Chuyện lạ: Tìm thấy “loài người ma” 2 triệu năm trước chấn động thế giới
Bộ xương sọ của một đứa trẻ được xác định đã sinh sống trên trái đất 1,8 triệu năm đến 2 triệu năm trước gây chấn động thế giới.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế ở Nam Phi, đứng đầu bởi Đại học La Trobe (Úc) và Đại học Washington ở St Louis (Mỹ) đã khai quật tại Dirmolen và phát hiện ra phần còn lại của một sinh vật thuộc chi Người cực kỳ cổ xưa, niên đại 2,04 triệu năm.
Kinh ngạc hơn, họ phát hiện nó thuộc về Homo erectus, một loài người tuyệt chủng từng có thời gian sống song song với người hiện đại chúng ta.
Loài người ma trước giờ là một thách thức lớn với các nhà khoa học trên thế giới, người ta ước tính những con người Homo erectus đầu tiên trên trái đất đã sinh sống 1,8 triệu năm đến 2 triệu năm trước.
Cận cảnh hộp sọ của đứa trẻ thuộc loài người khác vừa được tìm thấy.
Và đến tận 100.000 năm họ mới tuyệt chủng, theo những bằng chứng cách đây không lâu trên đảo Java (Indonesia).
Video đang HOT
Theo nhà khảo cổ Stephanie Baker từ Viện nghiên cứu Đại học Johannesburg, hài cốt mới và những mảnh vỡ của hộp sọ được bộ máy định tuyến ghép lại và ra kết quả là hộp sọ của một sinh vật thuộc chi Người.
Hình dạng giọt nước và khoang não tương đối lớn đã chứng minh một cách không bàn cãi: đó là một Homo erectus, một trong những sinh vật đầu tiên vượt trội so với các vượn nhân hình thời kỳ đầu nhờ bộ não phát triển.
Homo erectus này chết khi mới 2-3 tuổi và với hình dáng hộp sọ rất tương đồng các cá thể cùng loài thời kỳ sau, đây có lẽ vẫn không phải một trong những Homo erectus sơ khai nhất.
Theo giáo sư Andy Henrry, trưởng khoa Khảo cổ học và lịch sử tại Đại học La Trobe cho biết Homo erectus có thể tồn tại sớm hơn suy nghĩ trước đây từ 150.000-200.000 năm.
Các mẫu trầm tích cho thấy môi trường xung quanh chúng thay đổi rõ rệt nhưng người Homo erectus vẫn giữ nguyên tập tính săn mồi của mình, nhặt nhạnh những hòn đá cạnh bờ sông. Và khi khí hậu đã quá nóng và khô, họ đã không thể vượt qua được.
Đem so sánh với Homo sapiens – người hiện đại chúng ta, vốn chỉ mới xuất hiện trên trái đất hơn 300.000 năm trước, loài tổ tiên Homo erectus này có thể đã tồn tại lâu hơn gần 7 lần.
Ở thuở bình minh sơ khai của loài Homo sapiens, tổ tiên của chúng ta đã được sinh ra trong một thế giới vô cùng siêu thực. Khi ấy, khí hậu, mực nước biển, thực vật và động vật thời đó rất khác với hiện tại, mặc dù dĩ nhiên là như vậy – mà bởi vì có những loài người khác nhau sinh sống cùng một thời điểm.
Một bức tranh vẽ đồ họa người phụ nữ Neanderthal.
100.000 năm trước, Homo sapiens chỉ là một trong nhiều loài người khác nhau đang cạnh tranh giành quyền thống trị. Cũng như ngày nay chúng ta thấy nhiều loài gấu hay lợn khác nhau, khi ấy cũng có nhiều loài người khác nhau.
Tổ tiên của chúng ta sinh sống chủ yếu ở khu vực Đông Phi, nhưng những người họ hàng Homo neanderthalensis, còn có tên gọi khác phổ biến hơn là người Neanderthal, sinh sống ở châu Âu. Các loài khác là Homo erectus sống ở châu Á, còn hòn đảo Java là nơi ở của Homo soloensis.
Bí ẩn về loài người khác tồn tại lâu hơn chúng ta gần 7 lần
Hài cốt lâu đời chưa từng thấy của một cá thể thuộc loài người Homo erectus tuyệt chủng cho thấy họ có thể tồn tại trên trái đất tận 2 triệu năm hoặc hơn.
Một nhóm nghiên cứu quốc tế ở Nam Phi, đứng đầu bởi Đại học La Trobe (Úc) và Đại học Washington ở St Louis (Mỹ) đã khai quật tại Dirmolen và phát hiện ra phần còn lại của một sinh vật thuộc chi Người cực kỳ cổ xưa, niên đại có thể từ 1,95 triệu đến 2,04 triệu năm. Kinh ngạc hơn, họ phát hiện nó thuộc về Homo erectus, một loài người tuyệt chủng từng có thời gian sống song song với người hiện đại chúng ta.
Cận cảnh hộp sọ của đứa trẻ thuộc loài người khác vừa được tìm thấy - ảnh: Andy Herries, Jesse Martin and Renaud Joannes-Boyau]
Trước đây, nghiên cứu về những Homo erectus đầu tiên trên trái đất đến từ một hài cốt 1,8 trệu năm tuổi, và từ đó người ta ước tính Homo erectus sớm nhất có thể xuất hiện khoảng 2 triệu năm trước. Đến tận 100.000 năm trước họ mới tuyệt chủng, theo những bằng chứng cách đây không lâu trên đảo Java (Indonesia).
Theo nhà khảo cổ Stephanie Baker từ Viện nghiên cứu Đại học Johannesburg, hài cốt mới đã được một sinh viên phát hiện ra. Đó là một cụm mảnh vỡ, nhưng không khó để nhận biết đó là một phần của hộp sọ. Họ đã quyết định ghép lại và phát hiện mình đang nhìn thẳng vào một sinh vật thuộc chi Người. Hình dạng giọt nước và khoang não tương đối lớn đã chứng minh một cách không bàn cãi: đó là một Homo erectus, một trong những sinh vật đầu tiên vượt trội so với các vượn nhân hình thời kỳ đầu nhờ bộ não phát triển.
Họ chưa thể tính tuổi chính xác của hộp sọ, nhưng các bằng chứng gián tiếp trong hang động cho thấy nó có thể từ 1,95 đến 2,04 triệu năm tuổi. Homo erectus này chết khi mới 2-3 tuổi và với hình dáng hộp sọ rất tương đồng các cá thể cùng loài thời kỳ sau, đây có lẽ vẫn không phải một trong những Homo erectus sơ khai nhất.
Hóa thạch được đặt tên là DNH 134. Theo giáo sư Andy Henrry, trưởng khoa Khảo cổ học và lịch sử tại Đại học La Trobe, đồng giám đốc dự án, DNH 134 cho thấy Homo erectus có thể tồn tại sớm hơn suy nghĩ trước đây từ 150.000-200.000 năm.
Đem so sánh với Homo sapiens - người hiện đại chúng ta, vốn chỉ mới xuất hiện trên trái đất hơn 300.000 năm trước, loài tổ tiên Homo erectus này có thể đã tồn tại lâu hơn gần 7 lần!
A. Thư
Chấn động: Bên dưới Vạn Lý Trường Thành là hàng ngàn bộ xương người? Vạn Lý Trường Thành là công trình xây dựng dài nhất thế giới được xây dựng trong hơn 2.000 năm. Tương truyền, hàng trăm người chết trong quá trình thi công Trường Thành. Vì vậy, hàng ngàn bộ xương người được cho đang nằm dưới công trình này. Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc là địa điểm du lịch nổi tiếng thế...