Kinh nguyệt không đều – Hiểu đúng để khắc phục hiệu quả
Kinh nguyệt hàng tháng là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ. Kinh nguyệt đều đặn, ổn định chứng tỏ chị em đang có tình trạng sức khỏe tốt. Còn khi kinh nguyệt không đều là dấu hiệu nguy hại và có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cũng như nhan sắc của nữ giới và cần được chữa trị sớm.
Kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài do bong niêm mạc tử cung dưới ảnh hưởng của sự tụt đột ngột nội tiết tố nữ estrogen hoặc estrogen và progesterone trong cơ thể.
Ở đầu chu kỳ, nồng độ 2 nội tiết này tăng cao để làm dày niêm mạc tử cung nhằm chuẩn bị cho việc thụ thai và thai nhi làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, lượng nội tiết này sẽ giảm ở cuối chu kỳ, làm cho niêm mạc tử cung sẽ hoại tử và rụng, gây chảy máu, còn gọi là máu kinh.
Kinh nguyệt xảy ra theo chu kỳ hàng tháng, kéo dài từ 21 – 35 ngày, trung bình là 28 ngày. Số ngày hành kinh sẽ nằm trong khoảng từ 3- 5 ngày, thậm chí có thể là 7 ngày. Lượng máu kinh mất đi trong mỗi chu kỳ là 50 – 150ml.
Thế nào được xem là kinh nguyệt không đều?
Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em tháng trước là 28 ngày, tháng này lại 40 ngày nhưng tháng sau lại 30 ngày… sẽ được coi là chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Bên cạnh đó, để biết chu kỳ kinh nguyệt của mình có đều, có bị bất ổn hay không. chị em có thể dựa vào 1 số dấu hiệu chu kỳ kinh nguyệt dưới đây:
- Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
- Số ngày ra máu kinh quá 7 ngày hoặc dưới 2 ngày.
- Màu sắc hoặc tính chất máu kinh bị thay đổi như máu kinh có màu nâu, máu kinh bị vón cục.
Video đang HOT
- Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít…
- Rong kinh, rong huyết.
- Đau bụng, đau lưng quá nhiều.
Kinh nguyệt không đều gây những ảnh hưởng gì?
Ảnh minh hoạ
Kinh nguyệt được ví như tấm gương phản chiếu sức khỏe sinh sản của nữ giới. Do đó, tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới tâm, sinh lý, nhan sắc và sức khỏe của chị em.
- Kinh nguyệt không đều gây ảnh hưởng sinh hoạt, cuộc sống, vùng kín dễ bị viêm nhiễm phụ khoa do máu kinh ra nhiều ẩm ướt kéo dài, tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập và phát triển gây bệnh.
- Kinh nguyệt không đều làm ảnh hưởng quan hệ vợ chồng, khó nắm bắt bắt thời gian rụng trứng để thụ thai hoặc dễ có thai ngoài ý muốn.
- Kinh nguyệt không đều cảnh báo bất ổn trong cơ thể, có thể là dấu hiệu của tình trạng rối loạn, suy giảm nội tiết, từ đó làm ảnh hưởng tới nhan sắc, sinh lý, sức khỏe cả trước mắt và lâu dài.
- Kinh nguyệt không đều có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm như u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang,…
Cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt không đều hiệu quả
Tình trạng kinh nguyệt không đều thường do nhiều nguyên nhân khác nhau. Kinh nguyệt không đều có thể do áp lực tâm lý, do sử dụng chất kích thích, do mất cân bằng nội tiết tố, do tác dụng phụ của thuốc hoặc do mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh lý phụ khoa,… Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Chị em có thể tham khảo một số cách dưới đây.
- Nếu kinh nguyệt không đều do yếu tố tâm lý: Các yếu tố tâm lý tiêu cực như căng thẳng, stress, lo lắng, sợ hãi, đau buồn quá độ… gây ức chế hoạt động của tuyến yên khiến cho quá trình tiết dịch và rụng trứng không đều dẫn đến kinh nguyệt không đều. Hãy giải tỏa tâm lý, không nên lo lắng quá.
- Nếu kinh nguyệt không đều do sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas, thực phẩm cay nóng… sẽ làm rối loạn các quá trình sinh lý trong cơ thể, từ đó gây kinh nguyệt không đều. Hãy tạo thói quen hạn chế chất kích thích.
- Nếu kinh nguyệt không đều do ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng: Ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều khá phổ biến, do khi đó cơ thể người phụ nữ sẽ bị thiếu đi một lượng lớn nội tiết tố (chất dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sản sinh nội tiết tố, mà nội tiết tố là yếu tố quy định sự ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt đều hay không đều, bình thường hay bất thường). Để cải thiện nguyên nhân này, hãy bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ ăn lành mạnh.
- Nếu kinh nguyệt không đều do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc co mạch… đặc biệt là thuốc phá thai. Khi sử dụng có thể sản sinh ra những tác dụng phụ nhất định gây hại cho sức khỏe, trong đó có tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cách khắc phục nguyên nhân này là hãy dừng thuốc, kinh nguyệt sẽ sớm đều trở lại.
- Nếu kinh nguyệt không đều do mất cân bằng, suy giảm nội tiết tố trong cơ thể: Sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể, có thể là tăng hoặc giảm về lượng nội tiết. Đây cũng là lý giải cho tình trạng kinh nguyệt không đều ở phụ nữ cho con bú, tiền mãn kinh, mãn kinh…
Cách khắc phục là hãy bổ sung Estrogen thảo dược và các tiền nội tiết tố nữ (như Pregnenolone). Biện pháp bổ sung nội tiết tố nữ sẽ giúp cải thiện nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều từ sâu bên trong nhưng chị em cần biết cách bổ sung để không bị “phản chủ”.
Trong số các Estrogen thảo dược hiện nay, EstroG-100 đang được nhiều chuyên gia khuyên dùng và được các chị em tin tưởng và sử dụng. EstroG-100 được bào chế từ 3 cây thuốc quý của Hàn Quốc gồm Đương quy, Tục đoạn, Cách sơn tiêu, mang lại tác dụng mạnh gấp hơn 3 lần các estrogen thông thường. EstroG -100 cũng đã được Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm các quốc gia Mỹ, Canada và Hàn Quốc khẳng định là an toàn, không có tác dụng phụ qua các thử nghiệm lâm sàng.
Việc bổ sung EstroG-100 cùng các tiền nội tiết tố sẽ giúp bổ sung nội tiết tố đầy đủ theo nhóm để phát huy tác dụng đồng bộ, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Trước đây, người ta thường bổ sung nội tiết tố nữ theo dạng liệu pháp hormone thay thế (tổng hợp) song cách làm này cần có sự kê đơn, theo dõi nghiêm ngặt của bác sỹ và lại gây ra nhiều tác dụng phụ: gây đau nửa đầu, béo bụng, tăng nguy cơ u vú, ung thư vú, u xơ tử cung, u nang buồng trứng…
Khi nội tiết tố trong cơ thể được ổn định, kinh nguyệt cũng sẽ dần trở lại quỹ đạo bình thường. Khi đó, tình trạng kinh nguyệt không đều sẽ được cải thiện rõ rệt.
Chị em nên kiên trì sử dụng sản phẩm trong vòng từ 3 – 6 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nếu kinh nguyệt không đều do các bệnh phụ khoa: Các bệnh gây ra kinh nguyệt không đều như: Viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung, đa nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung,…đều gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều ở chị em phụ nữ. Cách khắc phục là chị em nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được tư vấn điều trị.
Chú ý: Với tình trạng kinh nguyệt không đều, chị em nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cẩn thận bằng sản phẩm vệ sinh chuyên dụng chứa Nano bạc để ngăn ngừa viêm nhiễm và trong trường hợp hành kinh dài ngày thì nên bổ sung thêm sản phẩm chứa sắt hữu cơ, dầu mè đen… để ngăn ngừa thiếu máu.
Cháo bổ dưỡng cho phụ nữ đến tháng ra nhiều
Kinh nguyệt là điều phiền toái cho phụ nữ. Sẽ khó chịu hơn khi những ngày đến tháng, nhiều chị em ra nhiều máu kinh, có người phải ngưng nghỉ mọi hoạt động, có người bị mệt mỏi, nhợt nhạt...
Kinh nguyệt là điều phiền toái cho phụ nữ. Sẽ khó chịu hơn khi những ngày đến tháng, nhiều chị em ra nhiều máu kinh, có người phải ngưng nghỉ mọi hoạt động, có người bị mệt mỏi, nhợt nhạt... khiến sinh hoạt bị đảo lộn. Các món cháo dưới đây sẽ là liệu pháp tối ưu cho các chị có quá nhiều kinh nguyệt tham khảo.
Cháo nhân sâm, đỗ tương: Nhân sâm 10g, đỗ tương 20g, đường đỏ và nước đủ dùng. Đỗ tương rửa sạch, ngâm nước khoảng 1 tiếng. Cho nhân sâm và đỗ tương vào nồi, đổ nước hầm tới khi đỗ tương chín nhừ, nêm đường đỏ vào là dùng được. Ăn mỗi ngày 1 thang, ăn trong 3 ngày liên tục. Món ăn có tác dụng bổ máu, ích khí, những người hay bị mệt mỏi, mất máu nhiều khi có kinh nguyệt sử dụng rất thích hợp.
Cháo hạt sen, lệ chi (vải): hạt sen 50g, vải 10 quả, gạo tẻ 50g, đường đỏ, nước đủ dùng. Gạo, hạt sen vo sạch, cho cả 3 thứ trên vào nồi, đổ nước hầm nhừ thành cháo, nêm đường đỏ vào đun sôi là dùng được. Mỗi ngày ăn 1 thang, ăn trong vòng 15 ngày. Món ăn có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, thích hợp với những người bị rong huyết, mệt mỏi, chán ăn, thiếu máu.
Cháo cá chép nước hoa đậu răng ngựa: thịt cá chép 250g, gạo tẻ 150g, 30g nước hoa đậu răng ngựa. Gạo tẻ vo sạch, cho nước hoa đậu răng ngựa nấu thành cháo. Cá chép rửa sạch, đem xào qua với hành và dầu ăn. Cháo chín đổ cá vào quấy đều, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ máu, dưỡng huyết, những người thiếu máu, đến kỳ kinh nguyệt ra nhiều máu nên sử dụng.
Cháo thịt bò, cà rốt, rau cần: thịt thăn bò 100g, gạo tẻ 50g, cà rốt 1 củ, rau cần 1 mớ. Rau cần bỏ rễ, rửa sạch cắt khúc. Gạo tẻ vo sạch nấu thành cháo. Thịt bò rửa sạch, luộc chín thái mỏng. Cà rốt thái hạt lựu. Phi thơm hành tỏi, cho rau cần và cà rốt lên xào chín rồi đổ ra bát, múc cháo vào rồi cho thịt bò xắt mỏng lên bát, trộn đều. Ăn nóng. Món ăn có tác dụng bổ tì, ích huyết, chống mệt mỏi.
Rối loạn cương dương là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục Rối loạn cương dương khiến nam giới không đạt được khoái cảm tình dục và "khó xử" trong quan hệ với bạn tình. Vậy làm thế nào để khắc phục rối loạn cương dương đúng cách và hiệu quả? Rối loạn cương dương là gì? Triệu chứng nhận biết Rối loạn cương dương là khả năng cương cứng của nam giới bị "trục...