Kinh phí sửa chữa hư hỏng quốc lộ 5 quá lớn, doanh nghiệp thu phí không đáp ứng kịp
Bộ GTVT cho rằng, kết cấu mặt đường quốc lộ 5 xuống cấp nhanh dẫn đến chi phí sửa chữa lớn hơn phương án tài chính của Hợp đồng BOT nên doanh nghiệp phải tính toán, cân đối.
Trả lời cử tri về việc quốc lộ 5 xuống cấp, gây mất ATGT, Bộ GTVT cho biết, dự án đầu tư, nâng cấp QL5 được đầu tư xây dựng từ năm 1996 bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản và vốn đối ứng từ ngân sách Nhà nước, hoàn thành đưa vào khai thác năm 1998.
Từ ngày 1/1/2016, tuyến đường này được bàn giao cho Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính (Vidifi) khai thác, quản lý bảo trì bằng vốn của doanh nghiệp, để hoàn vốn cho dự BOT đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Sau khi được giao nhiệm vụ quản lý, bảo trì QL5, Vidifi đã triển khai bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa các hư hỏng, hằn lún vệt bánh xe…
Quốc lộ 5 xuống cấp, hư hỏng nhiều đoạn nhưng việc sửa chữa không kịp thời, gây mất ATGT
Video đang HOT
Tuy nhiên, kinh phí dành cho công tác duy tu, bảo dưỡng hàng năm còn thấp cho nên việc bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa chưa đáp ứng so với yêu cầu thực tế.
Tháng 7/2019, Bộ GTVT đã có có công văn tăng cường đảm bảo ATGT trên QL5, giao Tổng cục Đường bộ chỉ đạo Vidifi rà soát, bố trí kinh phí để sửa chữa các vị trí hư hỏng trên đoạn tuyến QL5.
Hiện nay, Vidifi đã lập phương án, dự toán kinh phí để thực hiện theo quy định. Tuy nhiên, do lưu lượng phương tiện quá lớn, ý thức tham gia giao thông của một số người điều khiển phương tiện còn hạn chế nên gây khó khăn trong việc tổ chức giao thông.
Đồng thời, việc đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư dọc hai bên tuyến QL5 không đồng bộ với phát triển hạ tầng (đường gom, cầu vượt, điểm đấu nối dân sinh), tình trạng lấn chiếm hành lang hai bên tuyến làm thu hẹp lòng đường, gây mất ATGT; tình trạng xe quá tải lưu thông trên tuyến khiến kết cấu mặt đường xuống cấp nhanh dẫn đến chi phí sửa chữa lớn hơn phương án tài chính của Hợp đồng BOT.
Do vậy, Vidifi phải tính toán, cân đối và ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện sửa chữa những vị trí, công việc thực sự cần thiết.
Bên cạnh việc sửa chữa, Tổng cục Đường bộ Việt nam xem xét, điều chỉnh giảm tốc độ cho phép đối với các phương tiện, trước mắt cắm biển hạn chế tốc độ tại một số nút giao, điểm mở sang đường.
Đồng thời, tổ chức phân luồng giao thông cho các xe container theo giờ để tránh giờ cao điểm, giảm tải ùn tắc; tăng cường vận tải bằng đường sắt để giảm áp lực vận tải trên QL5.
Hà Nội đề xuất cơ chế đặc thù đầu tư đường vành đai 4 và 5
UBND TP Hà Nội vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư tuyến đường vành đai 4, vành đai 5.
Cầu Xuân Cẩm nối Hiệp Hòa (Bắc Giang) và Sóc Sơn ( Hà Nội) nằm trong Dự án đường vành đai 4 trên địa phận tỉnh Bắc Giang
Cụ thể, UBND TP. Hà Nội đề xuất Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cơ chế, chính sách có tính đặc thù riêng trong huy động vốn, kêu gọi đầu tư, thủ tục đầu tư để Bộ GTVT và UBND các tỉnh, thành phố có tuyến đường vành đai 4, vành đai 5 - Vùng Thủ đô đi qua tổ chức triển khai đầu tư.
Đồng thời, đề xuất Bộ GTVT chủ trì nghiên cứu, thực hiện triển khai đầu tư toàn bộ tuyến đường vành đai 5 kết nối 8 tỉnh, thành phố để đảm bảo tính kết nối đồng bộ trên toàn tuyến.
Tuyến đường vành đai 4 được xác định là một trong những công trình giao thông quan trọng, tập trung kêu gọi đầu tư của Hà Nội.
Hiện Hà Nội đang tiến hành xem xét hồ sơ đề xuất 3 dự án đầu tư theo hình thức PPP của một số nhà đầu tư trong nước (2 dự án BT và 1 dự án BOT) gồm: Đoạn từ cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Quốc lộ 32 - cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ dài 34 km, có tổng mức đầu tư 16.277 tỉ đồng do Tập đoàn T&T đề xuất đầu tư theo hình thức BT.
Đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 13,9km, có tổng mức đầu tư 9.800 tỉ đồng của liên danh Công ty CP Đầu tư xây dựng công trình giao thông Phương Thành và Công ty CP Đầu tư phát triển hạ tầng Nguyên Minh đề xuất theo hình thức BOT (bao gồm cả cầu Mễ Sở và hai đầu cầu). Hiện UBND TP. Hà Nội đang xem xét kiến trúc cầu.
Cầu Hồng Hà và đường dẫn dài 6 km, tổng mức đầu tư 9.876 tỉ đồng của Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn đề xuất. Cầu Hồng Hà có phía Bắc tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía Nam cầu tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.
Tính đến tháng 5/2020, trên tuyến vành đai 5 mới chỉ đầu tư đưa vào khai thác cầu Vĩnh Thịnh vượt sông Hồng có tổng mức đầu tư 170 triệu USD do Bộ GTVT thực hiện, các đoạn còn lại chưa có nghiên cứu dự án.
Theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, đường vành đai 4 Hà Nội là có chiều dài toàn tuyến là 136,6 km; đi qua 16 quận, huyện, thị xã, thành phố, gồm: Phúc Yên (Vĩnh Phúc), Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, Sóc Sơn (Hà Nội), Văn Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm (Hưng Yên), Từ Sơn, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành (Bắc Ninh); Việt Yên và Hiệp Hòa (Bắc Giang). Đường vành đai 4 sẽ vượt các sông Hồng, sông Đuống và sông Cầu.
Đường vành đai 5 quy hoạch đi qua địa giới hành chính của 36 quận, huyện, thành phố trực thuộc 8 tỉnh, thành: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
Trong đó, đoạn qua TP. Hà Nội dài khoảng 48 km; qua tỉnh Hòa Bình 35,4 km; qua tỉnh Hà Nam 35,3 km; qua tỉnh Thái Bình 28,5 km; qua tỉnh Hải Dương 52,7 km; qua tỉnh Bắc Giang 51,3 km; qua tỉnh Thái Nguyên 28,9 km, qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc 51,5 km.
Tổng chiều dài toàn tuyến đường vành đai 5 khoảng 331,5 km (không bao gồm khoảng 41 km đi trùng các đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, Hà Nội - Thái Nguyên, Nội Bài - Lào Cai và quốc lộ 3).
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tự "nghiêm khắc phê bình" vì chậm triển khai ETC Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể tự nhận hình thức "nghiêm khắc phê bình, rút kinh nghiệm" về việc không đảm bảo tiến độ triển khai hệ thống thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng (ETC). Các trạm ETC không đạt tiến độ đề ra là phải triển khai...