Kinh nghiệm du lịch Pù Luông
Du lịch Pù Luông đang dần trở thành một trong những địa điểm địa điểm du lịch nổi tiếng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá.
1. Vì sao bạn nên đi du lịch Pù Luông Thanh Hóa?
Là điểm đến dành cho những ai yêu thích thiên nhiên
Nằm ở vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc địa phận hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, cách thành phố Thanh Hóa 130 km về phía Tây Bắc.
Được thành lập từ năm 1999 với diện tích hơn 17.600 ha, Pù Luông mang trong mình nét đẹp hoang sơ cùng hệ động thực vật phong phú. Vì vậy nơi đây được đánh là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái.
Đến Pù Luông bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc tự nhiên đẹp như tranh vẽ của những thửa ruộng bậc thang trải dài, những sườn đồi quanh co và ngôi nhà sàn lấp ló dưới chân núi. Đây chắc chắn là địa điểm du lịch lý tưởng dành cho những ai thích hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây, đất trời.
Nhiều trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua
Sở hữu nhiều địa điểm có cảnh quan đẹp nổi tiếng như: điểm Son Bá Mười, đỉnh núi Pù Luông, Kho Mường, Làng Đôn với khu nghỉ dưỡng Pu Luong Retrea… Và là nơi sinh sống của các dân tộc Kinh, Mường và Thái nên Pù Luông có sự đa dạng về văn hóa và phong tục, lễ hội.
Đến đây bạn sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động thú vị như: hòa vào cuộc sống yên bình của người dân địa phương, thưởng thức những món ăn đặc sản, cắm trại, trekking, leo núi,… Tất cả sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm vô cùng ý nghĩa trong chuyến đi của mình.
2. Thời gian lý tưởng đi du lịch Pù Luông
Sau dịp tết Nguyên Đán: Du xuân ở Pù Luông
Mùa xuân là thời điểm cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa lá thi nhau đua sắc khắp nơi. Nếu yêu thích cái se lạnh của mùa xuân thì bạn nên đi Pù Luông vào thời điểm này. Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức trọn vẹn hương vị xuân trên vùng cao mộc mạc và cảm nhận được không khí vui tươi tràn đây sức sống của con người nơi đây.
Ngoài ra, đến Pù Luông vào mùa xuân bạn còn được tham gia các hoạt động lễ hội đầu năm như: Dâng hương tri ân công lao của Quận công Hà Công Thái, rước kiệu, biểu diễn cồng chiêng… và các hoạt động văn hóa – thể thao hấp dẫn như: Đánh mảng, tung còn, chọi gà,…
Tháng 5 – 6 : Thời điểm bắt đầu vụ lúa mới
Video đang HOT
Vào vụ lúa mới, khắp những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh mướt, khung cảnh vô cùng đẹp mắt và thanh bình. Mặc dù là thời điểm mùa hè thế nhưng nhờ có rừng rậm và ít dân cư xung quanh nên thời tiết ở đây vẫn khá mát mẻ và dễ chịu.
Tháng 9 – 10 : Thời điểm bước vào mùa lúa chín
Tháng 9 chính là thời điểm lý tưởng nhất để bạn ghé đến Pù Luông. Bởi lúc này bắt đầu bước vào mùa lúa chín. Những cánh đồng xung quanh dần chuyển mình sang màu vàng óng rực rỡ cả một góc trời. Cảm giác hít thật căng để tận hưởng hương lúa chín chắc chắn sẽ khiến nhiều người thích thú.
3. Những trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến Pù Luông
Hòa mình cùng cuộc sống của người dân địa phương
Một trong những trải nghiệm tuyệt vời nhất khi đến Pù Luông chính là được hòa vào cuộc sống của người dân nơi đây. Để được tận hưởng cuộc sống đúng nghĩa của đồng bào dân tộc vùng cao, Halo khuyên bạn nên ở homestay với người Thái hoặc Mường. Hầu hết các ngôi nhà của họ là nhà sàn được làm bằng tre nứa hoặc những tấm gỗ được thiết kế chắc chắn và được lợp bằng lá cọ hoặc lá cỏ tranh tết vào nhau.
Nghỉ ngơi Homestay của người dân địa phương sẽ tiết kiệm được chi phí cho chuyến đi, qua đó bạn có thể hiểu rõ hơn về cuộc sống bình dị chân chất hàng ngày của họ. Vừa được thưởng thức những món ăn dân dã vừa được tìm hiểu những phong tục tập quán cũng như cách cách họ kiếm sống, sẽ thú vị biết bao!
Đi mua sắm ở các chợ phiên
Trải nghiệm tiếp theo không kém phần thú vị ở Pù Luông đó là đi mua sắm ở các khu chợ phiên. Một trong những khu chợ phiên nổi tiếng nhất ở đây phải kể đến chợ phiên phố Đoàn thuộc địa phận xã Lũng Niêm, huyện Bá Tước.
Chợ phiên Phố Đoàn mang nét đặc trưng của phiên chợ vùng cao với các mặt hàng tự cung cấp như: trang phục thổ cẩm dệt tay, rượu cần, các loại rau rừng, côn trùng, hoa quả tươi… Không những như những khu chợ khác, chợ phiên phố Đòn đặc biệt ở chỗ ngoài tiền mặt, bạn có thể mua hàng hóa bằng cách trao đổi vật có giá trị tương đương.
Lưu ý: phiên chợ này được tổ chức vào thứ Năm và Chủ Nhật hàng tuần, nếu muốn đi chợ Đòn để mua những món quà đặc sản Pù Luông làm quà bạn cần phải sắp xếp thời gian cho hợp lí.
Thưởng thức những món ngon bản địa
Du lịch Pù Luông mà không thưởng thức những món ngon bản địa thì chuyến đi của bạn chưa thực sự trọn vẹn. Pù Luông nổi tiếng với những món đặc sản mang hương vị đặc trưng của người Thái, người Mường được lưu giữ qua nhiều thế kỷ như: cá nướng lá, xôi nhiều màu, gà nướng tẩm gia vị Thái, cơm lam Cổ Lũng, vịt lợn Mường quay, nộm hoa chuối rừng, măng rừng,…
Không chỉ được thưởng thức các món ăn ngon, bạn còn có thể học các công thức nấu ăn gia truyền của họ, mang về nhà trổ tài với gia đình, bạn bè của mình
Dừng chân bên những bản làng
Những bản làng ở Pù Luông là nơi bạn có thể tìm những giây phút bình yên cho mình. Mỗi bản làng đều mang trong mình vẻ đẹp và nét đặc trưng khác nhau, bạn có thể khám phá một số bản như Bản Đôn, Bản Kho Mường, Sơn Bá Mười thôn, làng Hiêu,…
Tại đây, bạn có thể đi dạo ngắm nhìn những ngôi làng cổ ẩn hiện giữa vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng hoặc đi xe đạp trên những con đường làng nhỏ, uốn lượn quanh những thửa ruộng để tìm cảm giác thư thái
Săn mây trên đỉnh Pù Luông
Nếu yêu thích khám phá thiên nhiên thì Pù Luông sẽ là một điểm đến lý tưởng. Du lịch Pù Luông nhất định bạn hãy thử một lần chinh phục đỉnh Pù Luông với độ cao 1700m nhé. Hành trình trekking tới đỉnh núi sẽ mất khoảng 6-8 tiếng nên tốt nhất là bạn nên cắm trại ở đó qua đêm. Đừng quên đi theo nhóm đông người để đảm bảo an toàn.
Tuy khá vất vả mới có thể chinh phục được đỉnh núi này, nhưng khi lên tới nơi bạn chắc chắn sẽ không hối hận. Đứng trên đỉnh Pù Luông bạn sẽ được thả mình vào không gian bao la hùng vĩ của núi rừng, được tận hưởng bầu không khí mát lành của mẹ thiên nhiên. Một cảm giác vô cùng sảng khoái và tuyệt vời khiến ta quên đi những lo âu, bộn bề của cuộc sống, ngoài kia.
Trekking ở Vườn quốc gia Pù Luông
Đối với những ai yêu thích cảm giác mạnh có thể chọn hành trình đi bộ quanh khu vườn quốc gia Pù Luông. Dưới đây là 3 cung đường trekking đẹp nhất mà Halo muốn giới thiệu đến bạn đọc:
Từ bản Đôn đến Pù Luông Retreat
Đường vòng bản Kho Mường
Bản Hiêu đến thác Hiêu.
Một số lưu ý khi đi trekking Pù Luông:
Không nên mang vác nặng, chỉ bị các đồ dùng cần thiết như: thuốc chống côn trùng, thuốc đau bụng, hay băng gạc,… trong trường hợp xảy ra những tình huống bất ngờ.
Bạn nên mặc quần áo thoải mái và đeo những giày đi bộ vừa chân, êm ái
Có thể mang theo một ít đồ ăn nhẹ và nước uống
Khám phá những thác nước
Pù Luông có rất nhiều thác nước với những cảnh đẹp ngoạn mục. Thác Hiêu là thác nước gần nhất ở Pù Luông chảy quanh năm không bao giờ cạn, thác luôn có màu trong xanh, mát lạnh bạn có thể thỏa thỏa sức bơi lội, tắm mát ở đây. Thác Muốn (Thác Mơ) là một trong những thác nước lớn nhất tỉnh Thanh Hóa với 43 tầng thác lớn nhỏ, cao hơn 500m được nhiều người biết đến với câu chuyện tình cổ của người Mường.
Ngoài ra, gần Pù Luông còn rất nhiều thác nước đẹp cũng không kém đang chờ bạn đến khám phá như: Thác Mu, Thác Mây, Thác Trăng,…
Cố đô Huế - Dấu ấn vàng son một thời triều nhà Nguyễn
Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi và thiết triều tại Phú Xuân, Huế lấy hiệu là Gia Long, từ đây vương triều nhà Nguyễn bắt đầu và tồn tại 143 năm trải qua 13 đời vua đã để lại nhiều ký ức trải cùng thăng trầm lịch sử tại cố đô, Kinh thành Huế.
Hiện nay tuy đã bị chiến tranh tàn phá khá nhiều nhưng vẫn giữ lại được kiến trúc của kinh thành xưa, thu hút nhiều du khách đến thăm quan và tìm hiểu về ngai vàng của vương triều cuối cùng tại Việt Nam.
Bước đến kinh thành Huế, du khách sẽ bắt gặp một công trình cổ kính với lối kiến trúc thời phong kiến làm tăng thêm sự hoài niệm cho một quần thể di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại năm 1993. với 3 vòng thành gồm: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành hiện nay chỉ còn một vài công trình được mở cửa cho du khách có dịp ghé tham quan và tìm hiểu về lối sống, sinh hoạt của vua chúa ngày xưa.
Thế Miếu
Trong khu vực Hoàng thành gồm 4 miếu chính thờ các vị vua chúa nhà Nguyễn gồm: Triệu Miếu thờ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế Nguyễ Kim và vợ của ông, Thái Tổ Miếu thờ chín vị Chúa Nguyễn và các bà vợ, Hưng Tổ Miếu thờ Hưng Tổ Hiếu Khương hoàng đế Nguyễn Phúc Luân và Hoàng hậu cùng cha mẹ của vua Gia Long, miếu thờ quan trọng nhất và lớn nhất là Thế Miếu, nơi thờ các vị vua nhà Nguyễn cùng các hoàng hậu. Tại Thế Miếu cũng còn nhiều công trình cũng mang giá trị và nổi bật như Cửu đỉnh và Hiển lâm Các...
Cửu Đỉnh
Đến Thế Miếu tại khu vực Hoàng Thành, du khách sẽ thấy ngay trước sân đặt 9 chiếc đỉnh bằng đồng được vua Minh Mạng cho đúc vào năm 1835. Hiện nay Cửu đỉnh vẫn luôn thu hút du khách bởi những bí ẩn vì sao nhà Nguyễn 13 đời vua nhưng chỉ có 9 chiếc đỉnh được đúc và ứng với chín vị vua, cũng như những hình ảnh được khắc trên Cửu đỉnh có ý nghĩa gì. Đỉnh tượng trưng cho số mệnh của thượng đế, hình dáng to lớn vững chắc, nặng nề, biểu hiện cho sự bề vững của các thời đại. Mỗi đỉnh sẽ mang một chữ tên chạm nỗi ứng với một triều vua: bắt đầu là Cao Đỉnh, Nhân, Chương, Anh, Nghị, Thuần, Tuyên, Dũ và kết thúc là Huyền đỉnh, những chữ tên này tức là Thụy của mỗi vị vua sau khi băng hà như vua Thiệu Trị là Hiến Tổ Chương Hoàng Đế ứng với Chương đỉnh, vua Tự Đức là Dục Tông Anh Hoàng Đế ứng với Anh Đỉnh. Về những điều bí ẩn nhắc ở phần trên thì VieTourist sẽ để du khách tận mắt chiêm ngưỡng và tận tai nghe tại điểm để tăng phần thú vị nhé!
Điện Thái Hòa
Cũng nằm tại khu vực Hoàng Thành, điện Thái Hòa được khởi công xây dựng cùng năm với Kinh thành từ năm 1805. Mang một ý nghĩa đặc biệt, khởi nguồn cho sự bắt đầu của vương triều nhà Nguyễn khi vua Gia Long đã chọn đăng ngai tại đây, và tất nhiên về sau điện Thái Hòa cũng trở thành nơi đăng ngai của tất cả các vị vua còn lại. Đương thời, điện cũng là nới thiết triều của vua cùng bá quan văn vỏ, nơi cử hành các buổi lễ đăng ngai, lễ vạn thọ (sinh nhật vua), lễ tứ tuần hoặc ngũ tuần ( mừng thọ vua), lễ Hưng quốc khánh niệm ( lễ quốc khánh)...
Tử Cấm Thành
Nhiều người vẫn lầm tưởng về tên gọi Tử Cấm Thành là khu vực thành cấm nếu vào sẽ lãnh án tử hình, nhưng thật ra chỉ đúng một phần mà thôi. Tử có nghĩa là màu tím, tía thường được nhắc đến trong câu "lầu son gác tía", cấm là không cho người ngoài tự do lai vãng để dòm ngó những bí mật bên trong phạm vi quy định vì đây là nơi riêng của vua. Đối với những ai vô cớ đi vào Tử cấm thành sẽ bị phạt 100 trượng còn với người mang theo vũ khí dù chỉ là một vật nhọn sẽ lãnh mức án cao nhất là tử hình. Có thể goi riêng đây là chốn thâm cung bí sử.
Ngoài những công trình trên Huế còn được nhắc đến như một sự trầm lặng dù là ở quá khứ hay hiện tại. Có lẽ bởi chứng kiến sự tàn phá của thời gian ở cương vị là một chứng nhân lịch sử nhưng may mắn vẫn giữ lại được giá trị cốt lõi của một kiến trúc xưa. Một lần về với Huế để cảm nhận những nốt thăng trầm theo dòng lịch sử vẫn còn được hát mãi trong tâm thức người con xứ Huế nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.
Hội An nơi lưu dấu âm hưởng những ngày đã xa Hội An là một phố cổ thuộc tỉnh Quảng Nam, nơi lưu giữ gần như nguyên vẹn quá khứ với hơn 1000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ... Trải qua bao dãi dầu lịch sử, bao biến cố và bao mất mát của chiến tranh, Hội An dù đã phảng...