Kinh nghiệm đầu tư: Phân bổ tài sản ra sao để có lợi nhuận?
Trong vai trò đầu tư cá nhân, nhà đầu tư cần phân bổ tài sản ra sao để có lợi nhuận trong đầu tư?
Ảnh minh họa: Freepik
Trong thị trường tài chính hiện nay, một danh mục đầu tư được duy trì tốt là rất quan trọng cho sự thành công của bất kỳ nhà đầu tư nào. Trong vai trò là một nhà đầu tư cá nhân, bạn cần phải biết cách phân bổ tài sản một cách tốt nhất để phù hợp với mục tiêu đầu tư và chiến lược của mình.
Nói cách khác, danh mục đầu tư của bạn cần đáp ứng nhu cầu vốn trong tương lai và phải giúp bạn cảm thấy an toàn. Nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với mục tiêu và chiến lược theo 4 bước dưới đây.
Bước 1. Xác định cách phân bổ tài sản thích hợp cho bạn
Nhiệm vụ đầu tiên để thiết lập danh mục đầu tư, bạn cần phải xác định tình hình tài chính cá nhân và mục tiêu đầu tư của mình. Yếu tố quan trọng cần xem xét là thời hạn, như việc bạn cần bao nhiêu thời gian để phát triển việc đầu tư, cũng như số vốn đầu tư bạn cần trong hiện tại và tương lai.
Yếu tố thứ hai cần tính đến là tính cách và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
Sau khi xác định rõ tình hình hiện tại, nhu cầu vốn cho tương lai, mức độ chấp nhận rủi ro của bản thân, bạn cần phải phân bổ khoản đầu tư cho từng loại tài sản.
Video đang HOT
Nói chung, mức độ chấp nhận rủi ro của bạn càng lớn thì danh mục đầu tư của bạn càng chứa nhiều cổ phiếu, ít trái phiếu và các loại chứng khoán thu nhập cố định. Ngược lại, nếu bạn chỉ chấp nhận một phần rủi ro vừa phải, thì bạn sẽ cần một danh mục đầu tư thật thận trọng. Đây là 2 ví dụ điển hình cho từng kiểu người chấp nhận rủi ro đầu tư.
Mục tiêu chính của danh mục đầu tư an toàn là để bảo toàn giá trị tài sản.
Bước 2. Thiết kế danh mục đầu tư
Một khi bạn đã xác định việc phân bổ tài sản, bạn chỉ cần phân chia vốn của bạn giữa các loại tài sản thích hợp. Ở mức độ cơ bản, có 2 loại tài sản là cổ phiếu và trái phiếu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tiếp tục phân loại các loại tài sản khác nhau theo hướng tài sản phòng vệ (gồm có tài sản đảm bảo thanh toán ngắn hạn, bảo hiểm), tài sản tích sản hưu trí, tài sản đầu tư để có dòng thu nhập thụ động và đầu tư chủ động để tận dụng cơ hội.
Bước 3. Tái đánh giá tỉ trọng danh mục đầu tư
Một khi bạn có một danh mục đầu tư hoàn chỉnh, bạn cần phải phân tích và tái cân bằng định kỳ vì biến động thị trường có thể thay đổi chất lượng doanh mục của bạn. Để đánh giá chính xác sự phân bổ tài sản trong danh mục đầu tư, hãy phân hạng các khoản đầu tư bằng cách định lượng và xác định phần trăm giá trị trên tổng thể.
Hãy điều chỉnh danh mục đầu tư cho phù hợp từ việc xem xét các yếu tố có thể thay đổi theo thời gian như tình hình tài chính hiện tại, nhu cầu trong tương lai và mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
Bước 4. Tái cân bằng chiến lược
Hãy ghi nhớ tầm quan trọng củasự đa dạng hóa.
Xuyên suốt toàn bộ quá trình xây dựng danh mục đầu tư, điều quan trọng nhất là bạn phải đặt tính đa dạng hóa lên hàng đầu. Nó không đơn giản là bạn nắm giữ mỗi loại tài sản một ít, bạn cũng phải đa dạng hóa chúng theo từng nhóm hạng, đảm bảo rằng đầu tư được phân tán đồng đều vào.
Nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư và phân chia theo 3 loại tài sản: tài sản phòng vệ (gồm có tài sản đảm bảo thanh toán ngắn hạn, bảo hiểm), tài sản tích sản hưu trí, tài sản đầu tư để có dòng thu nhập thụ động và đầu tư chủ động để đảm bảo danh mục tránh được rủi ro.
Bí ẩn đằng sau "cỗ máy kiếm tiền" giỏi nhất phố Wall
Jim Simons - một trong những nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại nổi tiếng với nguyên lý đánh bại mọi thị trường thông qua loại bỏ cảm xúc trong đầu tư. Ông thành lập quỹ đầu tư Renaissance Technologies, sử dụng các mô hình định lượng bằng cách tập hợp kho dữ liệu khổng lồ và thu lợi nhuận từ thị trường.
"Khi nói đến đầu tư cổ phiếu chúng ta thường bị lôi cuốn bởi những câu chuyện hấp dẫn xung quanh đó và nghĩ rằng sẽ rất dễ để đạt được thành công. Tuy nhiên, nếu bạn đầu tư thông qua các mô hình và phương pháp phân tích số liệu toán học, bạn sẽ đưa ra quyết định dựa trên con số chứ không phải cảm xúc cá nhân", Jonathan Zuckerman - tác giả cuốn sách "The Man Who Solved the Market" (Người đàn ông đánh bại mọi thị trường) chia sẻ trên CNBC.
Cuốn sách của cây bút nổi tiếng Tạp chí phố Wall đã tiết lộ nhiều câu chuyện xung quanh cuộc đời và sự nghiệp của nhà đầu tư bí ẩn xuất thân từ giáo sư Toán học - Jim Simons. Theo đó, cuốn sách đã lý giải cách thức mà Quỹ đầu tư Medallion đứng sau bởi Tập đoàn Renaissance Renaissance trở thành "cỗ máy kiếm tiền" ở phố Wall với lợi nhuận trung bình trước thuế đạt gần 70% trong suốt hơn 30 năm, kể từ năm 1998.
Năm 1978, nhà toán học 40 tuổi Jim Simons đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời: từ bỏ giảng đường đại học để chuyển sang lĩnh vực đầu tư tài chính. Dựa trên những kinh nghiệm và kỹ năng của một nhà toán học, giáo sư kiêm chuyên gia mã hoá, Simons đã đánh giá thị trường theo cách hoàn toàn khác so với các quỹ quản lý trước đây. Năm 1982, ông thành lập quỹ đầu tư định lượng Renaissance Technologies tại Long Island. Chiến lược cốt lõi mà nhà sáng lập Jim Simons đặt ra cho Quỹ Medallion là loại bỏ mọi cảm xúc chủ quan mà chỉ tập trung vào dữ liệu thuần tuý.
"Tầm quan trọng của các mô hình luôn đi ngược trực giác. Khi nói đến đầu tư cổ phiếu, chúng ta thường bị lôi cuốn vào những câu chuyện hấp dẫn xung quanh đó và nghĩ rằng ai cũng có thể thành công. Đừng mơ mộng về những mô hình như Uber hay WeWork; hãy nhìn vào thực tế, chẳng hạn như cách mà Amazon, Netflix, Tencent đã đi lên bằng các mô hình phân tích định lượng. Đó mới chính là mô hình đầu tư của Simons. Ông không đặt cảm xúc hay cái nhìn chủ quan vào phân tích dữ liệu mà luôn tin tưởng tuyệt đối vào mô hình và các con số", Jonathan Zuckerman nhận xét.
Theo Zuckerman, dựa trên nền tảng toán học và kho dữ liệu lớn, Simons bắt đầu xây dựng các mô hình máy tính mà ông tin rằng có thể xác định và thu được lợi nhuận từ thị trường. Các thuật toán của ông dựa trên dữ liệu lưu trữ từ tận những năm 1700 và họ tận dụng những biến động ngắn và nhỏ nhất của giá cả để rút ra mô hình với thời gian nắm giữ trung bình là 2 ngày. Điều đặc biệt là những người cộng sự đằng sau cỗ máy kiếm tiền của Simons không phải là các nhà phân tích lừng lẫy ở phố Wall mà hầu hết là các tiến sĩ Toán học và Vật lý - những bộ óc thiên tài trong phân tích lượng tử và mô hình hoá số liệu thống kê.
Nhờ đi theo mô hình khác biệt mà trong suốt hơn 30 năm hoạt động, Quỹ Medallion luôn duy trì tỷ suất lợi nhuận vượt trội. Theo thống kê của Bloomberg, kể từ năm 1998, quỹ đạt mức lợi nhuận bình quân trước thuế 66% (tương đương 39% lợi nhuận sau thuế) và chưa từng thua lỗ năm nào. Nếu xét về lợi nhuận sau thuế, Quỹ Medallion chỉ thua lỗ duy nhất một năm với mức lỗ chưa tới 1%.
Những thành công trong đầu tư và lợi nhuận vượt trội của Quỹ Medallion đã đưa nhà sáng lập Jim Simons trở thành một trong những cái tên huyền thoại trong giới đầu tư, thậm chí còn vượt cả Ray Dalio, Warren Buffett hay George Soros. Tác giả Zuckerman cho rằng các phương pháp đầu tư truyền thống như dựa trên trực giác, phân tích bảng cân đối kế toán hay thuê các công ty tài chính không phải là mô hình mà Simons và Tập đoàn Renaissance theo đuổi. Họ tập trung vào hệ thống máy tính và việc xử lý thông tin.
Nhà tiên phong trong phân tích định lượng
Hiện nay phân tích đầu tư dựa trên mô hình định lượng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng khối lượng giao dịch chứng khoán hàng ngày, tuy nhiên tại thời điểm Renaissance mới thành lập, có rất ít công ty đi theo mô hình này.
"Trong suốt một thời gian dài, vài thập kỷ sau đó, dữ liệu của Renaissance ngày càng được củng cố hơn, trơn tru hơn và khổng lồ hơn tạo cho họ lợi thế tiên phong. Nhà sáng lập Simons và những người cộng sự đã nhận ra tầm quan trọng của dữ liệu lớn, thậm chí từ nhiều năm trước khi chàng thanh niên trẻ Mark Zuckerberg tốt nghiệp cấp ba", Zermanerman nhấn mạnh.
Tất nhiên, giống như mọi công ty khác hoạt động trong lĩnh vực tài chính, Renaissance cũng có những năm tháng không được "thuận buồm xuôi gió". Chẳng hạn như năm 2007, quỹ này đã có một năm hoạt động đáng thất vọng khi chứng kiến 1 tỷ USD - tương đương 1/5 giá trị vốn hoá tại thời điểm đó bị "thổi bay" trong bối cảnh rất nhiều quỹ định lượng bị mất tiền vì khủng hoảng tài chính.
Trong khi đó, trả lời một cuộc phỏng vấn trên CNBC vào năm 2016, nhà đầu tư bí ẩn Jim Simons từng cho biết "Giao dịch định lượng đã thực sự giúp ích cho các nhà đầu tư và thị trường thông qua cung cấp thanh khoản rộng lớn. Hầu hết các giao dịch diễn ra nhanh với khối lượng lớn giúp tiết kiệm thời gian, biến động ngắn hạn và rủi ro thấp. Đây thực sự là một điều tuyệt vời đối với thị trường".
Khi "ông vua định lượng" hoảng loạn
Nổi tiếng với cách tiếp cận đầu tư bình tĩnh và "không cảm xúc", Simons sở hữu khối tài sản 23 tỷ USD năm 2019 (theo ước tính của Forbes). Tuy nhiên, cũng có lúc "ông vua định lượng" từng bị cảm xúc trên thị trường chi phối.
Cuối năm 2018 khi thị trường bắt đầu chứng kiến đợt bán tháo lớn chưa từng có, Simons khi đó đang đi nghỉ dưỡng cùng vợ tại California, đã lập tức gọi cho những người cộng sự ở Renaissance và hỏi rằng liệu có nên bán hết hay không sau khi nhìn thấy những con số màu đỏ "nhấp nháy" liên tục trên màn hình?
Tuy nhiên, cuối cùng họ đã quyết định bỏ qua cảm xúc. "Họ là những nhà khoa học và toán học. Họ không nhất thiết phải bày tỏ cảm xúc với mọi biến động của thị trường giống như chúng ta. Với họ, chỉ cần tuân theo các mô hình là chắc chắn sẽ đạt được thành công vượt trội", tác giả Zuckerman nhận định.
Với Simons, bí ẩn lớn nhất đằng sau "cỗ máy kiếm tiền" ở phố Wall chính là không đưa ra bất cứ ý kiến nhận định nào về giá cổ phiếu và thị trường. "Máy móc có quan điểm riêng của nó và việc của chúng tôi là tuân theo quan điểm của máy móc một cách thuần tuý", Jim Simons khẳng định.
Hoa Sen (HSG) tái cấu trúc thành công, giá cổ phiếu tăng vượt đỉnh 1 năm Lợi nhuận hồi phục ấn tượng sau giai đoạn thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ của Tập đoàn Hoa Sen, giúp giá cổ phiểu HSG bứt phá mạnh mẽ. Dòng tiền tăng trước Chiến lược tái cấu trúc của HSG tập trung thực hiện quyết liệt 4 giải pháp chính là: (1) tinh gọn chi nhánh để giảm chi phí bán hàng...