Kinh nghiệm chọn mua máy hút ẩm phù hợp cho thời tiết nồm ẩm
Việc chọn được một máy hút ẩm phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình mà vẫn có công năng và làm việc hiệu quả cho không gian sống là rất cần thiết.
Mưa rả rích suốt ngày, không gian nhà lúc nào cũng ẩm ướt khó chịu. Sàn nhà thì nhớp nháp, quần áo không khô mà còn ám mùi ẩm ướt.
Vì thế, nhiều hộ gia đình sẽ có nhu cầu mua một chiếc máy hút ẩm để giảm bớt cảm giác khó chịu. Thế nhưng, thị trường máy hút ẩm đa dạng với vô vàn các sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau. Việc chọn được một sản phẩm cho phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình mà vẫn có công năng và làm việc hiệu quả cho không gian sống là rất cần thiết.
Để làm được điều này, chị em có thể tham khảo một vài kinh nghiệm lựa chọn hữu ích trong việc lựa chọn và tìm mua đúng sản phẩm đang cần.
Thời tiết nồm ẩm luôn khiến nhiều chị em khó chịu bởi nhà cửa lúc nào cũng ẩm ướt, nhớp nháp, quần áo thì ẩm không thể khô.
Nắm chắc ưu điểm từng dòng máy để lựa chọn
Máy hút ẩm trên thị trường chủ yếu được phân làm hai loại là hút ẩm sử dụng chất Zeolite và hút ẩm sử dụng máy nén khí.
Hút ẩm sử dụng chất Zeolite là máy hút ẩm dạng khoáng chất chuyên sử dụng để hấp thụ hơi nước. Để sử dụng được chất này thì máy phải có hệ thống làm nóng không khí, không khí nóng sẽ được Zeolit hấp thụ hơi ẩm, sau đó không khí sẽ được đẩy ra ngoài.
Các dòng máy sử dụng phương pháp này có nhược điểm là rất tốn điện, tốn gấp 3 lần so với dòng còn còn lại do không khí liên tục phải làm nóng.
Máy hút ẩm trên thị trường chủ yếu được phân làm hai loại là hút ẩm sử dụng chất Zeolite và hút ẩm sử dụng máy nén khí.
Hút ẩm sử dụng máy nén khí là dòng máy hút ẩm có chức năng tương tự như chức năng của điều hoà. Trong hoàn cảnh nhiệt độ phòng càng cao, thì không khí càng nhiều hơi ẩm. Không khí ẩm sẽ qua máy nén khí để ngưng tự hơi nước, sau đó được thổi ra ngoài.
Các dòng máy sử dụng phương pháp này có nhược điểm khi nhiệt độ xuống quá thấp, khả năng hút ẩm sẽ giảm. Nhưng ưu điểm lớn là rất tiết kiệm điện. Mức độ tiết kiệm điện gấp 3 lần so với dòng thứ nhất, độ ồn thấp. Đây là phương án hầu hết các dòng máy hút ẩm cao cấp hiện nay sử dụng.
Nên mua máy hút ẩm dạng nào?
Theo anh Phan Tuấn Anh, một nhân viên có kinh nghiệm bán máy hút ẩm ở Hà Nội đã nhiều năm cho biết: “
Chị em nên mua máy hút ẩm có sử dụng phương pháp máy nén khí. Nhưng đây là sản phẩm mùa vụ, thường dùng khoảng 3 tháng nên nếu mua sản phẩm này mà chỉ lựa chọn máy có chức năng hút ẩm sẽ khá phí.
Chính vì thế, khi lựa chọn chị em nên tham khảo thêm các dòng máy hút ẩm tích hợp thêm chức năng sấy quần áo. Đây là tính năng tích hợp cực kỳ hay của máy hút ẩm. Không khí nóng sẽ thổi vào quần áo và kết hợp khả năng hút ẩm cho không gian nhà. Nhờ đó mà quần áo khô nhanh lại không bị nhăn”.
Theo anh Tuấn Anh, chị em cũng không nên mua máy hút ẩm tích hợp lọc không khí. Bởi lẽ máy lọc không khí dùng quanh năm để sử dụng hiệu quả phải đáp ứng được nguyên lý Coanda. Nguyên lý này yêu cầu hệ thống quạt khá lớn nên tích hợp máy hút ẩm thì khó có thể đáp ứng được. Trừ khi giảm công suất quạt thì hiệu quả lọc không khí sẽ giảm. Hoặc tăng kích thước của máy lên gấp 2 để lọc không khí hiệu quả hút ẩm lại kém hơn.
Lọc không khí chỉ nên mua khi tích hợp bù ẩm còn nếu sử dụng chức năng hút ẩm thì chị em tốt nhất nên mua máy hút ẩm riêng.
Việc quan trọng nhất khi sử dụng máy hút ẩm là sau mỗi mùa nồm chị em phải làm sạch máy và bảo quản đúng cách. Nếu không vào mùa sau thì sản phẩm sẽ giống như một chiếc điều hoà ẩm mốc thổi khí vào phòng.
Trên thị trường hiện nay, các dòng máy hút ẩm bày bán khá đa dạng. Với vài trăm nghìn tới hơn 1 triệu đồng, người dùng có thể mua được các loại máy hút ẩm xách tay, nhỏ gọn như Dehumidifier, Tiross. Cao cấp hơn có các dòng sản phẩm của Edison, FujiE, Daiwa, Coway, Electrolux… với giá vài triệu tới gần chục triệu đồng.
Các dòng máy hút ẩm nội địa có xuất xứ từ Nhật Bản của các thương hiệu như Sharp, Mitsubishi, Panasonic… có giá dao động trong từ 2 – 3 triệu tới gần chục triệu đồng, tùy thuộc vào dung tích và đời máy cũ hay mới.
PV (tổng hợp)
Ở nhà làm gì: Mẹ đảm tại Hà Nội nghĩ ra cách sấy khô bát đũa ăn cơm hàng ngày bằng máy tiệt trùng bình sữa có sẵn của con cực hữu ích trong ngày nồm ẩm
Chỉ với một mẹo nhỏ nhưng chị Thanh Ly đã giúp bát đũa ăn cơm hàng ngày của gia đình luôn khô ráo, sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh trong những ngày nồm ẩm.
Ngày nồm ẩm khó chịu như thế nào luôn là đề tài mà các chị em thảo luận trong thời gian này. Bao nhiêu giải pháp khắc phục để giúp cải thiện không gian nhà và cuộc sống giúp cả gia đình vượt qua khoảng thời tiết khó chịu này đều được chị em tìm hiểu và áp dụng.
Đối với chị Thanh Ly (đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) cũng vậy. Để vượt qua cảm giác nhớp nháp khó chịu của thời tiết ngày ẩm, nhất là đối với các loại bát đũa sau khi rửa xong là cả một thử thách.
Gia đình chị Thanh Ly bao gồm 3 người lớn và một trẻ em. Một bữa cơm của gia đình sẽ bao gồm 7 bát con, 2 đĩa ăn kích thước vừa hoặc nhỏ, 1 bát tô. Ngoài ra còn có đũa, thìa, 2 chiếc kéo và 2 chiếc muôi múc.
Với số lượng bát đũa sử dụng không quá lớn, chị Thanh Ly đã nghĩ ra giải pháp sử dụng máy tiệt trùng bình sữa có sẵn của con để làm khô và tiệt trùng cho bát đũa ăn cơm hàng ngày của gia đình. Cách làm này giúp bát đũa của gia đình luôn sạch sẽ và đảm bảo vệ sinh trong những ngày nồm ẩm
Theo chị Thanh Ly chia sẻ: " Với máy này của gia đình, mình có thể sấy một mẻ hết tất cả bát đĩa, đũa thìa của bữa cơm cho 3 người lớn và 1 trẻ em như trên. Số lượng bát đĩa là vừa phải cho 1 lần sấy, nhưng nhiều hôm mình có cả đĩa size to, nhiều bát hơn và cả cốc nữa, khéo xếp vẫn cho vào được. Đây là phương án sấy bát đũa tiết kiệm tận dụng đồ có sẵn trong nhà mà mình tự nghĩ ra".
Ngoài ra, trong lúc máy tự động sấy bát thì chị Thanh Ly cũng tranh thủ lau khô nồi chảo, lau bếp và cất các đồ trên mặt bếp vào đúng chỗ. Mất khoảng 5 - 10 phút sau khi nồi chảo khô hẳn chị sẽ cất vào tủ. Vậy là bếp của gia đình luôn gọn không có đồ bày bừa ở bên trên.
Bước 1: Chị Thanh Ly xếp 7 bát con vào trước.
Bước hai: Xếp tiếp bát tô và đĩa.
Bước 3: Rổ trên cùng chị xếp đũa thìa, kéo.
Nếu đạy nắp vào chị em vẫn có thể cho thêm 2 chiếc đĩa nữa phía trên vì nắp bình sữa còn phồng lên khá cao.
Bước 4: Khởi động máy sấy. Khoảng 30-40 phút là bát đũa đã khô nóng hoàn toàn.
Trong lúc máy tự động sấy bát thì chị Thanh Ly cũng tranh thủ lau khô nồi chảo, lau bếp và cất các đồ trên mặt bếp vào đúng chỗ. Mất khoảng 5 - 10 phút sau khi nồi chảo khô hẳn chị sẽ cất vào tủ. Vậy là bếp của gia đình luôn gọn không có đồ bày bừa ở bên trên.
Cách sử dụng máy tiệt trùng bình sữa để sấy khô bát đũa mà chị Thanh Ly tự áp dụng tại nhà. Nguồn: FB Tran Thanh Ly.
Nunu
Tuyệt chiêu bảo vệ đồ điện trong nhà lúc trời nồm ẩm, tránh hỏng hóc tốn tiền Thời tiết nồm ẩm lúc giao mùa không chỉ gây khó chịu mà còn là "thủ phạm" khiến đồ điện tử nhà bạn bị hỏng hóc, chập cháy Thời tiết nồm ẩm đặc trưng tại Bắc Bộ không chỉ gây khó chịu cho sức khoẻ và các hoạt động thường ngày, mà còn là "thủ phạm" gây hỏng hóc, chập điện, cháy nổ,...