Kinh nghiệm giúp giảm phù nề khi mang thai
Khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ cũng là lúc hiện tượng phù nề ở bà bầu ngày càng khó chịu, đi lại nặng nề, chân sưng to, đau nhức mệt mỏi… Vậy bạn có biết làm thế nào để giảm bớt phù nề khi bầu bí không? Hãy cùng chia sẻ từ kinh nghiệm của mình nhé.
Chính mình cũng đã phải đối phó với hiện tượng phù nề đó. Mẹ mình bảo khoảng cách sưng phù chân như vậy khoảng 3 lần và tự rút xuống thì sắp đến kỳ sinh. Khi chân xưng lên bạn ấn tay vào phần phù nề sẽ xuất hiện vết lõm lâu mới trở lại bình thường thì thai của bạn đã bị nhiễm độc thai nghén cần phải gặp bác sĩ để xin ý kiến còn không thì cũng không ảnh hưởng nhiều có chăng chỉ ảnh hưởng cho việc đi lại hàng ngày của bạn.
Phù nề chân tay rất khó chịu khi mang bầu
Với kinh nghiệm đã trải qua lần mang thai đầu tiên của mình và bị xuống máu ở đôi chân mình xin chia sẻ kinh nghiệm thế này. Khi đôi chân của bạn bị sưng lên có những điều nên và không nên làm như sau:
- Không nên mang giày, dép quá chật vì chính những đôi giày, dép sẽ là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân… Các vết chai sần được hình thành như những đốm da cứng để chống lại sự ma sát của giày dép lên chân. Thời gian mang giày chật càng lâu thì những vết chai này cũng dày lên, sạm đen đi khiến đôi chân mất đi vẻ đẹp và cảm giác bức bối, bó chặt đôi bàn chân sẽ làm bạn không thoải mái.
- Không nên sử dụng những đôi dày cao gót vì độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, khiến cho cơ thể của bạn không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới, thậm chí còn mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bạn bị trẹo chân ngã.
- Không nên đứng quá lâu vì trọng lượng cơ thể lúc đó dồn hết xuống chân sẽ làm cho bạn càng thêm nhức nhối, đau mỏi đôi chân.
Video đang HOT
- Không nên ngồi xếp bằng hoặc chân nọ bắt chéo chân kia, vì các tư thế này có thể ngăn cản quá trình tuần hoàn máu xuống hai chân, dễ dẫn đến tình trạng bị tê chân.
- Không nên ngồi lâu. Trong giờ làm việc bạn nên giành một chút thời gian giải lao bằng cách co duỗi hai chân thường xuyên giúp khí huyết được lưu thông.
Bạn nên tìm mua cho mình loại giày phù hợp với kích thước chân và độ cao vừa phải ở khoảng 1-3 cm. Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.
- Những dụng cụ hữu ích hàng ngày như bàn chải mềm để chải sạch móng chân hay xơ mướp làm mềm da chân, loại bỏ những tế bào chết, những vết chai sần, xà bông dưỡng ẩm vừa làm sạch từng kẽ chân, vừa mang lại cảm giác mềm mại. Đôi chân của bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và trở lên sạch sẽ.
- Càng về gần cuối thai kỳ, đôi chân sẽ thường xuyên bị mỏi và đau hơn, bạn có thể ngâm chân vào nước ấm hay massage chân để giảm bớt những cơn đau.
- Bạn nên tập thể dục đều đặn cho đôi chân vì đây cũng là một phương pháp giúp đôi chân thư giãn và hồi phục. Bạn có thể đi bộ nhẹ nhàng hay xoay bàn chân để tăng lưu thông máu huyết, ngăn ngừa việc giãn các mạch máu, làm mạnh cơ và đồng thời giảm thiểu những cơn đau.
- Khi đi khám, bác sĩ sẽ khuyên bạn thế này: nên thường xuyên đi bộ nhẹ nhàng vào buổi tối để dễ dàng hơn cho quá trình vượt cạn. Sự vận động nhẹ nhàng không những tốt cho thai nhi mà còn tốt cả cho các bà mẹ.
- Trước khi đi ngủ hãy ngâm đôi chân vào trong nước ấm có pha một chút muối loãng. Bạn sẽ có cảm giác thoải mái dễ chịu, giấc ngủ được sâu hơn.
- Tư thế xoay bàn chân rất dễ dàng thực hiện ở bất cứ đâu: trên sàn nhà, trên ghế hay trên giường mỗi khi bạn thấy đau hay mỏi chân. Ở nhà bạn nên giành chút ít thời gian bằng cách ngồi xếp bằng chân trái, lưng thẳng, cánh tay trái ôm chặt đầu gối phải và tay phải nhấc bàn chân phải lên khỏi mặt đất. Xoay quanh cổ chân theo một vòng tròn lớn và gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chữ O trong không khí, sau đó đổi chân. Tập đều đặn mỗi ngày 2-3 lần, mỗi lần trong 10 phút chắc chắn cảm giác đau mỏi sẽ ít hơn.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh trong thai kỳ để vượt cạn thành công!
Theo SKDS
Suy thận, suy gan do bệnh gút biến chứng
Hơn 60% bệnh nhân gút khi nhập viện đã chuyển sang giai đoạn mãn tính kèm suy giảm chức năng gan, suy thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành...
Bệnh nhân gút mãn tính khi biến chứng nặng thường có rất nhiều u cục tophi ở bàn tay, bàn chân, khuỷu tay gây biến dạng khớp. Nhiều trường hợp tophi vỡ không liền miệng kéo dài gây nhiễm trùng, có trường hợp đã phải tháo khớp. Trên bệnh nhân gút đã bị biến chứng thường kèm theo tình trạng suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành...
Bệnh nhân Trần Thị Th. (quận 2 - TPHCM) trước điều trị (ngày 28-12-2010) và sau điều trị (ngày 27-6-2011)
Phù nề, biến dạng
Nhiều năm qua, bà Trần Thị Th. (52 tuổi, ngụ quận 2-TPHCM) cảm thấy cơ thể đau nhức triền miên, viêm khớp, toàn thân phù nề. Cuối năm 2010, bà đến phòng khám của Viện Gút điều trị trong tình trạng nguy kịch: suy thận, phù nề, giữ nước, đã nổi nhiều cục tophi, các ngón tay biến dạng. Qua tìm hiểu, các bác sĩ (BS) ghi nhận bệnh nhân lạm dụng thuốc corticoid (chống viêm, dị ứng) mỗi lần đau nhức. Sau hơn một tháng điều trị tích cực, bà Th. đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, hết phù nề, giữ nước và sau hơn 6 tháng điều trị, sức khỏe đã phục hồi trở lại, đi vào ổn định. Khi các cơn gút cấp không còn tái phát, chân và tay đã cử động dễ dàng, bà Th. đã lao động bình thường trở lại.
Theo BS Nguyễn Hồng Thu, Giám đốc Viện Gút, thống kê cho thấy hơn 60% bệnh nhân khi đến các phòng khám của Viện Gút đã chuyển sang giai đoạn gút mãn tính có nhiều u cục tophi kèm theo suy giảm chức năng gan, suy thận, sỏi thận, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, viêm loét dạ dày, tá tràng... Trong đó khoảng 5% đã bị biến chứng nặng như phù nề, giữ nước, loãng xương, các khớp bị phá hủy gây biến dạng khớp, tophi vỡ khiến nhiễm trùng kéo dài. Số bệnh nhân này cũng bị kháng trị tất cả các loại thuốc điều trị gút hiện có. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do lạm dụng các loại thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc có dexamethason.
Chớ nên chủ quan
Theo các chuyên gia y tế, tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau để điều trị bệnh gút là đáng báo động. Trong cộng đồng, kể cả một số trong giới chuyên môn, vẫn coi tăng acid uric máu là bệnh gút nên gây ra lạm dụng thuốc và điều trị quá mức.
GS-TS-BS Hoàng Khải Lập, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu bệnh gút (trực thuộc Viện Gút), cho biết đang tồn tại một thực trạng đáng lo ngại là rất ít bệnh nhân gút điều trị liên tục theo một BS để được kiểm soát. Do nôn nóng trong điều trị, nhiều người đi khắp các bệnh viện, khi bế tắc, họ tự tìm mua thuốc điều trị, ai mách ở đâu có thuốc "tốt" cũng mua về uống mà không cần tìm hiểu nguồn gốc và công dụng thực.
Những bệnh nhân gút bị biến chứng, kháng trị với các loại thuốc điều trị gút chưa phải đã hết thuốc chữa, họ vẫn có thể đáp ứng và phục hồi tốt nếu hỗ trợ điều trị bằng thảo dược. Kết quả điều trị không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn phụ thuộc vào việc kiểm soát điều trị, trong đó sự tự giác tuân thủ, phối hợp và kiên trì điều trị của bệnh nhân vẫn là yếu tố quan trọng nhất để chiến thắng bệnh gút.
"Gút là một bệnh khớp hầu như có thể điều trị được nhưng việc điều trị diễn ra cẩu thả. Điều trị cẩu thả ở đây không phải là không có thuốc tốt để kiểm soát các cơn gút cấp tái phát mà do chủ quan, nhiều bệnh nhân cẩu thả trong dùng thuốc, cẩu thả trong sinh hoạt, ăn uống để bệnh tiến triển nặng"- GS Hoàng Khải Lập nhận định.
4,2% bệnh nhân kháng trị các loại thuốc
Thống kê tại Mỹ cho thấy hiện nước này có 2,1 triệu người bị gút, trong đó 4,2% bệnh nhân gút mãn tính đã kháng trị với tất cả các loại thuốc điều trị hiện có. Trong khi tình hình bệnh nhân gút đang tăng nhanh tại Việt Nam cũng như trên thế giới thì hầu như chưa có cơ sở y tế nào điều trị chuyên sâu về nó. Vì vậy, việc có một đơn vị y tế chuyên sâu về gút là rất cần thiết.
Theo người lao động
Thuốc cho người gãy xương Cua, sườn heo, vỏ trứng gà, cá diếc... có tác dụng giảm phù nề, thâm tím, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình liền xương. Gãy xương là tình trạng bệnh lý chấn thương thường gặp, có thể do một lực tác dụng mạnh hay một tổn thương không đáng kể kết hợp với các bệnh làm yếu cấu trúc xương (như loãng...