, DN FDI vẫn đạt mức xuất siêu lớn, có giá trị gia tăng cao; khu vực DN Nhà nước, DN trong nước nhập siêu lớn. Tổng cục Thống kê khẳng định, kim ngạch xuất khẩu 9 tháng năm nay tăng thấp chủ yếu do giá xuất khẩu bình quân giảm 3,14% so với cùng kỳ, trong đó nhóm hàng nông sản thực phẩm giảm 5,8%, nhóm hàng nhiên liệu giảm 29,6%.
9 tháng đầu năm cũng ghi nhận những tín hiệu vui từ khu vực DN, trong đó nhờ môi trường đầu tư và kinh doanh cải thiện nên chỉ số DN thành lập mới tăng cao hơn gần 20.000 so với cùng kỳ năm trước, số DN quay trở lại cũng tăng đột biến, ngược lại số DN phá sản, chờ phá sản đã giảm hơn 1.000 DN so với cùng kỳ năm trước.
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
Mỗi ngày ngân sách Nhà nước bội chi 571 tỷ đồng!
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 15/9/2016, ngân sách Nhà nước đã bội chi 154.200 tỷ đồng, trong khi đó chi ngân sách vẫn tập trung chủ yếu vào chi thường xuyên với khoảng 70%, chi cho đầu tư, trả nợ chỉ chiếm trên 28% tổng nguồn vốn cấp.
Trong đó, tổng thu ngân sách tính đến thời điểm 15/9 là 665.200 tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt hơn 530.000 tỷ đồng. Cùng thời điểm, tổng chi ngân sách đạt hơn 819.400 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển là 130.200 tỷ đồng (chiếm 16% tổng chi); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 574,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 70%); chi trả nợ hơn 109.000 tỷ đồng (13%)...
Xe công ngốn ngân sách mỗi năm 320 triệu đồng/xe. Hiện cả nước có khoảng 40.000 chiếc xe công (ảnh Bích Diệp)
Như vậy, xét cân đối thu - chi của ngân sách tính đến nửa đầu tháng 9/2016, ngân sách Nhà nước bội chi thêm 154.200 tỷ đồng. Tính ra, mỗi ngày, ngân sách Nhà nước bội chi khoảng trên 570 tỷ đồng.
Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt thấp do ảnh hưởng của giá dầu giảm và tác động của chuyển hướng thương mại, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhập khẩu khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTAs).
Trước đó, đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, hiện trần nợ công của Việt Nam gần như chạm ngưỡng 65% mà Quốc hội đề ra. Bội chi ngân sách là 5,7% đã và đang đặt ra thách thức lớn cho nền kinh tế vĩ mô, trong khi giá dầu giảm, thuế nhập khẩu được bãi bỏ dần và kinh tế tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng... Bên cạnh đó, các yếu tố tăng trưởng tĩnh như (lao động giá rẻ, tài nguyên, thâm dụng vốn và dựa vào đầu tư nước ngoài) đã cạn kiệt và không tạo xung lực mới, trong khi các yếu tố tăng trưởng động như: nền kinh tế sáng tạo, khát vọng khởi nghiệp, liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu hay nền kinh tế xanh - sạch vẫn chưa phát triển tốt.
Ngoài bội chi ngân sách, đáng chú ý trong báo cáo của Tổng cục Thống kê là số tiền ngân sách Nhà nước đầu tư 9 tháng qua ước đạt 180 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn trung ương quản lý đạt 42.600 tỷ đồng, vốn địa phương quản lý gấp hơn 3 lần đạt 137.400 tỷ đồng.
Trong các đơn vị cấp Bộ sử dụng kinh phí lớn nhất, có Bộ Giao thông - Vận tải được đầu tư ngân sách hơn 15.400 tỷ đồng (chiếm gần 40% tổng vốn trung ương quản lý); tiếp theo là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 5.059 tỷ đồng; Bộ Y tế 1.983 tỷ đồng; Bộ Giáo dục và Đào tạo 1.947 tỷ đồng... Riêng một số cơ quan Bộ được cấp kinh phí thấp nhất là Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ 215 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ và Bộ Thông tin và Truyền thông là 88 tỷ đồng
Về quản lý vốn và cấp phát vốn cho địa phương, số tiền của 63 địa phương quản lý nhiều hơn gấp 3 lần so với số tiền trung ương quản lý, với số tiền hơn 137.400 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp tỉnh đạt hơn 96.700 tỷ đồng (chiếm 70%), ngân sách cấp huyện là 33.500 tỷ đồng, tăng 7,5%; vốn ngân sách Nhà nước cấp xã đạt 7.200 tỷ đồng...
Nguyễn Tuyền
Theo Dantri
GDP 9 tháng đầu năm tăng 5,93% Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2016 ước tính tăng 5,93% so với cùng kỳ năm trước, tiếp tục xu hướng tăng trưởng GDP quý sau cao hơn quý trước. Ảnh minh họa. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi họp báo của Tổng cục Thống kê sáng ngày 29/9. Cụ thể, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống...