Kinh ngạc vóc dáng ‘nam thần’ của… loài người tuyệt chủng 2 triệu tuổi
Một loài người tuyệt chủng, xuất hiện trên địa cầu sớm hơn chúng ta đến 1,7 triệu năm không hề giống vượn, mà có thể hình như… các cầu thủ bóng bầu dục, vừa lực lưỡng, vừa dẻo dai.
Người Homo erectus, loài tuyệt chủng thuộc chi Người đã xuất hiện trên địa cầu 2 triệu năm về trước. Với niên đại của những hài cốt, họ từng bị coi là những người vượn với vóc dáng nhỏ bé xấu xí, nhưng nghiên cứu mới đứng đầu bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh) cho thấy rằng điều đó không đúng.
Cậu bé Turkana, bộ xương Homo erectus có thể nói là được bảo tồn tốt nhất thế giới – ảnh: M.Bastir
Bài công bố trên Nature Ecology and Evolution cho biết thể hình của các Homo erectus đã phát triển giống kiểu thể hình của các cầu thủ bóng bầu dục, một môn thể thao đòi hỏi cả tốc độ và sức mạnh: họ có đôi chân dài và cánh tay ngắn hơn vượn nhiều giống như Homo sapiens chúng ta, cùng một vòm ngực rộng và sâu như “loài người chiến binh” Neanderthals.
Đôi chân dài, nhanh nhẹn và kỹ năng chạy bộ đường dài tốt giống như người hiện đại của loài người cổ này là một thích nghi về mặt tiến hóa cho phép những người này sinh tồn trong các thảo nguyên khô và nóng, rời ra cuộc sống phụ thuộc vào cây cối và rừng rậm của các vượn người cổ đại. Với niên đại của mình, họ là những cá thể thuộc chi Người đầu tiên tiến hóa đôi chân và khả năng chạy bộ theo cách đó.
Từ trái qua: khung xương thể hiện hình dáng ngực người hiện đại, Homo erectus và người Neanderthanls
Vì thế, ban đầu các nhà khoa học cho rằng họ cần có thân hình cao mà mảnh khảnh hơn so với các loài người cổ đại khác, điều kiện phù hợp để bảo đảm cuộc sống cần di chuyển nhanh trên thảo nguyên. Nhưng thật bất ngờ khi họ có một vòm ngực vạm vỡ. Cũng vì mục đích sinh tồn, thể hình của họ không đồ sộ kiểu vận động viên thể hình, mà có sự săn chắc như các cầu thủ.
Để đi đến kết luận trên, các tác giả đã phân tích di hài hóa thạch của Cậu bé Turkana, một Homo erectus mất lúc 1,5 tuổi, với phần cột sống và xương sườn may mắn được thu thập đầy đủ. Cách bộ xương phát triển đủ để các nhà khoa học tái hiện chân dung cậu bé khi trưởng thành.
Cận cảnh một ông lão Homo erectus lực lưỡng – ảnh: SHUTTERSTOCK/GIORGIO ROSSI
Trước đó, người Neanderthals cũng từng được ngưỡng mộ với vóc dáng của một lực sĩ và cột sống có thể nói là còn thẳng hơn người hiện đại.
Một cuộc khai quật hài cốt loài người tuyệt chủng Homo erectus – ảnh: ĐẠI HỌC QUỐC GIA ÚC
Tuy những đặc điểm của các vị tổ tiên khác loài này có vẻ là mục tiêu nhiều người hiện đại cố gắng đạt đến, nhưng theo theo tiến sĩ Scott Williams từ Đại học New York (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, thể hình có phần gầy gò hơn của chúng ta là một điểm mạnh về mặt tiến hóa: bộ ngực phẳng, cao, xương chậu và xương sườn hẹp đặc trưng của Homo sapiens giúp tối ưu hóa cho những hoạt động cần sức bền, phần nào là nguyên nhân giúp chúng ta sinh tồn trong nhiều điều kiện khác nhau và trở thành loài cuối cùng còn tồn tại trong chi Người.
Chùm ảnh tự sướng của các loài động vật
Hiệp hội Động vật học Luân Đôn (ZSL) đã cho ra mắt một bộ sưu tập "hình tự sướng của động vật" trong Ngày tự sướng thế giới với mục đích mang tiếng cười đến cho mọi người.
"Hừm, xin lỗi vì đã cắt mất đầu của cậu nhé!"
Bộ sưu tập vô cùng phong phú, từ hình ảnh một chú voi có đôi mắt biếng nhác đến hình ảnh một chú nai đang toe toét cười.
Các hình ảnh được chụp trong bốn năm qua bằng các bẫy camera được đặt ở châu Phi, một phần của ứng dụng ZSL Instant Wild - ứng dụng cho phép tải lên hình ảnh và video trực tiếp của động vật từ các khu bảo tồn động vật hoang dã trên khắp thế giới, từ đó khán giả toàn cầu có thể tiếp cận những hình ảnh này thông qua ứng dụng điện thoại thông minh hoặc trực tuyến.
Người dùng có thể nhận biết được các loài động vật trước khi thông tin được gửi lại cho các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này, giúp cho họ có cái nhìn sâu sắc, có giá trị về việc bảo vệ các loài động vật đang trong tình trạng nguy hiểm và dễ bị tổn thương trên khắp hành tinh.
Anthony Dancer, giám đốc điều hành và giám đốc công nghệ của ZSL, chia sẻ với IFL Science, "Đây chỉ là một vài bức hình tuyệt vời của các động vật hoang dã mà những người ở nhà như chúng ta có thể nhận được thông qua ứng dụng ZSL Instant Wild - ứng dụng hỗ trợ công tác bảo tồn trên toàn cầu.
Trong thời điểm đóng cửa, chúng tôi quan sát thấy lượng khách truy cập vào ứng dụng tăng lên đáng kinh ngạc - thực tế là tăng 200% - những người luôn có mong muốn được giúp đỡ và chăm sóc các động vật hoang dã. Chúng tôi rất hài lòng, chúng tôi đã có thể kết nối mọi người với thiên nhiên trong thời điểm khó khăn này và rất biết ơn vì sự đóng góp của họ cho công tác bảo tồn.
Các máy quay gắn sẵn ra đời để chống lại phong trào bắt động vật hoang dã trong tự nhiên và đã có những đóng góp to lớn vào những phát hiện thú vị trong những năm gần đây, nhưng một lượng lớn dữ liệu như vậy khiến các nhà khoa học bị quá tải.
Các tình nguyện viên làm việc trong thời gian rảnh rỗi của họ, hỗ trợ xác định các loài động vật và cung cấp các dữ liệu cho các nhà khoa học, đóng góp rất lớn trong các công việc từ xác định kích thước quần thể động vật đến truy tố tội phạm động vật hoang dã. Ra mắt lần đầu tiên vào năm 2011, chương trình hiện có hơn 6.000 người dùng và đã thực hiện được hơn 3 triệu nhận dạng.
Chùm ảnh tự sướng của động vật này được chụp tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Lewa ở Kenya. Khu bảo tồn phi lợi nhuận này là nhà của một số loài động vật mang tính biểu tượng và dễ bị tổn thương, bao gồm loài tê giác đen đang có nguy cơ tuyệt chủng và là lý do cho sự ra đời của công viên 93.000 mẫu Anh này.
Khoảnh khắc kinh ngạc khi đàn rùa lớn nhất thế giới di cư Cảnh quay đáng kinh ngạc do máy bay không người lái ghi lại cho thấy đàn rùa biển xanh lớn nhất thế giới đang tìm đường vào bờ đẻ trứng ở Australia. Rùa biển xanh đẻ khoảng 100 trứng mỗi lần nhưng hầu như chỉ có một vài rùa con sống sót đến tuổi trưởng thành Theo tờ Unilad, các nhà nghiên cứu...