Kinh nghiệm nuôi 2 con, hot mom Thủy Anh chia sẻ 9 điều cha mẹ cần biết trước khi cho con đi tiêm vắc xin
Việc tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ là điều mà tất cả các bà mẹ đều cần phải thực hiện cho trẻ trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, để tiêm vắc xin sao cho hợp lý và đúng cách, hội chị em cần nằm lòng ngay 9 bí kíp của bà xã ca sĩ Đăng Khôi dưới đây.
Tiêm vắc xin luôn là chủ đề được các bà mẹ đặc biệt quan tâm khi các vấn đề liên quan tới vắc xin ngày càng nhiều. Những câu hỏi như nên tiêm vắc xin ở đâu, tiêm như nào thì đúng cách, cần chuẩn bị gì cho bé khi đi tiêm vắc xin… thường được nhiều người tìm kiếm. Hơn nữa, chủ đề này cũng được các hot youtuber hay influencer đề cập tới.
Nếu muốn nằm lòng những quy tắc tiêm vắc xin chuẩn, hội chị em không thể bỏ qua vlog chia sẻ về chủ đề tiêm vắc xin của hot mom Thủy Anh đang được nhiều người quan tâm. Những chia sẻ chân thật từ kinh nghiệm của bản thân cũng như học tập từ các chuyên gia khiến bà mẹ hai con được cánh mẹ bỉm sữa hết sức tin tưởng.
Bà xã Đăng Khôi tiết lộ 9 lưu ý quan trọng các mẹ nên nhớ khi cho con đi tiêm phòng.
9 điều được mẹ Thủy Anh chia sẻ khá dễ dàng để mọi người có thể học theo, hãy học thuộc ngay 9 bí kíp này để việc đi tiêm vắc xin cho con không trở thành “cơn ác mộng” nữa nhé.
Lưu ý 1: Các mẹ nhớ vệ sinh thân thể cho bé trước khi đi tiêm, mặc áo cotton thấm hút mồ hôi để bác sĩ dễ dàng thao tác khi tiêm.
Lưu ý 2: Nhớ mang sổ y bạ, quên gì thì quên nhưng không được quên y bạ của các bé đâu.
Lưu ý 3: Không nên tiêm vắc xin sống gần nhau trong thời gian 4 tuần.
Lưu ý 4: Không cho bú hay ăn quá no khi đi tiêm, như vậy có thể khiến bé bị trớ hay buồn nôn. Tuy nhiên cũng không để bé đói, ảnh hưởng đến việc tiêm và sức khỏe.
Lưu ý 5: Bố mẹ nhớ trao đổi kĩ với bác sĩ về tình trạng của bé trước khi tiêm, mỗi trẻ đều có thể trạng khác nhau và bác sĩ cần biết những lưu ý đặc biệt.
Lưu ý 6: Không nên cho trẻ tiêm khi trẻ mắc các bệnh cấp tính như sốt cao, ho, tiêu chảy, đau bụng, dị ứng…
Lưu ý 7: Sau khi tiêm phòng đừng vội về ngay mà các mẹ hãy ở lại khoảng 15-30 phút để bác sĩ có thể theo dõi, biết đâu gặp vấn đề gì bố mẹ khó có thể xoay sở kịp.
Lưu ý 8: Mẹ cần theo dõi bé kỹ càng sau khi đi tiêm phòng về, đặc biệt là lần đầu tiên phòng hay tiêm vắc xin 5 trong 1.
Lưu ý 9: Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ, bỏ bú, quấy khóc, da tím tái khó thở… bố mẹ cần đưa đến bệnh viện để cấp cứu ngay nhé!
Thuộc lòng trọn bộ bí kíp này của mẹ Thủy Anh là chị em nhà mình không phải lo lắng gì nữa rồi! Cũng đơn giản quá phải không?
Theo afamily
Dịch bệnh sởi có xu hướng giảm mạnh
Theo Sở Y tế Hà Nội, trên địa bàn thành phố đã có thêm 61 trường hợp mắc sởi, 77 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 4 trường hợp mắc tay chân miệng và 1 trường hợp mắc ho gà trong tuần từ ngày 27/5 đến 2/6.
Ảnh minh họa
So với tuần trước đó, số ca mắc mới các dịch bệnh đều giảm từ 4 đến 9 trường hợp/tuần. Đặc biệt, dịch bệnh sởi tiếp tục giảm mạnh.
Tuy nhiên, thời tiết nắng nóng và mưa nhiều như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, các quận, huyện, thị xã cần chủ động thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường diệt bọ gậy và muỗi truyền bệnh.
Tính từ đầu năm 2019 đến nay, thành phố đã ghi nhận 1.405 trường hợp mắc sởi, 403 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 275 trường hợp mắc tay chân miệng và 71 trường hợp mắc ho gà.
Theo vnews
5 nguyên tắc "bỏ túi" khi đưa con đi khám bệnh Khi đưa con đi khám không phải bố mẹ nào cũng hiểu rõ cần kể cho bác sĩ các dấu hiệu gì, bắt đầu từ đâu, hỏi bác sĩ những gì trong qua trình khám bệnh. Ảnh minh họa Trên thực tế, có rất nhiều gia đình cầm đơn thuốc về rồi mới nghĩ ra là muốn hỏi bác sĩ về tác dụng...