Kinh nghiệm du lịch K’Bang – ‘vương quốc của những dòng thác’
K’Bang là một trong những điểm đến hấp dẫn của Gia Lai, nơi có đại ngàn xanh thẳm với những thác nước hùng vỹ, những hang động kỳ bí và những dấu tích lịch sử đầy ý nghĩa.
Miền đất tuyệt vời này chắc chắn sẽ mang đến cho hành trình khám phá Gia Lai của bạn thật nhiều bất ngờ thú vị.
Du lịch Gia Lai , bạn hẳn sẽ nghĩ ngay đến những cánh rừng già bí ẩn, những bản làng xa xôi hay những nương rẫy bạt ngàn và để hành trình về với đại ngàn của bạn trở nên thật đặc biệt thì hãy đến với huyện K’Bang, một trong những nơi sở hữ nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp của Gia Lai, nơi sẽ cho bạn cảm giác được về với rừng đúng nghĩa. Kinh nghiệm du lịch K’Bang dưới đây sẽ là cẩm nang thông tin hữu ích giúp bạn chinh phục trọn vẹn vùng đất tuyệt vời này.
KBang là mảnh đất đại ngàn tuyệt sắc nơi được ví như vương quốc của những dòng thác.
Tổng quan về K’Bang
K’Bang là huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Gia Lai và thuộc vùng Đông Trường Sơn, cách trung tâm Pleiku khoảng 100km. Huyện K’Bang tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định về phía Đông, tiếp giáp với thị xã An Khê và huyện Đăk Pơ phía Nam và phía Tây tiếp giáp các huyện Mang Yang và Chư Păh, phía Bắc giáp huyện Kon Plông của tỉnh Kon Tum.
KBang là huyện miền núi của tỉnh Gia Lai, cách Pleiku 100km.
K’Bang sở hữu tài nguyên rừng phong phú nên là một trong những điểm du lịch hấp dẫn được nhiều du khách yêu thích của tỉnh Gia Lai, nơi này nổi tiếng với những thắng cảnh tự nhiên ấn tương bao gồm nhiều rừng, thác rất thích hợp cho du khách tìm đế để trekking khám phá rừng, suối, thác hay ngắm nhìn cảnh quan tự nhiên đặc trưng của miền đất Tây Nguyên. Theo kinh nghiệm du lịch K’Bang của nhiều du khách thì đa số các điểm đến nổi tiếng ở đây đều là những khu bảo tồn, rừng, thác tuyệt đẹp.
Vùng đất xinh đẹp này có nhiều điều thú vị chờ đợi du khách khám phá.
Đến K’Bang mùa nào đẹp nhất?
Khí hậu ở KBang mang đặc trưng nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cả hai vùng khí hậu Duyên Hải và Tây Nguyên nên nền nhiệt trong năm khá cao và phân chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô ngắn, chỉ kéo dài 3-4 tháng và không gay gắt, thời gian còn lại thời tiết khá điều hòa trừ cao điểm mùa mưa bão từ tháng 7 đến tháng 11.
Chính vì vậy, hầu hết các thời điểm trong năm bạn đều có thể du lịch thuận lợi, tuy nhiên kinh nghiệm du lịch K’Bang về thời tiết mà bạn có thể bỏ túi khi chọn thời điểm du lịch đó chính là từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau bởi lúc này thời tiết đẹp nhất lại có nhiều sự kiện, văn hóa, lễ hội để bạn kết hợp tham gia.
Mỗi mùa KBang sẽ có một vẻ đẹp riêng.
Kinh nghiệm di chuyển và lưu trú tại K’Bang
K’Bang nằm khá xa trung tâm thành phố Pleiku tuy nhiên đường di chuyển đến đây không quá khó khăn. Bạn có thể di chuyển bằng các loại phương tiện khác nhau như ô tô, xe máy hoặc máy bay. Với phương tiện là ô tô từ Đà Nẵng bạn có thể chọn nhà xe Tín Trung chạy tuyến K’Bang – Đà Nẵng, nếu đi từ Sài Gòn bạn có thể chọn các nhà xe chạy tuyến K’Bang, An Khê- Sài Gòn như Việt Tân Phát, Phước Hưng, Nam Phong.
Bạn có thể đến Pleiku bằng nhiều loại phương tiện sau đó phượt KBang bằng xe máy.
Với phương tiện là máy bay, kinh nghiệm du lịch K’Bang bạn có thể tham khảo là di chuyển từ các tỉnh có đường bay đến sân bay Pleiku, sau đó đi xe máy hoặc ô tô đến K’Bang. Bạn đi theo hướng quốc lộ 16 đến thị xã An Khê, tiếp tục đi theo tỉnh lộ 669 về phía Bắc thêm 30km là sẽ đến huyện K’Bang.
Lựa chọn lưu trú ở KBang không quá nhiều những cũng thuận tiện.
Dịch vụ lưu trú cho du khách ở K’Bang hiện tại cũng khá phát triển, bạn có thể lưu trú ở các khách sạn, nhà nghỉ hay homestay ở K’Bang như khách sạn Ngọc Linh, Hoàng Long, Trung Hạnh, các nhà nghỉ như Lý Kình, Tuấn Vũ, hoặc chọn homestay A Ngưi ở làng KGiang, xã Kông. Ngoài ra nếu chọn hình thức trekking thì bạn có thể ngủ lều trại trong rừng cũng rất thú vị.
Video đang HOT
Homestay A Ngưi, điểm lưu trú hấp dẫn.
Kinh nghiệm du lịch K’Bang: những điểm đến nổi bật
Khu bảo tồn Kon Chư Răng – Thác Hang Én (K50)
Đây là điểm đến nhất định phải check-in theo kinh nghiệm du lịch K’Bang của đa số tín đồ xê dịch. Khu bảo tồn Kon Chư Răng thuộc địa phận xã Sơn Lang với diện tích 15,900ha với hệ sinh thái độc đáo, chuyển tiếp giữa vùng Đông và Tây của dãy Trường Sơn. Chính vì vậy nơi đây có hệ động thực vật rất phong phú. Trong khu bảo tồn có những cánh rừng già xanh thẳm tuyệt đẹp và đặc biệt là những thác nước đẹp như mơ.
Rừng già ở Kon Chư Răng.
Phượt Kon Chư Răng là hành trình thú vị.
Nổi bật nhất chính là thác Hang Én (thác K50), địa điểm tuyệt đẹp là đích đến của các chuyến trekking tại Kon Chư Răng. Thác nước này là nơi bắt đầu của sông Côn nằm giáp ranh Gia Lai và Bình Định. Thác nhước sở hữu vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ bí những cũng rất nên thơ với cảnh sắc tựa thiên đường. Mặc dù cung đường trekking ngọn thác này không hề dễ dàng nhưng chính vẻ đẹp của nó vẫn luôn khiến du khách tìm đến chốn “thâm sơn cùng cốc” để được tận mắt chiêm ngưỡng kỳ quan tự nhiên này.
Thác hang Én đẹp như một bức tranh.
View từ đỉnh thác.
Nhà tưởng niệm Anh hùng Núp – Làng kháng chiến Stơr
Đây là điểm đến lịch sử hấp dẫn ở huyện K’Bang, nhà tưởng niệm anh hùng Núp được xây dựng từ năm 2010 và đến nay nơi đây được coi như ngôi nhà lớn của làng Stơr, xã Tơ Tung là nơi diễn ra các sự kiện cộng đồng, văn hóa tiêu biểu ở địa phương cũng như nơi trưng bày những hiện vật lịch sử quý giá.
Nhà lưu niệm anh hùng Núp điểm đến văn hóa, lịch sử nổi tiếng.
Du tích làng kháng chiến Stơ là biểu tượng cho sự kiên cường, lòng dũng cảm và tinh thân yêu nước của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Check-in địa điểm này du khách còn có cơ hội thưởng thức những điệu múa xoang, cồng chiêng và những món ăn dân dã hấp dẫn.
Bạn đừng quên ghé thăm làng kháng chiến Stowr.
Điểm du lịch sinh thái thác Dơi KBang Gia Lai
Địa điểm du lịch Kbang này nằm gần thị trấn KaNak là thiên đường tuyệt đẹp cho những ai muốn tìm về thiên nhiên với hệ sinh thái phong phú. Nơi này có cảnh quan tuyệt đẹp là một điểm đến hấp dẫn, dễ đi dành cho du khách muốn tìm về với thiên nhiên.
Thác Dơi tuyệt đẹp mê hoặc lữ khách.
Là một nơi có hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú…KBang là một nơi lý tưởng dành cho những người thích tham quan và giải trí, vì ở đây có rất nhiều cảnh quan vô cùng hấp dẫn nổi bật là dòng thác cao 10m tung những ánh bạc trắng xõa. Tại đây vẫn còn những cây cổ thụ khổng lồ, những nhánh phong lan thơ mộng và hang động dài hàng chục mét và nơi lý tưởng để du khách thăm quan, khám phá.
Hang Dơi cũng là điểm thăm quan thú vị.
Thác Ba Tầng (Thác Kon Bông)
Thác Ba Tầng nằm ở Làng Kon Bông, xã Đak Rong, và nổi tiếng với vẻ đẹp ấn tượng từ lâu. Dòng thác chảy qua ba tầng đá thơ mộng và cảnh quan hùng vĩ. Con thác nằm trong một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là những vách đá, cây cổ thụ lớn tạo nên một vùng cảnh sắc tuyệt đẹp. Thác nước dứng đứng giữa muôn trùng xanh thăm của những tán cây tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và hữu tình.
Thác Ba Tầng thơ mộng.
Đặc sản K’Bang nổi tiếng bạn nên thử và mua làm quà
K’Bang có rất nhiều đặc sản hấp dẫn đặc trưng cho vùng đất Tây Nguyên đặc sắc. Kinh nghiệm du lịch K’Bang khi trải nghiệm ẩm thực mà bạn chớ bỏ qua đó là thưởng thức các món nướng hấp dẫn như gà nướng, thịt lợn rừng nướng, cà đắng, măng le…
Gà Nướng là món đặc sản hấp dẫn ở Gia Lai.
Thịt lợn rừng nướng thơm phức.
Nếu như muốn mua quà mang về sau chuyến đi bạn có thể tìm mua các loại đặc sản, cây trái địa phương, cafe K’Bang hay mật ong, các loại lâm sản, măng khô, những tấm thổ cẩm sắc màu là lựa chọn cực kỳ thích hợp.
Bạn có thể mua măng le về làm quà.
Cập nhật kinh nghiệm du lịch K’Bang để đến với vùng đất tuyệt đẹp này và đắm chìm trong cảnh sắc đẹp mê hồn của những thác nước tuôn trào, rừng già hùng vỹ, những điệu xoang lãng mạn hay những món ăn hấp dẫn … Tất cả sẽ mang đến cho bạn những kỉ niệm không thể nào quên.
Gia Lai chỗ nào chẳng... đá
Té ra, Gia Lai không chỉ có những bãi đá cổ mới phát hiện này, mà nơi nào cũng có đá. Đá lạ, đá đẹp, đá quý.
Bãi đá cổ ở suối làng Vân.
Mấy hôm nay dân mạng và cả một số tờ báo rầm rộ chia sẻ ảnh mấy bãi đá cổ mới phát hiện ở Gia Lai. Công đầu là thuộc anh Nguyễn Quang Tuệ, một người sưu tầm nghiên cứu văn hóa dân gian chuyên nghiệp, hiện đang là trưởng phòng Quản lý Di sản của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai.
Đầu tiên là bãi đá cổ ở làng Vân, thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, sau đấy mấy ngày, anh lại lần ra bãi đá nữa ở làng Đôn Hyang, xã Đê Ar, huyện Mang Yang. Chưa có những điều tra, khảo sát chính thức từ các cơ quan chuyên môn, nhưng người ta áng chừng nó có niên đại từ khoảng triệu năm về trước.
Suối làng Vân ở thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh.
Phóng viên Tạp chí Du lịch TP.HCM cũng đã lên tận bãi đá làng Vân và sẽ có bài trên tạp chí in số 3. Nhưng từ chuyến đi này, chúng tôi phát hiện ra rằng, té ra, Gia Lai không chỉ có những bãi đá cổ mới phát hiện này, mà nơi nào cũng có đá. Đá lạ, đá đẹp, đá quý.
Dù chưa có điều tra, khảo sát chính thức từ các cơ quan chuyên môn, nhưng người ta áng chừng bãi đá cổ ở suối làng Vân có niên đại từ khoảng triệu năm về trước.
Ở các triền sông có đá, đã đành. Sông Ba, sông Ayun Pa, sông Sê San (nơi có thủy điện Ia Ly), suối làng Vân (có thể là một nhánh của sông Sê San), suối Đê Ar, thác Kon Chro vân vân...
Trên núi cũng đá, cũng đã đành. Trong tiểu thuyết "Đất nước đứng lên" và thực tế mà chúng tôi đã lên tận nơi, rất nhiều đá. Ông Núp từng làm bẫy đá ở núi Kon Ka King để ngăn Pháp tấn công vào làng. Ở Plei Ơi huyện Phú Thiện còn cái hang đá tương truyền là đang lưu giữ cây gươm thần của vua Lửa, giờ là di tích lịch sử văn hóa.
Và đến khu đất bằng cũng có đá. Là cái khu tiếp giáp giữa huyện Chư Sê và thị xã Ayun Pa, gần đèo Chư Sê ấy, cái xã Hbông toàn đất bằng, nhưng đất chỉ có khoảng 40cm, dưới đấy là đá, miên man dằng dặc đá, dân làng ở đây chỉ có thể trồng những loại cây rễ chùm, ăn nông như ngô (bắp), ớt, cây ăn quả, cây có rễ cọc không thể trồng.
Đá ở sông Ayun Pa.
Huyện Kon Chro có những cái mỏ đá khổng lồ, được cấp phép khai thác, nghe nói đã... hoàn thành nhiệm vụ. Có cái thác, mà một lần vào, tôi đã viết về nó như thế này: "á, một thế giới đá, mênh mang đá, điệp trùng đá, miên man đá, vĩ đại đá, dằng dặc đá... đến 3km đá với những khối vân đá kỳ lạ và tinh xảo như có bàn tay của con người sắp xếp đưa ta đến một con thác cao hơn 20m cực kỳ hoành tráng. Còn vĩ đại hơn cả thác Ia Ly hồi chưa xây dựng. Nghe nói đây là một vết gãy của sông Ba, và cái vết gãy này hiến cho con người cái tuyệt tác thiên nhiên vào loại hiếm hoi này.
Đá sông Ayn Pa đoạn qua thị xã Ayun Pa
Cái thác này có lẽ được nối với mỏ đá Kon Yang cũng lạ kỳ không kém. á lục lăng, đá hình trụ, tứ giác, ngũ giác... dài như những cây cột, nhẵn thín xếp cạnh nhau san sát như cọc Bạch ằng. Khi khai thác chỉ cần ngoắc cáp vào cho xe bò vàng kéo là ra, chả cần đục đẽo cưa xẻ gì mà viên nào viên nấy bằng nhau chằn chặn, bóng nhoáng như vừa lôi từ máy mài ra. Mà cả một quả núi như thế, đá cứ xếp hớ hênh tưng hửng dưới một lớp đất mỏng.
Thiên nhiên bí ẩn và vĩ đại luôn biết cách để con người luôn luôn phải ngạc nhiên, mà ngạc nhiên là thuộc tính trong trắng khẳng định phẩm chất thi sĩ của loài người...!"...
Hang đá đặt thanh gươm của vua lửa ở huyện Phú Thiện.
Đặc điểm chung của những bãi đá này là nó được sắp xếp rất trật tự, cứ y như có một bàn tay rất tài hoa nào đấy lắp ghép theo một sự lập trình từ trước. Có nơi đá hình trụ, có nơi hình đĩa, lớp lớp triền miên...
Nữa là, nó đa phần là màu gan gà, khi bắt ánh nắng mặt trời, nhất là nắng quái buổi chiều, nó hiện lên cực đẹp. Có một số nơi, dân đặt tên cho những bãi đá này theo màu sắc như "Thung lũng hồng", "chân trời tím", có nơi đơn giản chỉ là "Suối đá"... Và cũng có những loại đá rất quý như đá hồng, đá đen, đá xám...
Và nữa, sự ăn mòn của nước, khiến những bãi đá ấy có những tạo hình rất đẹp. Cứ ngẩn ra nghĩ, trong cuộc đọ sức "ai thắng ai" giữa thứ cứng nhất là đá với thứ mềm nhất là nước, có vẻ như, nước đã thắng. Lại nghĩ thêm về vai trò của... nước mắt trong cuộc đời này.
Chả hiểu có ý tôn vinh không, nhưng ở cái quảng trường trung tâm thành phố Pleiku, một đầu người ta để một cụm 54 khối đá Kon Chro tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, đầu kia thì nguyên một khối đá Chư Sê đặt trên bệ tượng. Cái bệ này nguyên thủy đặt tượng anh hùng Núp thời trẻ, cũng tạc bằng đá, sau người ta cẩu cái tượng đi và đặt cục đá lên.
Cũng ở Gia Lai còn một loại đá rất quý nữa, có nhiều ở vùng huyện Phú Thiện, là gỗ hóa thạch. Những cây gỗ hàng triệu năm trước, trong một vụ nổ "big bang" nào đó, dưới sức nóng hàng ngàn, thậm chí hàng triệu độ, bị vùi lấp đột ngột, rồi hóa đá. Từng có những cây đá rất lớn như thế được rao bán. Giờ, người ta xẻ ra từng cục nhỏ bán làm quà lưu niệm...
Bàn ghế bằng đá nguyên khối đặt ở công viên.
Gỗ hóa thạch cắt nhỏ được bày trong nhà như vật trang trí
Theo các nghiên cứu, Gia Lai được hình thành trên cơ sở từ các miệng núi lửa và nền đá cổ rất lớn. Núi thì có đá là đương nhiên. Và dưới sức nóng của nham thạch núi lửa, đã tác động đến đá khiến nó mang nhiều yếu tố khác lạ cả về màu sắc và tính chất đá.
Hút hồn ngắm 'nàng công chúa ngủ trong rừng' ở Gia Lai Đại ngàn Tây Nguyên có Thác K50 như "nàng công chúa ngủ trong rừng" nằm trong Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng (ở huyện Kbang, Gia Lai) với núi rừng hùng vĩ, dòng nước mát lạnh. Thác K50 nằm trong vùng lõi rừng nguyên sinh thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng, ở huyện Kbang. Rừng cây, nguồn nước...