Kinh nguyệt nhiều hay ít thì có hại?
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày “đèn đỏ” nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người. Thế nhưng, lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật.
Kinh nguyệt nhiều hay ít còn phụ thuộc các yếu tố như: chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng (chủ yếu là nhóm vitamin có liên quan đến hoạt động nội tiết sinh dục như A, C, E), sử dụng nhiều đồ uống có cồn, đồ uống chứa caffeine, nước ngọt có ga…
Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay dài, lượng máu ra trong những ngày “đèn đỏ” nhiều hay ít còn phụ thuộc vào cơ địa, điều kiện sức khỏe của mỗi người. Ảnh minh họa
Nhiều chị em băn khoăn về lượng kinh của mình, người thì than là nhiều quá, người thì kêu ít quá, rồi lại lúc nhiều, lúc ít… Điều quan trọng là chu kỳ kinh nguyệt của chị em phải đều và không có dấu hiệu bất thường như chậm kinh, rút ngắn kỳ kinh, máu kinh có mùi hôi…
Tuy nhiên, một vấn đề khác liên quan đến kinh nguyệt mà chị em cũng cần hết sức lưu ý là: lượng kinh nguyệt quá ít hay quá nhiều đều là những dấu hiệu của bệnh tật. Vì sao vậy?
Kinh nguyệt ra nhiều
Rất khó để xác định chính xác kinh nguyệt ra nhiều là gì vì chúng khác nhau ở mỗi người phụ nữ. Có thể tình trạng này là bình thường ở một số người nhưng có thể là sự bất thường ở người khác. Hầu hết phụ nữ sẽ mất ít hơn 80ml trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, trung bình là khoảng 50 – 80ml. Thế nên, chảy máu kinh nguyệt nhiều được định nghĩa là mất từ 80ml máu trở lên trong mỗi kỳ kinh, hoặc có kinh kéo dài hơn 7 ngày hoặc cả hai yếu tố này cùng xảy ra.
Một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tình trạng kinh nguyệt ra nhiều đó là: Phải thay băng vệ sinh 2 giờ/ lần; Có cục máu đông lớn hơn 2,5cm; Máu kinh chảy nhiều ra quần áo hoặc giường. Việc mất nhiều máu đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hoặc không, tùy thuộc vào thể chất chung và các yếu tố cá nhân khác.
Nguyên nhân phổ biến nhất của kinh nguyệt ra nhiều là:
Do tử cung không thể co bóp đúng cách. Các cơn co thắt của tử cung thường giúp làm bong lớp niêm mạc của tử cung và đảm bảo rằng máu không kéo dài quá lâu.
Các cơ của tử cung bị ngăn cản không cho co bóp đúng cách nếu các khối u lành tính lớn hơn như u xơ hoặc polyp cản đường.
Dải mô sẹo trong tử cung cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra kinh nguyệt nhiều và viêm nhiễm trong tử cung hoặc ống dẫn trứng.
Rối loạn nội tiết tố, rối loạn đông máu.
U xơ.
Video đang HOT
Lạc nội mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung.
Bệnh viêm vùng chậu (PID).
Ung thư tử cung.
Buồng trứng đa nang.
Suy giáp.
Bệnh tiểu đường.
Kinh nguyệt quá ít
Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể… Nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nào đó trong người như thiếu máu, bệnh gan, đái tháo đường, do chế độ dinh dưỡng không tốt, nội tiết không điều hòa, bị lao bộ phận sinh dục, dính cổ tử cung… Kinh nguyệt ra ít do có thai ngoài tử cung . Khi có thai, phụ nữ sẽ bị mất kinh nguyệt. Nhưng cũng có một số ít trường hợp phụ nữ vẫn có kinh khi có thai nhưng với số lượng rất ít.
Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ít là:
Thay đổi cân nặng có thể khiến chu kỳ kinh kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường, cùng với đó là lượng kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều hơn.
Sự mất cân bằng về tâm lý như: stress, lo lắng, trầm cảm, sốc tâm lý…
Do mắc bệnh cường giáp.
Do sử dụng các các biện pháp tránh thai không phù hợp như: uống thuốc tránh thai, dùng miếng dán tránh thai, dùng vòng tránh thai nội tiết…
Do đến tuổi mãn kinh.
Kinh nguyệt tháng nhiều tháng ít
Nếu thấy kinh nguyệt có dấu hiệu thất thường tháng nhiều tháng ít, bạn nên suy nghĩ tới khả năng do bạn bị rối loạn sức khỏe và tinh thần, áp lực căng thẳng hoặc do mắc một số căn bệnh phụ khoa, bệnh u xơ tử cung, viêm nhiễm tử cung, rối loạn chức năng gan…
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều cần phải kể đến chính là do mất cân bằng nội tiết tố. Hiện tượng này xảy ra do lượng hormone trong máu có sự thay đổi. Nó không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến cho nhan sắc phái đẹp bị suy giảm mà còn là tác nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra còn do vô số các nguyên nhân khác như thay đổi cân nặng, rối loạn tuổi mãn kinh, phụ nữ sau sinh, các tác dụng phụ của thuốc…
Lời khuyên của bác sĩ
Chị em cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình kéo dài bao lâu, lượng máu kinh mất đi, số băng vệ sinh sử dụng mỗi ngày… nhằm phát hiện sớm những tình huống, tránh ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc. Tốt nhất 6 tháng phải đi khám phụ khoa một lần để tầm soát và phát hiện những dấu hiệu bệnh, từ đó kiểm tra tìm nguyên nhân và có hướng can thiệp điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Những vật dụng không nên để quên trong ô tô của bạn
Một số vật dụng có thể gây phát nổ trên ô tô nếu không được đặt đúng vị trí. Mặc dù ô tô có thể giúp bạn đồ dùng tốt hơn xe máy, tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng cất được trong ô tô
Ngoài việc trang bị những kiến thức lái xe an toàn thì chúng ta cũng cần tìm hiểu thêm những vật dụng không nên đặt trên xe ô tô. Bởi những rủi ro mất an toàn cho phương tiện, sức khỏe con người có thể xuất phát từ những thói quen sử dụng, bố trí đồ đạc trên xe không đúng cách.
Thuốc
Thuốc có thể bị biến đổi thành phần khi bạn để quên trên xe ô tô. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Tờ The Sun cho biết, phần lớn thuốc đều nên giữ ở nhiệt độ phòng. Nếu chúng ta để chúng trong xe dưới điều kiện nắng nóng hay mưa lạnh thất thường của thời tiết, hoặc gặp nhiệt độ cao trong xe khi không sử dụng, thuốc của bạn có thể bị biến đổi các thành phần hóa học, hoặc giảm tác dụng.
Trẻ nhỏ
Đã có rất nhiều thương tâm đã xảy ra vì phụ huynh bỏ quên con trong xe khiến chúng bị sốc nhiệt. Ngay cả một khoảng thời gian ngắn như 10 phút cũng hoàn toàn không an toàn với những đứa trẻ.
Điều này tương tự với các vật nuôi, thú cưng của bạn, chúng cũng sẽ bị sốc nhiệt nếu như bị nhốt trong ô tô kín.
Kem chống nắng
Theo The Sun, các thành phần trong kem chống nắng có thể khiến loại kem này phát nổ khi gặp nhiệt hoặc ít nhất là giảm đáng kể tác dụng của chúng.
Nước ngọt có ga
Khi thời tiết oi bức, nhiều người sẽ mang các loại nước ngọt có gas hoặc nước khoáng ướp lạnh lên xe để thưởng thức. Tuy nhiên, ngay cả khi không để dưới ánh nắng trực tiếp, dưới tác động của nhiệt độ, lượng gas trong những chai (lon) bị giãn nở, và có thể phát nổ bất cứ lúc nào.
Chai nước bằng nhựa, thủy tinh
Có thể bạn thấy rằng những vật dụng này vô hại cho xe, nhưng khi gặp thời tiết nắng nóng, dưới ánh sáng mặt trời, chai nước bằng nhựa trong và thủy tinh sẽ trở thành thấu kính hội tụ, tập trung tia sáng vào một điểm. Nếu điểm sáng này chiếu vào vật liệu dễ cháy như giấy, da thì chiếc xe của bạn có thể sẽ bị thiêu rụi.
Chai nhựa trong suốt cũng có thể là tác nhận gây ra các vụ cháy nổ trên chiếc xe ô tô yêu quý của bạn. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bình chữa cháy kém chất lượng, bật lửa...
Bình chữa cháy là vật dụng bắt buộc phải có đối với xe trên 9 chỗ ngồi tại Việt Nam. Với các bình chữa cháy đúng chuẩn sẽ chịu được mức nhiệt độ tối đa lên tới 60 độ C, tuy nhiên với loại kém chất lượng có nhiệt độ bảo quản thấp hơn, thì có thể không đáp ứng được nhiệt độ của ca- bin xe khi đỗ dưới trời nắng nóng và dẫn tới phát nổ. Bên cạnh đó việc đặt bình chữa cháy ở nơi chịu ánh sáng và sức trực tiếp cũng có thể tăng thêm nguy cơ phát nổ.
Tương tự, bật lửa cũng là vật dụng nên thận trọng khi sử dụng và cất trữ trên xe ô tô của bạn, vì khi gặp nhiệt độ cao hay bị ánh sáng mặt trời chiếu vào, khí gas trong bật lửa sẽ giãn nở và dẫn đến phát nổ.
Thiết bị điện tử
Nhiều người vẫn có thói quen để điện thoại di động, máy tính, máy tính bảng... trong xe ô tô để phục vụ công việc, và thậm chí để lại chúng trong xe để đi thực hiện công việc nào đó mà đỡ mất công cầm theo.
Tuy nhiên việc này có thể gia tăng tỉ lệ trộm cắp đồng thời còn làm giảm tuổi thọ của các thiết bị điện tử.
Bên cạnh đó, các thiết bị này còn tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ nếu để ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Pin của các thiết bị này có thể rò rỉ axit ra ngoài, gây hư hại cho nội thất hay khách hàng, đặc biệt khi bị quá nhiệt, pin có thể phát nổ
Tác động của cà phê lên não Các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ những tác động cả tốt và xấu của việc uống cà phê thường xuyên. Những lợi ích sức khỏe của cà phê luôn là chủ đề được tranh luận sôi nổi. Một số người nhận định loại đồ uống chứa caffeine hoàn toàn lành mạnh trong khi những người khác cho rằng có những hậu quả...