Kinh nguyệt nhiều nên ăn gì?
Kinh nguyệt là điều rắc rối, phiền toái cho phụ nữ.
Sẽ khó chịu hơn khi những ngày đến tháng, nhiều chị em máu kinh quá nhiều, có người phải ngưng nghỉ mọi hoạt động, có người bị mệt mỏi, nhợt nhạt… khiến sinh hoạt bị đảo lộn.
Các món cháo dưới đây sẽ là liệu pháp tối ưu cho các chị có quá nhiều kinh nguyệt tham khảo:
Cháo nhân sâm, đỗ tương: nhân sâm 10, đỗ tương 20g, đường đỏ và nước đủ dùng. Đỗ tương rửa sạch, ngâm nước khoảng 1 tiếng. Cho nhân sâm và đỗ tương vào nồi, đổ nước hầm tới khi đỗ tương chín nhừ, nêm đường đỏ vào là dùng được. Ăn mỗi ngày 1 thang, ăn trong vòng 3 ngày liên tục. Món ăn có tác dụng bổ máu, ích khí, những người hay bị mệt mỏi, mất máu nhiều khi có kinh nguyệt sử dụng rất thích hợp.
Cháo hạt sen, lệ chi (vải): hạt sen 50g, vải 10 quả, gạp tẻ 50g, đường đỏ, nước đủ dùng. Gạo, hạt sen vo sạch. Cho cả 3 thứ trên vào nồi, đổ nước hầm nhừ thành cháo, nêm đường đỏ vào đun sôi là dùng được. Mỗi ngày ăn 1 thang trong vòng 15 ngày. Món ăn có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, thích hợp với những người bị rong huyết, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu.
Cháo cá chép nước hoa đậu răng ngựa: thịt cá chép 250g, gạo tẻ 150g, 30g nước hoa đậu răng ngựa. Gạo tẻ vo sạch, cho nước hoa đậu răng ngựa nấu thành cháo. Cá chép rửa sạch, đem xào qua với hành và dầu ăn. Cháo chín, đổ cá vào quấy đều, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết, những người thiếu máu, đến kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu nên sử dụng.
Video đang HOT
Cháo thịt bò, cà rốt, rau cần: thịt thăn bò 100g, gạo tẻ 50g, cà rốt 1 củ, rau cần 1 mớ. Rau cần bỏ rễ, rửa sạch cắt khúc. Gạo tẻ vo sạch nấu thành cháo. Thịt bò rửa sạch, luộc chín thái mỏng. Cà rốt thái hạt lựu. Phi thơm hành tỏi, cho rau cần và cà rốt lên xào chín rồi đổ ra bát, múc cháo vào rồi cho thịt bò xắt mỏng lên bát, trộn đều. Ăn nóng. Món ăn có tác dụng bổ tì, ích huyết, chống mệt mỏi.
BS. Đào Sơn
Theo Suckhoedoisong.vn
Kinh nguyệt không đều dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh cực nguy hiểm có thể là ung thư
Kinh nguyệt không đều dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh cực nguy hiểm có thể là ung thư cần đi khám ngay kẻo hối hận thì quá muộn.
Tình trạng kinh nguyệt không đến vào đúng ngày dự định hay kinh nguyệt ra không đều thì nhiều khả năng là cơ thể bạn đang gặp vấn đề lớn tới sức khoẻ.
1. Bạn đang bị ung thư
Rosser giải thích: "Thật không vui khi nghĩ đến nguyên nhân này, nhưng việc chảy máu bất thường có thể liên quan đến ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung và sarcoma tử cung (một loại ung thư của mô cơ tử cung)."
Nhưng bà nhấn mạnh rằng phụ nữ không nên hoảng sợ về bệnh ung thư, vì ung thư chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ gây ra hiện tượng chảy máu bất thường. Rosser khẳng định, đa phần những vấn đề liên quan đến kinh nguyệt đều do những nguyên nhân lành tính.
2. Nguy cơ vô sinh
Ngoài nguy cơ mắc bệnh phụ khoa thì hiện tượng kinh nguyệt không đều còn có thể do hội chứng đa nang buồng trứng gây ra. Những người mắc bệnh đa nang buồng trứng, phần lớn thường có tỉ lệ vô sinh rất cao và nếu không được điều trị kịp thời thì còn có thể gây ra ung thư nội mạc tử cung, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và tính mạng.
Qua đó, bạn có thể thấy hiện tượng kinh nguyệt không đều đang ngầm cảnh báo những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như thế nào đối với cơ thể chúng ta. Do đó, nếu thấy có hiện tượng này thì tuyệt đối đừng nên chủ quan bỏ qua mà nên đi khám và điều trị càng sớm càng tốt, tránh để lại hậu quả gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản về sau.
3. Mắc bệnh phụ khoa
Hiện tượng kinh nguyệt không đều cũng có thể là biểu hiện ngầm cảnh báo của một vài bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, ung thư buồng trứng... Nghiêm trọng hơn, nếu không tìm hiểu và chữa trị kịp thời thì còn có thể chuyển thành ung thư ác tính, gây nguy hại đến sức khoẻ về lâu về dài.
4. Bạn đang bị ảnh hưởng bởi thuốc
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ. Một số có thể thay đổi chu kì của bạn. Những loại thuốc kiểm soát sinh sản thông qua nội tiết tố như thuốc viên, chích ngừa, cấy ghép,... đều có thể gây chảy máu bất thường và đôi khi làm biến mất kì kinh nguyệt hoàn toàn.
Một loại thuốc chống ung thư vú tên là Tamoxifen, hay các chất làm loãng máu, hoá trị liệu, kháng sinh hay thuốc chống rối loạn thần kinh cũng ảnh hưởng nhiều đến chu kì của bạn.
5. Bạn đang hút quá nhiều thuốc lá
Rosser nói: "Chúng tôi cũng thấy rằng hút thuốc lá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chu kì kinh nguyệt". Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), không có gì đáng ngạc nghiên khi các nghiên cứu chỉ ra rằng hút thuốc lá có hại cho "gần như mọi cơ quan của cơ thể".
6. Mắc bệnh vùng kín
Theo Rosser, các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, giang mai, chlamydia... có thể gây ra chảy máu giữa các kì kinh nguyệt mà chúng ta thậm chí không thể kiểm tra ra, ví dụ như bệnh viêm vùng chậu.
Bên cạnh đó, chảy máu bất thường có thể bắt nguồn từ căn bệnh u xơ tử cung.
Theo Phunutoday
Sự thực quan hệ sau sinh có thai không? Sau khi sinh, nhiều chị em chưa có kinh nguyệt, nên chủ quan không dùng các biện pháp tránh thai. Vì thế, quan hệ sau sinh có thai không là vấn đề nhiều cặp vợ chồng lo lắng, do chưa sẵn sàng để chào đón thêm một thành viên mới nữa. Quan hệ sau sinh nên dùng biện pháp tránh thai an toàn....