Kinh nguyệt lần đầu tới sớm… nguy cơ mắc bệnh cao
Những người phụ nữ có chu kỳ đầu tiên sớm hơn có thể mang những yếu tố dẫn tới bệnh tật’ Shirazian giải thích.
Bạn có nhớ khi nào bị kinh nguyệt lần đầu tiên ghé thăm? Nếu không nhớ rõ thì hãy nhớ kỹ lại bởi rất có thể bác sỹ của bạn sẽ hỏi điều đó.
Thời gian qua, nhiều nghiên cứu đã liên kết độ tuổi lần đầu có kinh nguyệt với nguy cơ mắc các bệnh dị ứng, bệnh tim, bệnh tiểu đường và ung thư.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết chính xác, nhưng có thể có mối liên quan với cân nặng của bạn khi chu kỳ tới. Taraneh Shirazian – Bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York cho biết ‘Estrogen gắn liền với chất béo’.
Do đó, nếu có kinh nguyệt khi còn trẻ, đó có thể là đầu mối tiết lộ bạn đã sớm đạt trọng lượng thông thường của người trường thành, từ đó bắt đầu đặt bản thân vào nguy cơ bệnh béo phì và những hệ lụy liên quan của căn bệnh này.
Đôi khi đó là do di truyền. ‘Những người phụ nữ có chu kỳ đầu tiên sớm hơn có thể mang những yếu tố dẫn tới bệnh tật’ Shirazian giải thích. Dưới đây nói về nguy cơ sức khỏe của bạn dựa vào mối liên quan với thời gian lần đầu kinh nguyệt tới.
Người có kinh nguyệt từ 10 tuổi trở xuống có tỉ lệ mắc bệnh tim hơn 27%, huyết áp cao 20%, và đột quỵ là 16%.
Bệnh tim
Theo một nghiên cứu mới liên quan đến 1,3 triệu phụ nữ được công bố trên tạp chí Circulation, phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt lúc 13 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp thấp nhất. Người có kinh nguyệt từ 10 tuổi trở xuống (hoặc 17 tuổi trở lên) có nguy cơ cao nhất, tỉ lệ mắc bệnh tim hơn 27%, huyết áp cao 20%, và đột quỵ là 16%.
Tiểu đường tuýp 2
Theo một cuộc khảo sát khoảng 4.600 phụ nữ trung niên được công bố Diabetas Medicine (tạp chí về tiểu đường của nước Anh): Phụ nữ có kinh nguyệt lần đầu trước tuổi 12 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người có kinh nguyệt muộn hơn. ‘Kinh nguyệt đầu tiên tới sớm làm tăng sức đề kháng insulin, qua đó tăng nguy cơ mắc tiểu đường.’ Jung Sub Lim – tác giả nghiên cứu, bác sỹ, tiến sĩ cho hay.
Dấu hiệu của tình trạng này là huyết áp cao và protein trong ước tiểu trong khi mang thai, sau đó có thể là một yếu tố gây nguy cơ đột quỵ. Theo nghiên cứu của tạp chí Y học thực hành và chẩn đoán, nếu lần đầu tiên chu kỳ của bạn ghé thăm trước tuổi 12, tỷ lệ khi mang thai bạn bị tiền sản giật tăng 28% so với những người có kinh nguyệt muộn hơn.
Video đang HOT
Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Epidemiology, các nhà nghiên cứu Pháp đã phỏng vấn khoảng 600 phụ nữ trẻ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp trước khi 35 tuổi và khoảng 600 phụ nữ khỏe mạnh, kết quả là kinh nguyệt lần đầu tới sớm thì có nguy cơ mắc bệnh cao.
Ung thư tuyến giáp
U não
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã kiểm tra nhiều yếu tố sinh sản khác nhau để tìm ra làm thế nào chúng đã góp phần gây ra nguy cơ u não. Một trong số những phát hiện nổi bật nhất đó là những người phụ nữ tận 17 tuổi hoặc muộn hơn mà vẫn chưa bắt đầu kinh nguyệt có nguy cơ cao phát triển các khối u não.
Những cuộc khảo sát về những người phụ nữ độ tuổi tiền và sau mãn kinh tiết lộ chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến vào tuổi 17 trở lên, có liên quan với khối lượng khoáng chất trong xương và nguy cơ cao bị gãy xương do loãng xương.
Dị ứng
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên kết giữa dậy thì sớm và eczema ( bệnh viêm da ở lớp nông của da), hen suyễn và viêm mũi màng kết, đặc biệt là giữa người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha. Nhưng cho tới nay vẫn chưa chắc chắn liệu dậy thì sớm kích hoạt các bệnh dị ứng, hoặc ngược lại.
Song nếu có chứng cứ chắc chắn lần đầu chu kỳ kinh nguyệt khiến bạn có nguy cơ mắc một hoặc vài căn bệnh trên, sẽ sai lầm khi nghĩ rằng sức khỏe của bạn đã mặc định, không thể thay đổi. Lim và Shirazian chỉ ra rằng, một lối sống lành mạnh (năng động, kiểm soát trọng lượng, chú ý tới đồ bạn ăn) là phương pháp dài hạn để bù đắp những nguy cơ đó.
Theo K.Trâm/Suckhoedoisong.vn
Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Cần lưu ý điều gì?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám tổng thể và khám sức khỏe sinh sản.
Ở các nước phát triển, khám sức khỏe tiền hôn nhân là một việc làm bắt buộc. Bởi đây là một việc làm mang lại lợi ích lớn không chỉ về sức khỏe sinh sản nói riêng mà còn cả thể chất lẫn tinh thần cho cuộc sống hôn nhân của các cặp vợ chồng tương lai.
Vì sao cần phải đi khám sức khỏe trước khi kết hôn?
Khi kết hôn, nghĩa là bạn chấm dứt một cuộc sống độc thân. Lúc này bạn bắt đầu một cuộc sống gắn với những trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội... và bắt đầu từ vấn đề tình dục.
Khi khám sức khỏe tiền hôn nhân, bạn sẽ được tư vấn để bắt đầu một cuộc sống tình dục lành mạnh, an toàn mà vốn trước đó bạn chưa có kinh nghiệm. Bạn được tư vấn để chuẩn bị mang thai, sinh đẻ ra những đứa con khỏe mạnh. Dự phòng các bệnh lý, dị tật bẩm sinh cho đứa con trong tương lai, chuẩn bị cho người phụ nữ có điều kiện sức khỏe để mang thai và sinh đẻ an toàn.
Tránh gặp phải những rắc rối trong đời sống tình dục, tránh gặp phải những bệnh tật liên quan đến cơ quan sinh sản. Bên cạnh đó, có thể phát hiện và điều trị sớm (nếu có thể) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.
Việc chuẩn bị kiến thức, tâm lý cho cuộc sống tình dục vợ chồng sẽ khắc phục tối đa những lo lắng, sợ hãi, rối loạn cảm xúc, không thỏa mãn hay nghi ngờ lẫn nhau, hiểu rõ được những đặc tính của giới và tránh lây nhiễm cho nhau những căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Giúp bạn biết cách chủ động kiểm soát sự mang thai, thời điểm có con và số con mong muốn.
Khám sức khỏe tổng thể phát hiện ra bệnh tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏ. (Ảnh minh họa: Internet)
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm những gì?
Khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm khám tổng thể và khám sức khỏe sinh sản. Trong đó, khám sức khỏe tổng thể phát hiện ra bệnh tật có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe như viêm gan B, HIV hay các bệnh di truyền, bệnh liên kết giới, bệnh tim, bệnh về đường sinh dục.
Khám sức khỏe sinh sản không những giúp bạn phát hiện những bất thường về cấu tạo cơ quan sinh dục, mà còn kiểm tra tình trạng viêm nhiễm và các bệnh lây qua đường tình dục.
Khi khám sức khỏe tổng thể, bạn cần được làm một số xét nghiệm và chụp chiếu cần thiết để phát hiện bệnh sớm. Cụ thể, một số xét nghiệm đó là:
Kiểm tra đường huyết: Giúp phát hiện sớm bệnh tiểu đường, ngăn biến chứng nguy hiểm, tránh để lượng đường trong máu tăng cao quá mức gây ảnh hưởng đến mạch máu, thần kinh, mắt, thận...
Xét nghiệm công thức máu: Xét nghiệm công thức máu để đánh giá số lượng bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, nồng độ hemoglobin... để phát hiện những rối loạn huyết học như giảm số lượng tế bào máu, thiếu máu từ đó xác định nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.
Xét nghiệm viêm gan siêu vi B, HIV: Đây là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, đường máu, từ mẹ sang con. Vì vậy cần xét nghiệm để phát hiện sớm để phòng ngừa, tránh lây chéo và có biện pháp điều trị phù hợp.
Kiểm tra chức năng gan, thận: Thận suy yếu sẽ kéo theo hàng loạt các vấn đề về sức khỏe như phù, thiếu máu, tăng huyết áp... Còn gan tham gia vào hầu hết các hoạt động chuyển hóa và bài tiết của cơ thể, vì vậy cần kiểm tra chức năng gan.
Điện tâm đồ: Hai bạn cần kiểm tra hoạt động của tim. Bởi nếu tim của bạn có vấn đề sẽ gây khó khă hoặc nguy hiểm đến tính mạng khi quan hệ vợ chồng
Phân tích nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu sẽ phát hiện một số bệnh tiềm ẩn như các tổn thương ở cầu thận, ống thận hay đường tiết niệu, nhiễm trùng tiểu... Những bệnh lý này có thể là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong chuyện chăn gối với những chứng bệnh như rối loạn cương dương, lãnh cảm, vô sinh, đau khi giao hợp.
Khi khám sức khỏe sinh sản, bác sĩ sẽ khám cơ quan sinh dục ở cả nam và nữ có gì bất thường không. Ví dụ, với nam giới, bác sĩ sẽ khám hai tinh hoàn và những biểu hiện của sự phát triển tính dục như cương cứng, xuất tinh... để đánh giá khả năng sinh sản của nam giới. Với nữ giới, qua khám bộ phận sinh dục, bác sĩ sẽ phát hiện ra viêm nhiễm hay bất thường (nếu có) để điều trị kịp thời trước khi kết hôn. Ngoài ra, bạn nên thực hiện khám chuyên sâu như:
Với nữ giới: Nên siêu âm tử cung, buồng trứng để phát hiện những dấu hiệu bất thường mà nhiều phụ nữ mắc phải như u nang buồng trứng, tắc vòi trứng, u xơ tử cung... Ngoài ra, bạn gái nên kiểm tra sớm để tầm soát ung thư vú.
Với nam giới: Nên đi làm tinh dịch đồ để đánh giá và tiên lượng khả năng sinh sản, khả năng thụ thai tự nhiên. Nếu tinh dịch có dấu hiệu bất thường thì nam giới sẽ được điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng tới cuộc sống sau này.
Trường hợp gia đình một trong hai người có tiền sử bệnh liên quan đến dị tật, tâm thần, chậm phát triển thần kinh, bệnh di truyền... thì cần kiểm tra gen, nhiễm sắc thể. Và điều quan trọng mà hai bạn không nên quên đó là nếu hai bạn định sinh con luôn thì cần được tiêm phòng các loại vắc-xin phòng các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi như Rubella, cúm, quai bị, sởi, thủy đậu...
Những lưu ý trước khi đi khám sức khỏe tiền hôn nhân
Nên khám trước khi cưới. Buổi sáng đi khám nên nhịn đói để lấy máu làm xét nghiệm. Người đến khám nên cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử hoạt động của cơ quan sinh dục (kinh nguyệt, thai nghén, ..., xuất tinh, ..), tiền sử bệnh, tật của bản thân và gia đình.
Nữ không khám trong kỳ kinh nguyệt. Nam không xuất tinh dưới mọi hình thức. Mạnh dạn trao đổi với bác sĩ những vấn đề về sức khỏe của mình. Thẳng thắn trao đổi, đặt ra những câu hỏi với bác sĩ về vấn đề sức khỏe mà bạn quan tâm.
Box: Năm 2003, Tổng cục DS-KHHGĐ đã mở rộng địa bàn triển khai thí điểm thành công mô hình cung cấp kỹ năng, khiến thức cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên trước khi bước vào cuộc sống gia đình. Đến năm 2013, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai các hoạt động mô hình với tên thống nhất là 'Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân'.
Trong khoản 1, điều 23 của pháp lệnh dân số cũng có nêu 'Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khoẻ trước khi đăng ký kết hôn'.
ThS.Quốc Tuấn
Theo Suckhoedoisong.vn
Bi hài chuyện bạn gái có kinh vẫn sợ mang thai Khi đã có quan hệ tình dục, dấu hiệu sớm nhất báo hiệu có thai là chậm kinh (không có hành kinh). Em và bạn gái quan hệ với nhau cũng được 1 tháng rồi. Khi quan hệ em có sử dụng bao cao su đến xuất tinh rồi nhưng khi xuất tinh em vẫn để trong âm đạo xuất tinh rồi em...