Kinh nghiệm xử lý tình huống khi lái xe trên đường nhiều xe container
Việc di chuyển bên cạnh những xe container luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, đặc biệt với những tài xế mới.
Để tránh khỏi những rủi ro không đáng có, bạn có thể tham khảo những nguyên tắc sau.
Xác định rõ làn đường có xe container được phép di chuyển
Tại một số tuyến đường, xe container thường được bố trí ở làn đường thứ nhất sát với tim đường hoặc dải phân cách. Trong khi các loại xe ôtô khác có thể di chuyển ở làn đường hỗn hợp. Từ đó chúng ta có thể lựa chọn làn đường phù hợp, tránh di chuyển chung làn với những chiếc container.
Xác định phần đường nằm trong điểm mù của lái xe container
Điểm mù là những khu vực xung quanh xe container mà tài xế điều khiển container không nhìn thấy. Vì vậy chúng ta cần xác định rõ những khu vực này, điều khiển xe di chuyển ở những khu vực mà tài xế container nhìn thấy xe chúng ta để đưa ra các quyết định phù hợp.
Chúng ta cũng không nên điều khiển xe di chuyển chạy song song bên cạnh các xe container, vì bạn có thể lọt vào điểm mù mà lái xe container có thể không hay biết. Trong trường lỡ điều khiển song song thì nên vượt hẳn lên phía trước hoặc lùi hẳn phía sau.
Ngoài ra, khi cần phải rẽ trái hoặc phải, xe container cũng cần một không gian hai bên khá lớn, di chuyển song song vô tình đặt xe của chúng ta trong tầm di chuyển và có thể bị tai nạn nguy hiểm.
Video đang HOT
Bên cạnh 2 nguyên tắc trên, bạn cùng cần lưu ý đến cách vận hành của xe container và thói quen di chuyển của các tài xế lái xe container để có thể chủ động lựa chọn phương án di chuyển an toàn.
10 thói quen lái xe nguy hiểm có thể gây tai nạn
Dưới đây là 10 trong số các thói quen xấu có thể dẫn tới tai nạn giao thông khi lái xe.
Ảnh minh hoạ: LĐ
1. Không bật đèn trong bóng tối
Nhiều người lái xe có thói quen không bật đèn bởi ôtô được trang bị đèn LED chạy ban ngày trở thành tiêu chuẩn. Tuy nhiên, chức năng đèn LED này không thể thay thế được đèn pha. Khi trời tối, tài xế cần chú ý biểu tượng ánh sáng trong cụm đồng hồ trên xe và bật đèn nếu nó ở chế độ tắt.
2. Đặt chân lên bảng điều khiển
Đặt chân lên bảng điều khiển ôtô là một hành động mất an toàn. Bởi đa số xe ôtô đều có túi khí chờ nổ được đặt ở phía hành khách trên bảng điều khiển. Nếu gặp tai nạn, việc đặt chân lên bảng điều khiển khiến người ngồi trong xe có thể bị thương nghiêm trọng hơn.
3. Lái xe quá chậm
Nhiều chuyên gia an toàn cảnh báo việc lái xe quá chậm sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Vì có thể những phương tiện đằng sau di chuyển nhanh. Các chuyên gia khuyến cáo, tài xế hãy đảm bảo tốc độ tối thiểu để có thể giữ khoảng cách an toàn.
4. Lái xe quá nhanh
Đường phố ở Việt Nam không quá rộng để tài xế đi với tốc độ quá nhanh. Bởi đi với tốc độ lớn khả năng gặp nguy hiểm cho những người cùng lưu thông trên đường và bản thân mình. Mỗi lần phanh, thay đổi làn đường, rẽ ngang và quay xe... tài xế cần cẩn trọng và không nên gấp gáp. Các chuyên gia khuyên rằng mỗi lần bị trượt bánh, người điều khiển phương tiện phải nhìn về hướng đi muốn tới và cố lái về hướng đó.
5. Không bảo dưỡng đúng cách
Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp chiếc xe an toàn và người sử dụng sẽ tiết kiệm được một khoản kinh phí lâu dài. Đặc biệt nó cũng đảm bảo cho tài xế, hành khách và những người lái xe xung quanh luôn an toàn.
Ngoài ra, chủ phương tiện thường xuyên kiểm tra phanh tránh trường hợp không thể dừng lại khi lái xe. Các bộ phận của hệ thống treo và lốp xe cũng nên được thay thế ngay khi chúng bắt đầu bị mòn.
6. Ăn khi lái xe
Theo cục An toàn Đường bộ Mỹ (NHTSA), vừa ăn vừa lái xe làm tăng 80% khả năng bị tai nạn. Vì vậy hãy tìm một nơi nào đó an toàn để dừng chân khi muốn ăn nhẹ.
7. Để thú cưng trong cabin
Không nhốt chó hoặc động vật khác đúng cách khi di chuyển trên xe của bạn có thể gây mất tập trung nguy hiểm.
8. Bỏ qua các lần triệu hồi xe
Sửa chữa khi có thông báo triệu hồi là miễn phí vì vậy chủ xe không nên bỏ qua. Đặc biệt, đã có nhiều lần nhà sản xuất đưa ra thông báo triệu hồi do sản phẩm của họ gặp các vấn đề an toàn, chẳng hạn như cửa có thể mở bất ngờ, rủi ro hỏa hoạn hoặc túi khí có thể phun mảnh vụn cứng khi chúng hoạt động.
Vì vậy, hãy cố gắng cập nhật các thông báo qua các đại lý bán xe hoặc liên hệ trực tuyến.
9. Di chuyển áp sát các phương tiện khác
Nếu tài xế càng lái xe đến gần phương tiện phía trước, họ càng ít có khả năng dừng lại kịp thời nếu nó đột ngột giảm tốc độ. Chính vì vậy, tài xế cần giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước để đảm bảo có đủ thời gian để nhấn phanh hoặc bẻ lái nếu cần.
10. Phụ thuộc quá nhiều vào thiết bị hỗ trợ lái xe điện tử
Các công cụ hỗ trợ lái xe điện tử như kiểm soát hành trình thích ứng, hỗ trợ giữ làn đường và phanh khẩn cấp tự động giúp bạn an toàn hơn nhưng chúng không giúp ta nâng cao kỹ năng lái xe.
Mặc dù xe có thể biết khi nào nên phanh hoặc bẻ lái, tài xế vẫn cần giữ sự tập trung khi lái xe. Tương tự, các công cụ hỗ trợ đỗ xe có cảm biến và camera quan sát phía sau không phải là lý do để bản thân cho phép thực hiện hành động này một cách cẩu thả.
Khi nào thì xe cần được bảo dưỡng? Thường xuyên chết máy, khởi động và tăng tốc chậm, xuất hiện âm thanh và rung động bất thường là dấu hiệu cho biết xe cần được chăm sóc. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy xe của bạn cần được bảo dưỡng trước khi xảy ra những hư hại nặng hơn. Khởi động và tăng tốc chậm Khởi động ì ạch...