Kinh nghiệm điều trị Covid-19 để cứu sống nhiều bệnh nhân hơn
Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh vai trò quan trọng của tầng điều trị thứ 2 ở cơ sở y tế tuyến quận, huyện.
Đây là tuyến quyết định có thể giảm nhẹ ca mắc, không để bệnh nhân chuyển nặng.
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra chiều 13/8 dưới sự chủ trì của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (Trưởng ban Chỉ đạo) đã bàn về công tác phòng, chống dịch sau một thời gian thực hiện Chỉ thị 16 tại nhiều tỉnh, thành phố.
Báo cáo tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết tình hình dịch tại TP.HCM đã bước đầu có những dấu hiệu tích cực sau thời gian triển khai quyết liệt các biện pháp theo Chỉ thị 16 và sẽ có xu hướng giảm trong một vài tuần tới nếu tiếp tục thực hiện biện pháp quyết liệt như hiện nay.
Các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An có nguy cơ bùng phát rất cao và sẽ diễn biến phức tạp nếu không quyết liệt, triệt để thực hiện biện pháp chống dịch mạnh mẽ.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 họp bàn về công tác phòng, chống dịch sau một thời gian thực hiện Chỉ thị 16 tại nhiều tỉnh, thành phố. Ảnh: VGP.
Tại Hà Nội, biện pháp giãn cách xã hội mạnh mẽ đã được thực hiện quyết liệt, song nguy cơ vẫn ở mức cao do nhiều ca bệnh được phát hiện trong cộng đồng, chưa rõ nguồn lây, xuất hiện rải rác tại nhiều địa điểm trên địa bàn và đã ghi nhận các ca mắc tại chợ, siêu thị, cơ sở sản xuất…
Theo các thành viên Ban Chỉ đạo, kinh nghiệm lớn nhất tại nhiều địa phương cho thấy trước hết phải bảo vệ vững chắc vùng an toàn (vùng xanh), đồng thời bao vây, thu hẹp vùng nguy cơ cao (vùng cam), rất cao (vùng đỏ).
Các ý kiến cũng thống nhất giãn cách xã hội phải thực hiện nghiêm, tuyệt đối tránh tình trạng hình thức, “chặt ngoài, lỏng trong”; đã thực hiện giãn cách xã hội phải bảo đảm đúng tinh thần “ai ở đâu ở đó”.
Để người dân không ra khỏi nhà trừ trường hợp thật cần thiết, cần có hệ thống phân phối hàng hóa, lương thực, thực phẩm bảo đảm thông suốt, trong đó, những người thực hiện giao hàng được xét nghiệm định kỳ, tiêm vaccine, có dấu hiệu nhận diện, mã QR…
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, diễn biến dịch Covid-19 rất phức tạp và kéo dài, nặng nề, nhất là đối với TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và một số địa phương khác.
Theo Bộ trưởng Y tế, tầng điều trị thứ 2 đặt tại các cơ sở y tế tuyến quận, huyện có vai trò rất quan trọng. Ảnh: Duy Hiệu.
Chia sẻ bài học kinh nghiệm trong công tác điều trị, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh vai trò quan trọng của tầng điều trị thứ 2, đặt tại các cơ sở y tế tuyến quận, huyện.
Ông Long nhấn mạnh 3 yếu tố “cực kỳ quan trọng” mà tầng điều trị thứ 2 phải chuẩn bị là oxy y tế, thuốc kháng đông và thuốc kháng viêm. “Nếu làm tốt công tác điều trị ở tầng này sẽ giảm số ca chuyển nặng, khả năng cứu sống bệnh nhân nhiều hơn”, Bộ trưởng Y tế chia sẻ.
Vì thế, Bộ Y tế đã liên tục ban hành văn bản yêu cầu, nhắc nhở, đôn đốc và hướng dẫn cụ thể các địa phương “phải đảm bảo oxy cho điều trị ở tầng 2.
“Đây là tầng điều trị vô cùng quan trọng, do đó các địa phương phải đặc biệt chú trọng tăng cường năng lực cho các cơ sở y tế thuộc tầng 2 để đảm bảo có thể thực hiện được các kỹ thuật cao nhất khi cần. Đối với tầng 2, Bộ Y tế khuyến cáo nên sử dụng máy thở dòng cao (HFNC) trong điều trị, máy thở không xâm nhập… và một số trang thiết bị khác mà nhân viên y tế có thể kiểm soát được”, Bộ trưởng Y tế cho hay.
Cùng với oxy y tế, ông lưu ý các cơ sở ở tầng điều trị thứ 2 phải luôn có thuốc kháng đông và kháng viêm để cho bệnh nhân sử dụng sớm, giảm mức độ nặng.
Nhấn mạnh nhiệm vụ tăng cường hoạt động của các Tổ Covid-19 cộng đồng, Bộ trưởng Y tế lưu ý cần tập trung bao vây, thu hẹp “vùng đỏ”, mở rộng “vùng xanh”, bóc tách nhanh F0 ra khỏi cộng đồng, hạn chế số ca F0 tăng nhanh, giảm thiểu tử vong để đưa sớm trở về trạng thái “bình thường mới”.
Phó thủ tướng: Vaccine về đến đâu, ưu tiên tối đa cho TP HCM
Chính phủ thống nhất ưu tiên dồn nguồn vaccine cho TP HCM, một phần tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An để khu vực này đạt miễn dịch cộng đồng sớm nhất.
Ngày 10/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời báo chí về công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, sau các chuyến thị sát ở TP HCM và nhiều địa phương phía Nam.
Ông cho biết, để bảo đảm đủ vaccine tiêm cho 70% dân số trên 18 tuổi của TP HCM trong tháng 8 tới, Chính phủ đã bàn, mặc dù địa phương nào cũng mong có vaccine nhưng đều đồng tình nhường cho TP HCM, một phần Đồng Nai, Bình Dương, Long An "đang bị nhiễm rất nặng và sâu". Điều này thể hiện tinh thần tất cả hướng về TP HCM.
Bộ Y tế được giao làm đầu mối đàm phán, nhập khẩu vaccine. Việt Nam đã ký số lượng lớn vaccine, đủ tạo miễn dịch cộng đồng cho toàn bộ dân số, mỗi người tiêm đủ 2 mũi, "nhưng vấn đề vaccine về lúc nào, chúng ta không chủ động được".
Dự kiến đến cuối năm vaccine sẽ không thiếu, nhưng trong vài tuần tới, theo Bộ Y tế báo cáo, thì các lô vaccine đã được cam kết về rất ít. "Tinh thần là vaccine về đến đâu là ưu tiên tối đa cho TP HCM", ông Đam nói dẫn chứng, ngày 9/8, lô vaccine 590.000 liều Astra Zeneca về Việt Nam, Bộ Y tế đã phân bổ ngay cho TP HCM 530.000 liều.
Đến trưa 9/8, TP HCM đã được cấp gần 4,2 triệu liều vaccine; tiêm được 3,4 triệu liều.
Nêu quyết tâm kiểm soát bằng được dịch bệnh, Phó thủ tướng cho rằng, 19 tỉnh, thành phía Nam đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, có thể chia thành ba nhóm.
Nhóm một , các tỉnh vùng nam sông Hậu, Sóc Trăng, Bến Tre, Bình Phước quyết tâm khi kết thúc thời gian giãn cách xã hội sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh quy mô từng tỉnh và cả khu vực. "Kiểm soát tốt không có nghĩa là không còn ca mắc mới, mà phải củng cố vững chắc vùng xanh (an toàn) trong từng tỉnh, dồn gọn các ổ dịch, khoanh nhiều lớp. Cả khu vực hình thành một vành đai xanh vững chắc", Phó thủ tướng nói và cho biết lãnh đạo các địa phương đều khẳng định nỗ lực hơn nữa trong 10 ngày tới.
Nhóm hai , một số tỉnh còn lại (trừ TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An), quy mô vùng đỏ lớn hơn, quyết tâm 20 ngày nữa kiểm soát tốt dịch bệnh, khoanh vùng nhiều lớp, nhiều vòng với các ổ dịch.
Nhóm ba , các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An cố gắng kiểm soát dịch vào cuối tháng 8; muộn nhất đến giữa tháng 9 cùng với TP HCM kiểm soát được dịch.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Đình Nam
Về chủ trương giãn cách xã hội tại 19 tỉnh, thành phía Nam , Phó thủ tướng cho biết cách đây một tháng, khi vào TP HCM, trước diễn biến dịch phức tạp, ông đã hình thành chiến lược khoanh vùng thành phố đồng bộ với các địa phương khác để dịch bệnh không lây lan. Ông phân tích, cơ chế kiểm soát giống nhau sẽ tạo thuận lợi cho các tỉnh. Khi hình thành được các vùng xanh (trong từng tỉnh và liên tỉnh), có thể thực hiện giao thương, đi lại thuận lợi trong nội tỉnh, nội vùng.
"Tôi đã quyết định trình cấp có thẩm quyền để thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ở TP HCM và ngay sau đó là đối với các tỉnh, thành phía Nam, dù nhiều nơi chưa cần thiết phải làm như vậy. Qua báo cáo của các tỉnh, đúng như dự liệu ban đầu, nếu không chủ trương này ngay, tình hình bây giờ đã vô cùng phức tạp", Phó thủ tướng cho biết.
Đến nay, 19 tỉnh, thành phía Nam vẫn đang áp dụng Chỉ thị 16 để phòng chống dịch bệnh. Trong đó TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai đã thực hiện từ 9/7; các tỉnh còn lại thực hiện từ 19/7.
Phó thủ tướng lưu ý, các địa phương cần đồng thời thực hiện hai mũi chống dịch là giữ chắc vùng xanh và dập dịch ở các vùng đỏ, vùng cam. Thời gian qua, nhiều địa phương chỉ tập trung dập dịch ở các điểm nóng mà không chú ý việc hình thành, nhân rộng vùng xanh. Vì vậy, những vùng an toàn ở nhiều nơi ngày càng bị thu hẹp. Tình trạng này cũng xảy ra tại TP HCM. Một tháng trước, thành phố có nhiều vùng an toàn, nhưng đến nay dần bị co lại. Thời gian gần đây, TP HCM và các tỉnh đã chủ ý hơn việc giữ vùng xanh. "Bây giờ, nơi nào còn xanh, chúng ta phải giữ cho chắc", Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Dù áp dụng Chỉ thị 16 đã 20 ngày, nhưng số ca bệnh tại các tỉnh phía Nam chưa giảm, một số nơi tiếp tục tăng. Theo Phó thủ tướng, nguyên nhân chính là do có nơi giãn cách chưa nghiêm giữa người với người, nhà với nhà. "Lãnh đạo địa phương phàn nàn, giãn cách xã hội nhưng vẫn còn hàng chục, thậm chí hàng trăm người dân tự phát, lọt qua chốt để về các tỉnh", ông Đam dẫn chứng và khẳng định, nếu làm nghiêm, sau hai tuần, sẽ có kết quả tương đối rõ rệt; sang tuần thứ ba, thứ tư sẽ kiểm soát tốt dịch bệnh.
Vì vậy, địa phương làm chặt thì thời gian giãn cách xã hội ngắn. Nơi nào làm lỏng, phải kéo dài giãn cách, gây thiệt hại kinh tế, "người dân rất mệt mỏi".
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam (phải) thăm chốt tự quản vùng xanh Quận 7, TP HCM, chiều 6/8. Ảnh: Đình Nam
Về điều trị , ông Đam nhấn mạnh cần tập trung lực lượng cứu chữa ngay từ khi người bệnh có triệu chứng nhẹ với phương châm "sớm hơn một bước, cao hơn một mức". Mục tiêu là giảm tỷ lệ người nhiễm bệnh có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ chuyển nặng hơn. Bộ Y tế đã có phác đồ điều trị ba tầng, nhưng địa phương phải sáng tạo tùy theo thực tế.
Chiến lược của Việt Nam hiện nay là ngăn chặn dịch, giảm số người nhiễm, tránh quá tải cho hệ thống y tế. Các tỉnh, thành phải cân đối thực hiện tốt mục tiêu kép.
Tuy nhiên, vì dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, Phó thủ tướng cho rằng không chỉ ở TP HCM, các tỉnh phía Nam mà trên quy mô toàn quốc "trong thời gian ngắn trước mắt, chúng ta nghiêng về phía chống dịch, bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân".
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay là 224.147, ghi nhận ở 62 tỉnh thành; trong đó tổng số ca nhiễm tại TP HCM 129.751.
Hình thành 'vành đai chống dịch' quanh TPHCM Chiều 9/7, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp với các địa phương lân cận TPHCM (Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh) để triển khai công tác phòng, chống dịch. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng về cơ bản đã hình thành "vành đai chống dịch" xung...