Kinh nghiệm lái xe; Vượt ở khúc cua, tài xế xe khách muốn đi nhanh để làm gì?
Bất chấp đoạn đường cấm vượt, tài xế chiếc xe khách vẫn liều lĩnh vượt xe khác ở góc của khuất tầm nhìn… bất chấp việc có xe khác đi ngược chiều.
Tại điểm D khoản 5 Điều 5, Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi : Vượt xe trong những trường hợp không được vượt. Ngoài ra tài xế còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.
Mách chị em cách lái xe đúng và an toàn nhất
Nắm được một số nguyên tắc và kinh nghiệm khi điều khiển xe dưới đây sẽ giúp cho chị em phụ nữ hình thành thói quen đúng khi lái xe, tránh đạp nhầm chân phanh - chân ga.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe, an toàn cho chiếc xe và cả an toàn cho những người tham gia giao thông khác, các chị em phụ nữ nên lưu ý những điểm sau để hạn chế lỗi "nhầm chân phanh và chân ga" và có lộ trình di chuyển an toàn.
Điều chỉnh tư thế ngồi thoải mái nhất
Anh Nguyễn Viết Sơn (chuyên đào tạo thực hành lái thi bằng lái xe, Nhà Bè, TP HCM) cho biết, việc giữ tư thế ngồi lái, đặt chân vào đúng vị trí là điều vô cùng cần thiết. Ngay khi ngồi vào xe, người lái cần điều chỉnh ghế ngồi sao cho dễ dàng điều khiển chân phanh, ga, thắng tay, cần số. Sau đó, người lái xe cần điều chỉnh một số chi tiết quan trọng khác như vô lăng, gương chiếu hậu...
Tự chuẩn bị cho mình một điều kiện thoải mái với tầm nhìn tốt nhất trước khi lái xe là điều rất quan trọng. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Mang giày đế phẳng, mềm khi lái xe
Giày cao gót với phần đế mỏng, diện tích tiếp xúc với mặt sàn nhỏ, dép xỏ ngón thì dễ bị vướng, mắc vào bàn đạp, giày đế cứng làm giảm cảm giác lái, chân trần dễ gây trầy xước... Vậy nên chọn giày như thế nào để phù hợp với việc lái xe?
Phụ nữ không nên điều khiển xe khi mang giày cao gót. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Chị Nguyễn Phương Thảo (chủ salon ôtô tại Long Biên, Hà Nội, lái xe gần 10 năm) chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân, phụ nữ lái xe cần sử dụng loại giày đế mềm, phẳng để thao tác tốt với phanh, ga. Nếu công việc khiến các chị em thường xuyên mang giày cao gót, thì chuẩn bị sẵn một đôi giày "sơ cua" trong xe ôtô của mình để phục vụ việc lái xe.
Không nghe điện thoại hay nhắn tin khi lái xe
Không chỉ các chị em mà rất nhiều người khi lái xe vẫn có thói quen vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại. "Hiện tại đa phần xe ôtô đều có tính năng kết nối cuộc gọi với điện thoại, vì thế chị em phụ nữ hãy tận dụng tính năng này để nghe gọi trên xe. Tuy nhiên việc nhắn tin thì nên chờ cho dừng hẳn, lơ là chút thôi có thể gây tai nạn rồi" - chị Thảo nói.
Rời chân ga, rà chân phanh
Ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga thì ngay lập tức xoay sang giữ chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. "Khi dạy lái cho mọi người, tôi luôn nói mọi người cần tuân theo nguyên tắc này kể cả khi không có xe trước mặt vì nó giúp người lái xe luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga, hạn chế được rủi ro nhầm lẫn" - anh Sơn nhấn mạnh.
Dừng, đỗ xe đúng cách
Trong những tình huống dừng đỗ xe với thời gian trên 30s, các chị em nên chú ý điều chỉnh cần số về số P, hoặc về số N và giữ phanh để chiếc xe không bị lực kéo của động cơ đẩy về phía trước, hoặc tụt dốc ngược về phía sau. Nếu dừng lâu hơn ở địa hình dốc, trơn trượt, thì chị em nên về số P và kéo phanh tay.
Chú ý sử dụng cần số và phanh tay đúng cách khi dừng đỗ. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Tại sao không nên cho trẻ em ngồi ghế trước Tư thông kê thưc tê đa chưng minh, đê tre em ngôi ghê trươc se dân đên nhiêu nguy cơ gây mât an toan trong qua trinh lai xe. Trong dư thao Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Chinh phu trinh trình Quốc hội mơi đây có quy định về chỗ ngồi của trẻ em trên ôtô,...