Kinh nghiệm trị ho cho con hiệu quả của mẹ 9x mà không phải sử dụng một viên kháng sinh nào
Trước tình trạng kháng kháng sinh hiện nay, nhiều mẹ đã mày mò, tìm hiểu công thức làm siro ho cho bé tại nhà bằng những bài thuốc dân gian, an toàn để chữa bệnh cho con.
Mách mẹ các bước massage hoàn chỉnh cho trẻ sơ sinh giúp con ăn ngon, ngủ tốt
Bệnh về đường hô hấp là những bệnh thường gặp, đặc biệt là những lúc thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Đây là những bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho con người đặc biệt là trẻ nhỏ.
Làm thế nào để đẩy lùi được những cơn ho, cảm cúm kéo dài cho bé mà không phải sử dụng tới kháng sinh là một vấn đề được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm.
Trước tình trạng kháng kháng sinh hiện nay, nnhiều mẹ đã mày mò, tìm hiểu công thức làm siro ho cho bé tại nhà bằng những bài thuốc dân gian, an toàn để chữa bệnh cho con.
Chị Nguyễn Hải – bà mẹ 9x ở Thanh Hóa cũng vậy. Chị chia sẻ:”Mình biết, nuôi con nhỏ sẽ không thể tránh khỏi những trận ốm vặt, ho hắng… Vậy nên từ khi có bé Phạm Nhã Tú Vy (bé Beo), mình đã rất hay tìm hiểu về những bài thuốc dân gian để phòng những lúc con ho hắng, cảm cúm thông thường. Mình đã học được bài thuốc làm siro ho cho bé rất hiệu quả, mình nghĩ các mẹ cũng nên làm theo”.
Chị Hải và cô công chúa nhỏ của mình (ảnh NVCC)
Chị Hải chia sẻ chi tiết cách làm cụ thể như sau:
Nguyên liệu
200gr đường phèn
50gr quất xanh (quả tắc)
100gr lá húng chanh
1 mớ rau diếp cá (lấy cả cành) thái khúc
1 củ gừng đập dập
1 củ tỏi bóc vỏ đập dập
Video đang HOT
100ml nước lọc
Những nguyên liệu cần chuẩn bị – Ảnh NVCC
Cách làm
Quất (tắc) thái mỏng bỏ hạt ướp cùng đường phèn cho tan đường.
Cho lên bếp đun sôi với 100ml nước rồi cho tất cả rau diếp húng chanh gừng tỏi đun sôi lại thì vặn lửa nhỏ nhất đun liu riu tới khi hỗn hợp sệt sệt sánh lại là được.
Lọc lấy phần nước bỏ bã.
Chỉ là những nguyên liệu dễ kiếm mà lại hiệu quả vô cùng – Ảnh NVCC
Cho vào hũ thủy tinh đậy nắp kín bảo quản ngăn mát dùng dần.
Khi sử dụng mẹ chỉ cần pha 1 thìa siro với nước ấm cho con uống.
Lưu ý:
Siro này các mẹ có thể bảo quản ngăn mát được 6 tháng.
Sau khi làm siro thành công, chị Hải rút ra một số kinh nghiệm: “Nếu cho nhiều lá thì siro sẽ có màu xanh đậm và mùi nồng. Nếu mẹ sợ bị ngọt mà cho ít đường thì siro sẽ không sệt lại mà lỏng. Vì thế, nếu mẹ cho lượng đường đủ thì siro sẽ không bị chua, đắng (của vị quả quất) và lượng đường cần thiết sẽ bảo quản được siro lâu hơn”.
Khi được hỏi về những lưu ý trong khi nấu, chị Hải nói: “Khi nấu mình chỉ đun liu riu lửa nhỏ trong thời gian lâu thì nó sẽ tiết ra tinh dầu từ các vị thuốc tốt hơn. Nếu nấu chưa đủ thời gian hoặc nấu lửa to thì siro cũng không sệt mà chỉ loãng. Nói chung, làm bất cứ việc gì mẹ cũng cần phải gửi gắm vào đó là tình yêu của mẹ dành cho con thì sẽ sớm thành công”.
Thứ “thần dược” giúp con vượt qua những cơn ho kéo dài (ảnh NVCC)
Với những nguyên liệu dễ tìm, chị Hải đã tìm ra một bài thuốc quý cho con, giúp con vượt qua những cơn ho kéo dài, những trận cúm sốt và sổ mũi…
Cứ như thế, ngày chị Hải cho bé Beo dùng 3, 4 lần đến khi khỏi. Bên cạnh đó, chị luôn theo dõi cơ thể con để có những biện pháp chữa bệnh cho con một cách kịp thời.
Đồng thời, chị luôn chú ý giữ gìn vệ sinh mũi họng cho con hàng ngày và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho con để con nhanh chóng khỏi bệnh.
Trên đây là 1 số kinh nghiệm của chị Hải rút ra được trong quá trình làm mong giúp được các mẹ có thể tự làm siro ho cảm cho con.
Chúc các mẹ thành công!
Theo phunusuckhoe
4 tháng sau tiêm phòng, mẹ tá hỏa nhìn thấy hạch mưng mủ, phải đưa con đi phẫu thuật gấp và những kinh nghiệm sâu sắc gửi đến các mẹ khác
Qua câu chuyện của mình, chị Hiển gửi đến lời khuyên nhắc nhở các mẹ đừng xem thường hạch lao ở con mình.
Hầu hết các em bé chào đời đều được tiêm phòng lao trong tháng đầu sau sinh, thế nhưng, những biến chứng mắc phải không phải bé nào cũng bị và mẹ nào cũng biết để có cách hành động đúng đắn. Câu chuyện của chị Hiển và bé Khôi (6 tháng tuổi) hiện đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh được chia sẻ lại sẽ giúp các mẹ có cái nhìn rõ ràng hơn về việc nổi hạch sau tiêm phòng lao, từ đó có phương án thích hợp để phòng ngừa cho con. Bởi dù tiêm phòng từ sau sinh, nhưng đến lúc 4 tháng tuổi, bé Khôi mới bị nổi hạch bất thường ở nách, mưng mủ lớn và phải phẫu thuật rất đau.
Hai mẹ con bé Khôi.
Chị Hiển kể lại: " Sinh xong, bé nhà mình được tiêm mũi phòng lao. Những ngày sau đó, con vẫn chơi ngoan bình thường. Thế nhưng khi con được khoảng 4 tháng, mình thấy ở nách con có nổi một cục hạch bé. Lúc mới mọc lên thì chỉ u thôi, không màu, sờ vào thấy cứng. Con vẫn không có biểu hiện quấy khóc. Nhưng dần dần, hạch đỏ và to lên, khoảng 2 tuần sau, hạch mưng mủ lớn. Mình có tìm hiểu thì biết đây không phải là phản ứng hạch thông thường, vội vàng đưa con đi bệnh viện".
Lên đến bệnh viện Nhi đồng, hạch của bé Khôi đã vỡ mủ. Bé được bác sĩ nặn mủ và cho kháng sinh uống trong 3 ngày. Sau đó khi tái khám, mủ chưa hết, bé lại phải bị rạch và nặn tiếp lần 2 mà không được gây tê. Bé khóc vì đau, chị Hiển nhìn con mà xót xa. Sau đó lại là đơn thuốc kháng sinh để kháng viêm trong suốt 5 ngày. 10 ngày tái khám, vết thương đã lành song hạch phía trong chưa tiêu hết, vẫn còn cứng. Cuối cùng, bé Khôi vẫn phải phẫu thuật để tách nhân hạch hoàn toàn.
Chích nặn mủ 2 lần không hết nhân hạch, bé Khôi phải bước vào quá trình phẫu thuật.
Theo Bệnh viện Nhi đồng 1, những phản ứng thường gặp của các bé sau khi tiêm phòng lao là sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, quấy khóc, chán ăn, nổi ban hoặc nổi nốt sần nhỏ như da cam ở chỗ tiêm... Những phản ứng này thường mất đi trong vòng 30 phút. Sau 2 tuần, tại chỗ tiêm xuất hiện vết loét rộng khoảng 10mm và tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Đây được xem là dấu hiệu của việc tiêm phòng lao hiệu quả.
Tuy nhiên, mũi tiêm phòng lao cũng sẽ có những phản ứng đặc biệt khác là hạch lớn ở tay, nách, cổ, hạch cứng sưng tấy dần, thậm chí mưng mủ. Những trường hợp này phải chích rặn nặn mủ, thời điểm thích hợp nhất là lúc hạch mềm. Sau khi rạch sẽ uống kháng sinh tiêu viêm, nếu sau 2 lần rạch không hết thì bắt buộc phẫu thuật gây mê để cắt nhân hạch. Đối với một số bé sẽ là hạch cứng không đau, không sưng thấy, trong vòng 4-6 tháng theo dõi nếu hạch không hết thì cần xét đến phương pháp rạch hoặc mổ, để lâu dài dẫn đến hạch phát triển.
Chị Hiển cho biết, bé Khôi phát hiện hạch đúng dịp Tết, không kịp chích hạch sớm, đến khi vào bệnh viện ở Sài Gòn đã tự vỡ ra luôn. Bé được rạch 2 lần để nặn mủ nhưng vẫn không hết hẳn, cuối cùng đành phải mổ để cắt hoàn toàn nhân hạch. Trộm vía hiện tại bé Khôi đã được cắt chỉ, ăn uống chơi ngoan bình thường.
Không muốn các bé phải bị phẫu thuật giống con mình, chị Hiển đưa ra lời khuyên thiết thực đến các mẹ khác.
Chị Hiển lưu lại thông tin về hạch ở nách sau khi tiêm phòng lao.
Qua câu chuyện của mình, xót xa khi thấy con phải chịu nỗi đau rất lớn, dùng dao rạch sống nặn mủ không gây tê, rồi lại phải bước vào quá trình gây mê phẫu thuật. Bé khóc, quấy, sút cân dù vẫn ti mẹ khá nhiều. Chị Hiển muốn gửi lời khuyên đến các mẹ khác để tránh trường hợp để lâu con phải phẫu thuật như bé Khôi.
Chị chia sẻ: "Không bác sĩ nào khuyến khích mổ hay rạch nặn mủ ở hạch. Nhưng nếu không chữa, rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm hạch, nhiễm trùng, thậm chí các bệnh nặng hơn, bé biếng ăn, sụt cân, chậm lớn... Vì vậy, mình mong các mẹ có bé bị nổi hạch hãy đi khám sớm để bác sĩ theo dõi, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chứ đừng nghe những lời khuyên trên mạng, tránh trường hợp con bị nặng hơn hay bôi các loại thuốc dân gian mà vô tình làm hại con".
Bé Khôi hiện tại đã được cắt chỉ, ăn ngủ trở lại trạng thái bình thường.
Theo tìm hiểu, việc tiêm phòng mũi lao BGG sẽ có 3 phản ứng:
Từ khoảng 0-6 tháng: Mưng mủ ngay vết tiêm, tự khỏi không cần điều trị nếu không thành hạch hay bội nhiễm (phần lớn).
Trong khoảng 0-1 năm sau: Tạo khối hạch dạng cứng không đau không sưng tấy, hạch này gọi là hạch lành, theo dõi nếu trong vòng 1 năm không khỏi cần xét phương pháp điều trị, tránh hạch phát triển .
Trong khoảng 0-1 năm: Hạch nách, hạch cổ, hạch vai dạng cứng, sưng tấy, mưng mủ. Trường hợp này cần thăm khám điều trị gấp, không để tự vỡ sẽ lâu lành. Thông thường bác sĩ khuyên để hạch mềm và chích hút hoặc rạch nặn mủ (không gấy tê), uống kháng sinh tiêu mủ. Các trường hợp rạch chích nhiều lần không hết nhân hạch cần phải phẫu thuật (gây mê) để cắt toàn bộ nhân hạch.
Vì vậy, các mẹ cần theo dõi con thật cẩn thận sau khi đi tiêm phòng, đặc biệt là mũi lao thường gây ra những phản ứng phụ nổi hạch trong thời gian dài sau khi tiêm. Khi bé nổi hạch, cần xác định đúng dạng hạch để có phương án theo dõi tại nhà hoặc đưa con đi bệnh viện sớm để tránh việc gây đau đớn, mệt mỏi cho con.
Theo Helino
Diếp cá - 'thần dược' chữa bệnh mùa hè cho cả gia đình Do có mùi vị khá tanh nên không phải ai cũng có thể "thưởng thức" và sử dụng, nhưng diếp cá được ví như 'thần dược' vào mùa hè cho cả gia đình. Rau diếp cá được ví như một loại kháng sinh tự nhiên cực kỳ tốt cho sức khỏe Rau diếp cá có tên khác là cây lá giấp, ngư tinh...