Kinh nghiệm sử dụng xe: Khi nào phải bảo dưỡng hệ thống điều hoà?
Tại sao phải ngồi trong xe 10 phút mới thấy mát? Điều hòa đang mát tự nhiên lại không còn hơi lạnh? không có gió khi quạt vẫn chạy???… những dấu hiệu cho thấy hệ thống điều hoà cần được bảo dưỡng
Hệ thống điều hoà trên ôtô luôn là điều cực kỳ quan trọng không chỉ với bạn và cả với các “lãnh đạo” và bầy trẻ nhỏ; sẽ thực sự là ác mộng cho đôi tai nếu như hệ thống điều hoà trên xe bạn không kịp làm mát… Vậy nếu muốn hệ thống điều hoà luôn vận hành tốt, chúng ta sẽ phải làm những việc gì?
Khi nào cần bảo dưỡng hệ thống điều hoà?
Dưới đâu là những biểu hiện của hệ thống giúp bạn biết rằng đã đến lúc cần phải thực hiện bảo dưỡng hệ thống điều hoà trên xe:
- Nếu bạn đã đi xe trong 3 năm trở lên và chưa lần nào ngó ngàng đến hệ thống điều hoà
- Quạt gió kêu to nhưng không thấy gió vào, chỉ “phào phào”, hơi mát kém và có thể kèm theo mùi khó chịu.
- Xe phải nổ máy và lăn bánh 10 phút trở lên mới có hơi lạnh.
- Điều hoà lạnh không sâu.
- Xe dừng hoặc chờ đèn đỏ là không có hơi mát, chỉ khi xe di chuyển mới có hơi lạnh.
- Điều hoà bật lên mát ngay nhưng chỉ một lúc sau lại là hơi nóng, nếu tắt điều hoà vài phút bật lên lại có hơi lạnh và hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
Ở điều kiện vận hành tại Việt Nam, chủ xe nên bảo dưỡng hệ thống điều hoà hàng năm để luôn đảm bảo hệ thống hoạt động tốt
Video đang HOT
Những biểu trên có thể đến từ việc hao hụt gas, lọc gió điều hoà bị bẩn, quạt tản nhiệt cục nóng (quạt ly tâm hoặc quạt điện) không khả năng giải nhiệt giàn nóng, tắc van/đường ống giàn lạnh…
Công việc bảo dưỡng điều hoà, có nhiều phần việc phải kiểm tra nhưng sẽ bao gồm các nội dung cơ bản sau; vệ sinh lọc gió điều hoà, vệ sinh phin lọc, xúc rửa giàn nóng và giàn lạnh, bổ sung gas điều hoà, dầu lạnh (trong trường hợp bị hao hụt)…, nếu trong các trường hợp bị tắc quá nặng, thợ sẽ phải tháo cả tableau để có thể thực hiện việc bảo dưỡng thông đường ống.
Trong khi đó, đối với các trường hợp điều hoà có vấn đề thực sự (biểu hiện rõ nhất là không hề có hơi mát), khi đó thợ sẽ phải kiểm tra từng bộ phận của hệ thống để tìm ra lỗi; lốc điều hoà “chết” không đóng dù dây curoa vẫn kéo, mất hoàn toàn hơi lạnh do rò rỉ ga, thủng cút nối… thậm chí thủng ống dẫn do chuột cắn hay ống cao su ép (cút nối) không đủ chặt do thời gian sử dụng đã lâu.
Bảo dưỡng hệ thống điều hoà, “ garaga ngoài” có tin tuởng được hay không?
Đối với các trường hợp buộc phải thực hiện việc sửa chữa hệ thống điều hoà, các xưởng, garage sửa xe có uy tín thường thông báo rõ với bạn phần việc cần làm, vật tư cần thay thế, khối lượng công việc và thời gian hoàn thiện rõ ràng, đây là yếu tố thực sự quan trọng vì điều này giúp bạn – một người sử dụng xe, an tâm hơn khi giao chiếc xe cho họ sửa chữa. Chính vì vậy, các garage minh bạch về chi phí, vật tư, thời gian, không có “điều tiếng” trong quá trình hoạt động sẽ là những địa chỉ an tâm.
Mô tả hệ thống điều hoà trên ô tô
Một điều quan trọng nữa khi mà nhiều người dùng luôn đặt câu hỏi; Các garage ngoài có thể thực hiện công việc bảo dưỡng điều hoà tốt như trong đại lý các hãng hay không? Điều này có thể khẳng định là hoàn toàn có thể khi mà với các garage ngoài cũng phải được trang bị những dụng cụ, máy móc đầy đủ mới có thể thực hiện được việc bảo dưỡng/sửa chữa điều hoà; máy nén, đồng hồ đo, dụng cụ vệ sinh đường ống…
Ngoài ra, các garage ngoài còn có sự kết nối trực tiếp giữa người thực hiện sửa chữa và khách hàng tốt hơn, hay nói cách khác là sự lắng nghe, tư vấn trao đổi thoải mái gần gũi hơn, được hỗ trợ sửa chữa nhanh chóng hơn (do các đại lý có lượng xe phải làm nhiều hơn), có thể theo dõi công việc thực hiện chiếc xe của mình. Trong khi với các đại lý (chính hãng) lớn, việc đầu tư lớn có thể giúp công việc nhanh chóng hơn nhờ máy móc cao cấp (ví dụ máy thu hồi và tái tạo khí gas có giá trị khoảng 90 triệu đồng)…
Các garage uy tín luôn cố gắng công khai biểu giá bất cứ hạng mục sửa chữa nào.
Anh Trần Văn Quỳnh, thợ máy tại garage Phúc Thái (Long Biên – Hà Nội) cho biết, đối với việc bảo dưỡng điều hoà, người tiêu dùng nên tìm đến garage chuyên về điều hoà, những xưởng sửa xe có thông tin minh bạch về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa cùng các loại vật tư thực sự cần thiết và vừa đủ số lượng trong khi thực hiện công việc; lượng gas và chủng loại gas bổ sung (tính theo kg), dầu lạnh (tính theo lon), dung dịch vệ sinh dàn lạnh (tính theo lon)…
Nguyên nhân gây nổ lốp xe ôtô, cách xử lý và phòng tránh
Khi ôtô đột ngột bị nổ lốp trong lúc đang di chuyển nhiều tài xế thường rất hoảng hốt và lúng túng dẫn đến các va chạm, tai nạn nguy hiểm. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được cách giải quyết an toàn và hiệu quả.
Nguyên nhân gây ra nổ lốp
Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng nổ lốp ôtô, trong đó bao gồm các nguyên nhân chính sau:
Lốp ôtô bị quá tải chạy tốc độ cao
Việc chở quá tải đã vô tình đặt lốp xe vào trong tình trạng "giới hạn tải trọng cực đại". Lúc này, nhiệt sinh ra trong quá trình ma sát với mặt đường và việc di chuyển qua các đoạn đường lồi lõm sẽ đẩy sức chịu đựng của vỏ đi quá giới hạn. Do đó, tình huống xe ôtô bị nổ lốp là điều khó tránh khỏi.
Lốp xe ôtô lâu không thay
Đến điểm giới hạn và khi vận hành ở tốc độ cao, các tác nhân nhiệt độ, áp suất và sức chịu tải sẽ gây nổ lốp ôtô. Ảnh: Tuấn Phùng
Lốp xe ôtô bị thiếu hơi
Theo nguyên lý hoạt động của xe, áp suất không khí trong lốp ôtô không những có nhiệm vụ nâng toàn bộ trọng lượng của xe mà còn phải nâng trọng lượng của hành khách và hành lý.
Lốp xe thiếu hơi dẫn đến việc vỏ xe phải gánh thêm sức nặng khiến các thành phần cấu tạo lốp bao gồm: Dây thép, caosu, gai lốp và cả tanh lốp phải hoạt động quá sức. Ngoài ra, thiếu hơi sẽ khiến lốp xe bị nóng, lại thêm diện tích ma sát giữa lốp và mặt đường sẽ gây nên tình trạng quá nhiệt và dễ phát nổ.
Hỏng La-zăng
Mép la-zăng bị hư hại hay có khuyết tật khiến cho lốp ôtô bị cào xước trong quá trình sử dụng. Các vết cào xước nhiều và sâu quá sẽ không chịu đựng được áp suất nên bị nổ lốp.
Lốp bơm căng quá hoặc bơm không đủ áp suất
Lốp xe bơm quá căng hoặc bơm không đủ áp suất cũng là nguyên nhân dễ gây nên nổ lốp, bởi vì khi lốp bơm quá căng mà đi trong khu vực đường xóc nảy khiến lốp xe dễ bị nổ và xịt.
Cách xử lý khi xe ôtô bị nổ lốp
Bước đầu tiên người lái cần làm là giữ bình tĩnh, không được hoảng loạn mất phương hướng. Tuyệt đối không đạp phanh hoặc đánh tay lái về ngược lại với phía mà xe bị nghiêng, tình trạng mất cân bằng của xe sẽ thêm phần nghiêm trọng.
Tiếp theo đó là giữ vô lăng thẳng và chặt. Hiện nay đa số xe hơi hiện đại đều được trang bị hệ thống phân phối lực phanh điện tử, hệ thống cân bằng điện tử... nên khi tình trạng nổ lốp xảy ra, những hệ thống này sẽ can thiệp và đảm bảo an toàn cho xe.
Khi kiểm soát được tốc độ, tài xế hãy nhanh chóng di chuyển xe vào khu vực an toàn và dừng xe lại để kiểm tra. Cần chú ý bật tín hiệu xin đường như xi nhan hoặc sử dụng hệ thống đèn pha nhấp, nếu trời quá tối hoặc thiếu sáng. Cuối cùng, nếu có lốp dự phòng và dụng cụ thay lốp thì có thể tiến hành thay lốp ngay hoặc gọi cứu trợ và chờ đợi nếu không mang theo.
Cách phòng tránh xe ôtô bị nổ lốp
Sử dụng lốp có chất lượng
Nên dùng cho bánh trước loại lốp có chất lượng. Hai lốp này cùng một kích thước và mòn đều nhau. Nếu thấy gai mòn không đều nhau thì phải đi cân chỉnh tay lái hoặc đảo lốp. Hạn chế dùng lốp sơ cua để thay cho bánh trước
Kiểm tra lốp ôtô thường xuyên
Thường xuyên kiểm tra lốp bằng mắt thường trước khi bắt đầu mỗi hành trình. Bằng cách có thể đi vòng quanh xe và liếc nhanh một lượt để phát hiện những biểu hiện bất thường như lốp bị nứt, rách,...Khi mua lốp mới nên chú ý đọc ngày tháng sản xuất trên lốp. Khi thay lốp mới, tài xế nên ghi chép lại thời điểm và chỉ số km ở đồng hồ. Lốp dù có chất lượng cao cũng không nên dùng quá 80.000 km đối với xe tải và 40.000 km đối với xe du lịch
Lốp ôtô phải đúng áp suất tiêu chuẩn
Khi lốp ôtô bị non hơi sẽ làm tăng bề mặt ma sát, thành lốp bị nóng rất nhanh khi chạy ở tốc độ cao và nguy cơ bị nổ sẽ lớn hơn. Vì vậy cần bơm lốp đúng áp suất quy định. Ảnh: Văn Phong
Giảm tốc độ khi ôm cua
Khi xe đang chạy ở tốc độ cao, việc ôm cua có thể làm cho lốp bị bẻ ngang rất mạnh, khiến cho thành lốp không những phải chịu tải đè nặng, mà còn phải chịu lực xé ngang, làm tăng nguy cơ bị nổ lốp.
Đừng tiếc vài phút mở nắp capo kiểm tra trước mỗi chuyến đi Chỉ cần bỏ ra 2-3 phút kiểm tra các bộ phận dưới nắp capo có thể sẽ cứu chiếc xe của bạn khỏi lâm vào cảnh "nằm đường", tiền mất tật mang. Cuộc sống bận rộn hoặc cũng có thể do thói quen nên rất nhiều người chỉ biết trèo lên xe rồi lái đi mà không hề có sự quan sát hay...