Kinh nghiệm bảo vệ laptop không bị dính nước, đặc biệt là trong mùa mưa bão
Mùa mưa bão đang tới gần, với lượng mưa lớn, dày đặc càng làm tăng các nguy cơ có thể xảy ra với các thiết bị điện tử của bạn, đặc biệt là laptop.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, ngoài những ngày hè oi ả với bầu không khí nóng ẩm, quanh năm còn có mùa mưa trên diện rộng. Tiêu biểu như những ngày vừa qua, lượng mưa lớn, dày đặc càng làm tăng các nguy cơ có thể xảy ra với các thiết bị điện tử của bạn, đặc biệt là laptop.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra với những chiếc máy tính xách tay trong thời gian mưa bão liên miên này, bài viết sau đây sẽ chia sẻ với các bạn những lưu ý khi sử dụng laptop.
1. Dù là ngày thường, bạn cũng nên đặt laptop cách xa những khu vực có khả năng dễ bị mưa tạt vào như: cửa sổ, ban công… Những cơn mưa bất chợt vào ban đêm hoặc khi bạn đi vắng có thể hắt nước vào chiếc laptop thân yêu, dễ gây ra các trường hợp hư hỏng cho máy của bạn.
2. Điều lưu ý tiếp theo, chúng ta cần tránh để laptop dưới nền / sàn trong thời gian dài, dù chỉ vài tiếng đồng hồ để tránh các nguy cơ laptop bị ẩm, mốc, bị va đập, đổ vỡ, hoặc nước bị đổ vào làm hỏng máy.
3. Trong quá trình sử dụng, chúng ta cũng nên đặt laptop tránh xa các vật chứa nước như nước, cà phê, trà để tránh trường hợp vô tình đổ lên nước vào laptop. Bởi hiện tại, rất nhiều người có thói quen làm việc bên laptop và thường đặt đồ uống ngay cạnh những chiếc máy tính xách tay này.
4. Hạn chế cắm mạng LAN khi trời mưa, đặc biệt là khi có hiện tượng sấm sét vì nước mưa có thể chảy theo dây mạng LAN vào máy, gây chập cháy, hỏng hóc card mạng, và sấm sét dễ truyền nhiễm theo đường dây mạng gây chập IC, card mạng laptop, máy tính ngay cả khi đang không sử dụng.
Video đang HOT
5. Cũng giống như các thiết bị điện khác, bạn không nên cắm nguồn điện vào laptop khi không sử dụng, đặc biệt là khi trời mưa, để phòng tránh trường hợp bị sét đánh hoặc chập cháy nguồn điện do mưa bão ẩm ướt. Hơn nữa thường khi trời mưa bão, nguồn điện cung cấp cho laptop tỏ ra không ổn định.
6. Khi di chuyển, bạn nên tắt hẳn laptop (Shutdown) trước khi cất vào túi / cặp. Bởi nếu bạn chưa tắt hoàn toàn chiếc laptop, ổ cứng vẫn tiếp tục làm việc, khi đó, ổ cứng sẽ quay với tốc độ rất lớn, và việc di chuyển trong lúc đó rất dễ gây sốc hoặc nghiêm trọng hơn là chết cơ ổ cứng.
Đặc biệt, trong trường hợp gặp trời mưa, trước khi đặt laptop trong túi / cặp, tốt hơn hết chung ta nên bọc máy trong 1 túi nilon, phòng trường hợp túi / cặp của bạn không đủ kín, nước vẫn ngấm vào gây rỉ mạch, chập các linh kiện như bàn phím, mainboard…
7. Dù trời không mưa, nhưng khi không sử dụng laptop trong thời gian dài, chúng ta vẫn cần lưu ý bảo quản laptop trong túi / cặp xách, để tránh tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm của môi trường, gây ẩm mốc thiết bị, linh kiện bên trong như mainboard, bàn phím.
8. Chúng ta cần lưu ý, tuyệt đối không để nước rớt vào bàn phím dù chỉ là một giọt, bởi thông thường, bàn phím cấu tạo từ các lớp nilon ép lại với nhau. Trong đó có các mạch dẫn điện, chỉ cần một giọt nước ngấm vào laptop, sẽ khiến các lớp nilon này nở ra gây hở mạch, rất dễ bị chập phím, liệt phím.
9. Trong trường hợp xấu nhất, khi bị nước đổ vào, nên rút pin ngay ra lập tức và mang luôn đến các trung tâm sửa chữa laptop uy tín để được làm khô và sạch thiết bị. Không nên tự sấy tại nhà bằng máy sấy cá nhân, vì việc tự sấy không thể làm khô hoàn toàn các linh kiện ở bên trong, lâu dần gây ôxi hóa linh kiện và gây hỏng hóc máy.
Những vật dụng quen thuộc 'ngốn' của bạn bao nhiêu số điện?
Tiền điện tăng cao khiến bạn phân vân không biết thiết bị nhà mình ngốn bao nhiêu điện 1 tháng? Bạn muốn kiếm tìm một giải pháp sao cho sử dụng điện tiết kiệm hơn? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Hầu hết nhiều người đang có quan niệm sai lầm, đúng hơn là thiếu thực tế về điện năng tiêu thụ điện của các thiết bị đồ điện trong nhà. Vậy mỗi thiết bị gia dụng đã ngốn của gia đình bạn bao nhiêu số điện mỗi tháng? Cùng tìm hiểu để có thể định lượng và lên các phương án tiết kiệm nhé.
TV màn hình phẳng
TV có kích cỡ màn hình 32 inh thường có công suất khoảng 40W. Như vậy, để TV tiêu thụ hết 1 KWh (1 số điện) thì phải mất 25 giờ. TV 40 inh công suất 65W thì sẽ mất 15,4 tiếng để tiêu thụ hết 1 số điện. Dù công suất tiêu thụ không lớn, nhưng có rất nhiều gia đình lại có thói quen sử dụng nút Power trên điều khiển để tắt TV. Điều này vô tình làm ngốn một lượng điện.
Laptop
Thực tế công suất tiêu thụ điện trung bình của một laptop là 90W - 100W. Như vậy, nếu sạc laptop trong thời gian 10 giờ sẽ hết tối đa 1 số điện hơn 1 chút. Mà chúng ta chỉ sử dụng laptop trong 6-8 giờ làm việc. Như vậy 1 ngày làm việc sử dụng laptop liên tục bên nguồn điện chỉ tốn chưa đầy 1 số điện.
Tủ lạnh
Các loại tủ lạnh nhỏ có dung tích 150l thường được ghi công suất 100 - 150W. Như vậy, bình quân mỗi ngày hoạt động và tùy thuộc vào mức nhiệt bên ngoài, tủ lạnh dung tích này tiêu thụ 1,5 - 1,7 KWh. Tính ra, 1 tháng tiêu thụ hết ít nhất 45 số điện. Còn đối với những chiếc tủ lạnh cỡ lớn, công suất tiêu thụ thường ở mức 170 - 210 W, nó sẽ ngốn của gia đình bạn 4 số điện/ngày và 120 số điện/ tháng. Để tiết tiệm điện cho tủ lạnh bạn nên hạn chế đóng mở tủ thường xuyên đồng thời nên đặt tủ ở nới thoáng mát.
Điều hòa nhiệt độ
Điều hòa có thể xem là thiết bị ngốn nhiều điện năng nhất trong gia đình. Một máy điều hòa nhiệt độ 9000 BTU có công suất dao động từ 800 - 850W, tương đương với gần 1 số điện trong 1 giờ sử dụng. Các máy 12000 BTU có công suất 1500W sẽ tiêu tốn của gia đình bạn 1,5 số điện sau 1 giờ sử dụng.
Nồi cơm điện
Nồi cơm điện là thiết bị phổ biến mà gia đình nào cũng phải có. Tùy vào dung tích và thời gian cắm điện, công suất tiêu thụ của nồi cơm điện sẽ khác nhau. Nồi cơm điện có dung tích 1,2 lít công suất 350 - 400 W, nếu hoạt động trong hai giờ, trung bình sẽ tiêu tốn 0.75 số điện. Với nồi cơm điện có dung tích 2,4 lít và công suất 500 W sẽ tiêu thụ 1 số điện sau hai giờ sử dụng.
Quạt điện
Một cái quạt lớn với mức công suất 250W. Đối với người đi làm, thường bật quạt trung bình 10 giờ mỗi ngày vào buổi tối đêm. Từ đây, ta tính được mức tiêu thụ điện của quạt bằng 250W x 10 giờ = 2500 KWh tương đương với 2.5 số điện )mỗi ngày. Đối với quạt nhỏ hoặc không bật số cao nhất thì sẽ tiêu thụ điện năng ít hơn.
Hình ảnh: Minh họa
Chi tiêu tiền điện của gia đình 4 người lớn ở Hà Nội: Dùng thoải mái các thiết bị điện mà nắng nóng cao điểm chỉ hết 700 ngàn đồng Bản thân chị Lê Thị Thu Hà ở Lê Lai, Hà Nội cũng thú nhận: Nhìn hóa đơn tiền điện tiền triệu nhà người khác mà chị Hà muốn xỉu. Đi làm chỉ để đủ trả tiền điện cho gia đình. Gia đình nhà chị Hà, 40 tuổi có tất cả 4 thành viên. Bao gồm vợ chồng chị và 2 con. Con...