Kinh nguyệt kéo dài và có màu nâu là bị làm sao?
Em có kinh nguyệt đến nay đã hơn 20 ngày, nhưng vẫn chưa hết. Những ngày này, kinh của em không có màu đỏ mà thay vào đó là chất màu nâu.
Mỗi lần ra không nhiều lắm, nhưng lại dai dẳng nhiều ngày. Giờ em rất lo lắng không biết tại sao. Em mong mọi người giúp em. Em đang rất hoang mang. Mong bác sĩ trả lời sớm giúp em. (P.H)
Trả lời:
Màu của nguyệt san thường bắt đầu với màu đỏ tươi sau đó đỏ đậm dần và chuyển màu nâu khi gần hết ngày đèn đỏ. Cũng tuỳ cơ điạ mỗi người mà màu của nguyệt san có thể là màu nâu trước rồi mới chuyển sang màu đỏ. Đồng thời nó cũng có những sự khác biệt về kết cấu như cục máu, các mô tế bào, các niêm mạc bong ra được tử cung co bóp và đẩy ra ngoài.
Tình trạng chu kỳ kinh nguyệt của em kéo dài trên 1 tuần (và nếu thường xuyên) thì được gọi là cường kinh. Nếu hiện tượng nguyệt san màu nâu và kéo dài kèm với những triệu chứng như đau tức bụng dưới hay ngứa ngáy bộ phận sinh dục thì đó là hiện tượng viêm nhiễm âm đạo, viêm nhiễm cổ tử cung. Nếu bị viêm nhiễm thì cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh tình trạng bị kéo dài, sẽ có nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Mặc dù lưu lượng máu kinh không chính xác như nhau giữa các chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trong một vài năm đầu sau khi có nguyệt san. Lưu lượng này cũng có thể khác nhau trong cùng một thời kỳ. Tuy nhiên em cũng cần đến bác sỹ chuyên khoa để được thăm khám, tư vấn và có kết luận chính xác nhất.
Thân ái!
Theo Alo
Bao lâu mới có thai trở lại sau khi ngừng tránh thai?
Thời gian để bạn có thể thụ thai tốt nhất sau khi dừng các biện pháp tránh thai phụ thuộc vào biện pháp tránh thai mà bạn đang sử dụng.
Khả năng thụ thai của bạn giảm dần theo độ tuổi, bắt đầu từ tuổi 25. Sức khỏe không tốt và chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng ảnh hưởng tới khả năng thụ thai.
Vì vậy, sau khi ngừng sử dụng các biện pháp tránh thai, bạn hãy đợi chu kỳ kinh nguyệt của mình đi vào chu kỳ đều đặn, thì khả năng có thai sẽ cao hơn. Với mỗi biện pháp thì thời gian này sẽ khác nhau.
Phương pháp "chướng ngại vật": Bạn có thể mang thai ngay sau khi bạn ngừng sử dụng phương pháp này. Phương pháp chướng ngại vật bao gồm màng ngăn, bao cao su, bọt, xốp diệt tinh trùng, thuốc đặt âm đạo.
Phương pháp liên quan đến hooc môn: Bao gồm: thuốc tránh thai, miếng dán. Những phương pháp này có chứa cả estrogen và progestin (hai loại hooc môn giới tính duy trì thai). Bạn có thể mang thai ngay sau khi ngừng sử dụng các phương pháp tránh thai liên quan đến hoocmon nếu bạn sử dụng liều thường hoặc liều thấp.
Có khoảng một nửa phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu sau khi ngừng dùng thuốc tránh thai và hầu hết phụ nữ mang thang trong vòng 12 tháng sau khi ngừng dùng thuốc.
Phương pháp chỉ liên quan đến hooc môn Progestin: Bao gồm: thuốc tránh thai, cấy mô (như Implanon), tiêm thuốc tránh thai (Depo-Provera). Với phương pháp cấy mô, bạn có thể mang thai ngay sau khi lấy mô ra. Với phương pháp tiêm thì bạn có thể đợi từ 3 đến 18 tháng.
Với loại thuốc tránh thai chỉ liên quan đến progestin hay còn gọi là "thuốc mini" thì hầy hết các phụ nữ đều có thể mang thai trong vòng 6 tháng sau khi dừng sử dụng thuốc.
Nếu bạn dừng uống thuốc tránh thai chưa được bao lâu mà bạn đã mang thai thì bạn cũng không nên lo lắng. Sử dụng thuốc uống tránh thai ngay trước khi mang thai sẽ không tăng nguy cơ bị sảy thai hay những vấn đề rắc rối với thai nhi.
Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều thì bạn sẽ khó có khả năng có thai hơn.
Vòng tránh thai (IUDs): Với cả vòng xoắn ngừa thai và vòng tránh thai liên quan đến hoomon, thì bạn sẽ có khả năng thụ thai ngay trong kỳ kinh đầu tiên sau khi tháo vòng ra.
Theo Alo
Những cách tránh thai ngờ nghệch của giới trẻ Thay vì dùng bao cao su, uống thuốc tránh thai..., nhiều bạn trẻ lại chọn cách đầy rủi ro như chỉ quan hệ bên ngoài. Thậm chí, có bạn gái còn dùng nước coca rửa hoặc vắt chanh vào vùng kín sau khi quan hệ để tránh thai. Nhiều bạn trẻ vẫn còn thiếu hiểu biết về các biện pháp tránh thai Kết...