Kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần có phải dấu hiệu bệnh lý hay không
Không ít phụ nữ gặp tình trạng kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần cùng với các biểu hiện bất thường về tâm sinh lý. Điều này không chỉ gây bất tiện mà còn khiến chị em lo lắng về sức khoẻ và khả năng sinh sản.
Thông thường, độ dài chu kỳ kinh nguyệt trung bình tính từ ngày đầu tiên xuất hiện chu kỳ đến khi bắt đầu chu kỳ tiếp theo là 28 ngày.
Có một quan niệm sai lầm rằng chu kỳ ngắn hơn hoặc dài hơn 28 ngày là không bình thường, điều này không đúng sự thật. Một chu kỳ ngắn từ 21 ngày hoặc kéo dài đến 35 ngày được coi là bình thường.
Thời gian hành kinh thông thường trong vòng 3-5 ngày, tuy nhiên kinh nguyệt kéo dài 2-7 ngày cũng có thể chấp nhận được.
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường (Ảnh: Internet)
Xuất hiện kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần là trường hợp không hiếm gặp ở phụ nữ ở mọi độ tuổi. Nếu hiện tượng này chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thì đây là biểu hiện sinh lý bình thường, báo động cơ thể bạn đang có những thay đổi. Khi hiện tượng này chấm dứt nhanh chóng, bạn không nên quá lo lắng vì sức khoẻ và khả năng sinh sản sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiểu.
Kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần là không đáng lo khi chu kỳ thứ hai chỉ kéo dài 1-2 ngày, mất ít máu. Trường hợp này thường xảy ra ở những người có rối loạn nội tiết, đang trong giai đoạn stress hoặc do sử dụng thuốc tránh thai. Đặc biệt, việc lạm dụng thuốc tránh, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây xuất huyết.
Kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần có thể là biểu hiện bình thường khi không có các triệu chứng đặc biệt (Ảnh: Internet)
Kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần là bất thường khi tình trạng này kéo dài cùng các biểu hiện bất thường như tiết ra nhiều dịch nhờn, khí hư có mùi hôi, máu đặc và có màu đen,… Đây có thể là các biểu hiện bệnh lý phụ khoa, cần được khám và chuẩn đoán sớm để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
2. Kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần có thể là biểu hiện bệnh lý
2.1. Viêm nhiễm phụ khoa
Video đang HOT
Hiện tượng kinh nguyệt 2 lần 1 tháng có thể là biểu hiện của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, polyp cổ tử cung,…
2.2. Buồng trứng đa nang
Buồng trứng đa năng là hội chứng là rối loạn liên quan đến mất cân bằng hormon và kháng insulin, gây nên rất nhiều triệu chứng: chu kì kinh không đều, không có kinh, rậm lông, mụn, thừa cân, rụng tóc, buồng trứng rất nhiều nang khi siêu âm…
Nguyên nhân gây nên hội chứng này là do buồng trứng không thể sản xuất các hormon theo đúng tỉ lệ bình thường, có thể dẫn đến trứng rụng thưa hoặc không rụng trứng, thường thể hiện qua tình trạng kinh nguyệt không đều (2-3 tháng thậm chí vài năm mới có kinh một lần hoặc có kinh nguyệt 2 lần 1 tháng). Tình trạng này nếu xảy ra có thể làm giảm khả năng sinh sản.
Kinh nguyệt không đều 1 tháng 2 lần có thể là biểu hiện của buồng trứng đa nang (Ảnh: Internet)
Khi nhiều khối u nhỏ màu trắng được xuất hiện ở thành cổ tử cung hoặc niêm mạc cổ tử cung sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố. Nếu các u này có điều kiện phát triển to hơn có thể xuất hiện kinh nguyệt 2 lần 1 tháng.
2.3. U xơ cổ tử cung
Như vậy, khi có kinh nguyệt 2 lần 1 tháng cùng các biểu hiện bất thường, phụ nữ nên tới gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Theo Suckhoehangngay
Mất cân bằng estrogen gây bất lợi cho cơ thể phụ nữ như thế nào?
Nhiều người vẫn lầm tưởng, chỉ những phụ nữ mất cân bằng estrogen trong độ tuổi mãn kinh mới gặp rắc rối về sức khỏe và tâm sinh lý. Tuy nhiên, thiếu hoặc thừa estrogen trong bất cứ giai đoạn nào đều gây ra các hệ lụy không tốt đến cơ thể phái đẹp.
Vậy làm thế nào để xác định mình bị mất cân bằng estrogen? Để trả lời câu hỏi này, các bạn đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích ngay sau đây.
1. Mất cân bằng estrogen thể dư thừa
1.1. Biểu hiện lâm sàng
- Cơ thể tăng cân: Bản chất của hormone estrogen là thúc đẩy tế bào mô mỡ sản sinh. Khi thừa estrogen, cơ thể sẽ lưu trữ một lượng mỡ đáng kể, đồng thời tích tụ nước gây nên hiện tượng thừa cân hoặc béo phì ở nữ.
- Triệu chứng kinh nguyệt bất thường: Mất cân bằng estrogen do dưa thừa hàm lượng hormone có thể gây rối loạn chức năng của buồng trứng và tử cung. Từ đó, làm ảnh hưởng tới cơ chế rụng trứng khiến kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đầy bụng.
Thừa cân, béo phì cũng là một biểu hiện dư thừa estrogen (Ảnh: Internet)
1.2. Cách khắc phục
- Tăng cường các loại rau củ quả và trái cây tươi vào thực đơn ăn uống, đặc biệt là cải bắp, súp lơ xanh vì chúng có khả năng hạn chế sự hấp thu estrogen ở ruột.
- Nên chọn những thực phẩm và ngũ cốc đảm bảo tươi tự nhiên, giúp cải thiện chức năng gan, loại bỏ estrogen dư thừa.
- Rèn luyện cơ thể, luyện tập thể thao nhằm giải phóng hormone endorphins, điều chỉnh hormone estrogen và testosterone trở nên cân bằng.
2. Mất cân bằng estrogen dạng thiếu hụt
2.1. Biểu hiện lâm sàng
Đối tượng dễ bị thiếu hụt khi mất cân bằng estrogen là những người đang trong thời kì tiền mãn kinh hoặc mãn kinh. Ngoài ra, phụ nữ đã từng cắt bỏ tử cung và buồng trứng cũng có nguy cơ phải đối đối mặt với tình trạng này.
- Đời sống tình dục suy giảm: Hormone estrogen bị thiếu hụt khiến chị em gặp phải những rắc rối trong chuyện "phòng the". Lúc này, phái nữ không còn mặn mà với chuyện chăn gối, âm đạo khô khan, cảm giác đau rát, khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Triệu chứng toàn cơ thể: Đa số phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh sẽ gặp phải chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm ban đêm, mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
- Da dẻ ngứa ngáy: Mất cân bằng estrogen do thiếu hụt, da không còn độ đàn hồi và mềm mại như trước. Thay vào đó là tình trạng da khô, đỏ, ngứa.
- Loãng xương: Liên kết giữa canxi và xương sẽ trở nên lỏng lẻo khi thiếu hụt nội tiết tố estrogen. Do đó, thời kì mãn kinh phụ nữ rất dễ bị bệnh loãng xương ghé thăm.
Estrogen bị thiếu hụt khiến chị em gặp phải những rắc rối trong chuyện "phòng the" (Ảnh: Internet)
2.2. Cách khắc phục
- Gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tìm hiểu nguyên nhân gây suy giảm estrogen là gì. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị, chế độ ăn uống và vận động hợp lý để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm sinh lý.
- Lựa chọn các thực phẩm có chứa di-indolylmethane hoặc có hàm lượng estrogen tự nhiên cao như: đậu nành, dâu, đu đủ, cà tím, khoai lang, yến mạch, hạt lanh, cà chua,... Những thực phẩm này sẽ kích thích cơ thể sản xuất estrogen và nhanh chóng đạt tới mức cân bằng.
Theo Suckhoehangngay
Bệnh Herpes sinh dục có nguy hiểm không? Bệnh Herpes sinh dục có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân đang nhiễm bệnh. Một số thông tin chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Herpes sinh dục (bệnh mụn rộp sinh dục) là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục và có tỷ lệ người mắc phải khá...