Kinh ngạc thú chơi mô hình quân sự
“Mô hình quân sự” là thú chơi mặc dù xuất hiện từ lâu ở các nước nhưng tương đối mới mẻ đối với nhiều người Việt Nam.
Dân chơi mô hình quân sự thuộc diễn đàn Mô hình tại Hà Nội vừa có cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
Mô hình chiếc xe tăng tham gia mặt trận Tây Nguyên
Xuất hiện từ lâu trên thế giới và có mặt ở Việt Nam nhiều năm nay, song thú chơi mô hình quân sự vẫn tương đối mới mẻ đối với số đông người Việt. Thực ra, dân chơi mô hình không hoàn toàn coi đây chỉ là một thú chơi. Ở một trình độ cao hơn, họ coi đây là môn nghệ thuật đặc sắc với đủ cung bậc sáng tạo. Người chơi phải có con mắt mỹ thuật để tái hiện sống động các phương tiện, vũ khí, khí tài, con người trong thực tế thành mô hình với nhiều tỷ lệ khác nhau như: 1/35, 1/48, 1/72…
Mô hình Pháo tự hành M107 (còn được mệnh danh Vua chiến trường sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam) được làm từ hàng trăm miếng nhựa. (ảnh: Mohinh.net)
Xích xe Pháo tự hành M107 được sơn phủ và làm cũ rất tỉ mỉ (ảnh: Mohinh.net)
Cái khó của môn chơi này không chỉ nằm ở việc ghép hàng trăm, hàng nghìn chi tiết nhựa nhỏ thành xe tăng, máy bay, tàu thuyền… Kỹ năng và khiếu thẩm mỹ của từng người sẽ cho ra đời những tác phẩm mô hình thực thụ, giống hệt ngoài đời thực.
Một chiếc xe tăng chiến đấu trong thực tế sẽ chịu tác động của yếu tố thời tiết, khí hậu: sa mạc, tuyết, bùn lầy, đất đỏ… Do vậy, chiếc xe tăng mô hình phải diễn tả được những vệt gỉ sét, màu sắc gỉ sét, cát bụi và mức độ ăn mòn kim loại… do tác động của yếu tố thời gian, thời tiết, khí hậu trên từng chiến trường. Một người chơi mô hình chuyên nghiệp còn phải đọc rất nhiều tài liệu, xem rất nhiều phim ảnh để mô phỏng chính xác loại phương tiện, vũ khí khí tài, binh lính… gắn liền với một thời điểm lịch sử.
Bề mặt nhựa được người chơi phối màu tạo thành vết gỉ sét trông như kim loại thật (ảnh: Mohinh.net)
Video đang HOT
Trong giới mô hình, người chơi cũng chia thành nhiều dòng, nhiều thời kỳ. Có người thích làm mô hình vũ khí, khí tài quân sự, binh lính thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ hai (WWII), người thích làm mô hình thời kỳ chiến tranh Việt Nam… Đỉnh cao của môn chơi này là sa bàn. Người chơi có thể tái hiện một trận đánh lớn trong lịch sử chiến tranh bằng một sa bàn với đầy đủ trang thiết bị, phương tiện, vũ khí chiến đấu…
Mô hình thùng phuy (ảnh: Mohinh.net)
Mô hình sa bàn một chiếc xe tăng bị bắn cháy (ảnh: Mohinh.net)
Tại buổi gặp mặt, các thành viên đã mang đến mô hình những chiếc xe tank và máy bay chiến đấu nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam và nhiều khí tài quân sự hiện đại khác như tàu chiến, pháo tự hành, xe bán tải…
Tại Việt Nam, TP. Hồ Chí Minh là nơi lần đầu tiên du nhập thú chơi lắp ghép “mô hình quân sự”. Đây cũng là nơi phong trào chơi mô hình quân sự phát triển mạnh nhất. Ở miền Bắc, số người chơi hầu như chỉ tập trung tại Hà Nội với khoảng 40 người.
Các thành viên mang đến buổi gặp mặt nhiều mô hình vũ khí, khí tài quân sự
Điều đặc biệt, phần lớn dân chơi mô hình quân sự đều ở độ tuổi trung niên, trong đó có những người từng sống qua một thời khói lửa. Tuy nhiên, trên diễn đàn của người chơi mô hình cũng có những thành viên nhỏ tuổi đang là học sinh phổ thông.
Theo 24h
Không nộp phí đường: Ai được phạt?
Thông tư hướng dẫn thu, nộp phí sử dụng đường bộ không nhắc đến quy định xử phạt hoặc dẫn văn bản quy định về chế tài xử phạt trường hợp không nộp.
Theo quy định, một tuần nữa, ô tô, xe máy bắt đầu phải nộp "phí sử dụng đường bộ". Để làm rõ một số quy định như chế tài xử phạt trường hợp không nộp, thẩm quyền xử phạt..., chúng tôi có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Lê Hồng Sơn - Cục trưởng Cục Kiểm tra Văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp).
Thu phí đường bộ theo đầu phương tiện khiến dư luận đang có những ý kiến khác nhau. Trong đó, Thông tư 197 hướng dẫn thu, nộp phí sử dụng đường bộ không quy định xử phạt lỗi "không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định", cũng như không dẫn văn bản có quy định về chế tài xử phạt hành vi vi phạm. Ý kiến của ông thế nào?
Xin lưu ý, xét về thẩm quyền, chỉ có Chính phủ trở lên mới có quyền quy định hành vi mức phạt và thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm hành chính. Không nộp phí đường bộ theo quy định cũng thuộc loại này.
Như vậy, thông tư không thể đưa ra quy định về hành vi vi phạm, thẩm quyền xử phạt và mức phạt. Theo tôi biết, Nghị định số 71 của Chính phủ đã quy định mức xử phạt lỗi "không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định".
Về nguyên tắc, đúng ra thông tư hướng dẫn về thu nộp phí sử dụng đường bộ cần có chế tài nguyên tắc như "nếu không mua hoặc nộp thì bị xử phạt theo quy định của Chính phủ (Nghị định 71)". Như vậy mới trọn vẹn và đảm bảo tính đồng bộ thống nhất. Nếu Thông tư không có quy định này là thiếu sót.
Nghị định 34 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông có quy định về thẩm quyền xử phạt của CSGT đối với quy định trong Nghị định. Nghị định 71 sửa Nghị định 34, bổ sung thêm quy định xử phạt lỗi vừa nêu nhưng lại không thấy nhắc đến thẩm quyền xử phạt thuộc về ai. Vậy nên hiểu thế nào? Hay nghiễm nhiên, thẩm quyền xử phạt này cũng thuộc CSGT?
TS. Lê Hồng Sơn: "Không thể mặc nhiên hiểu rằng thẩm quyền xử phạt lỗi không nộp phí đường là của CSGT".
Tôi chưa kiểm tra lại Nghị định 71. Tuy nhiên theo tôi hiểu, các nghị định của Chính phủ khi quy định hành vi vi phạm và mức phạt đều xác định rõ người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm đó. Nếu nghị định chưa nêu thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này cũng là một thiếu sót.
Nếu nghị định không quy định rõ người có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi này thì không thể mặc nhiên hiểu đó là thẩm quyền của CSGT. Có người cho rằng đường nhiên thẩm quyền đó thuộc CSGT là thiếu chính xác. Không thể tùy tiện suy diễn về thẩm quyền này.
Gần đây dư luận cũng phản ánh, giao cho CSGT xử phạt nhiều loại hành vi không phù hợp. Ý kiến của ông thế nào?
Trong lĩnh vực giao thông có nhiều loại hành vi vi phạm. Có hành vi vi phạm liên quan đến quy tắc trật tự an toàn giao thông (TTATGT) như: vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, đường cấm, đua xe, điều khiển xe không có bằng lái phù hợp v.v.. Cũng có hành vi vi phạm không liên quan đến quy tắc TTATGT mà là những vấn đề dân sự khác như: không mang đăng ký xe, không sang tên đổi chủ, không mua bảo hiểm dân sự, .v.v..
Nhóm hành vi vi phạm thứ nhất giao cho CSGT xử phạt là phù hợp. Nhưng nhóm hành vi vi phạm thứ hai nêu trên thì cần cân nhắc kỹ về thẩm quyền xử phạt. Đây là vấn đề liên quan đến xác định chức năng nhiệm vụ thẩm quyền của CSGT cũng như của một số cơ quan nhà nước. Không nên tùy tiện giao cho CSGT xử phạt quá nhiều loại hành vi. Đặc biệt là những hành vi thuộc nhóm thứ hai tôi vừa nêu. Vừa quá tải, vừa dễ làm bức xúc trong dư luận và cũng gây bất lợi cho CSGT khi thi hành công vụ.
Gần đây, một số văn bản ban hành bị dư luận phản ánh không bảo đảm tính hợp lý, tính khả thi , thậm chí gây bức xúc trong dư luận. Ông có ý kiến như thế nào?
Là cơ quan chuyên trách kiểm tra văn bản, chúng tôi theo dõi và nắm rất sát thông tin của dư luận trong thời gian gần đây phản ánh về tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản.
Dư luận gần đây, đặc biệt các thông tin đại chúng nâng cao tính phản biện đối với các thể chế, chính sách của nhà nước. Ví dụ ý kiến về xử phạt xe không chính chủ; thủ tục và lệ phí sang tên đổi chủ xe; phí đường bộ; CMND mang tên cha mẹ, v.v... Đây là những ý kiến phản biện nhiều chiều đáng quý. Cá nhân tôi rất trân trọng và đánh giá cao những thông tin này.
Điều này cho thấy, thứ nhất, từ trước đến nay khi ban hành văn bản và quy định, một số cơ quan có thẩm quyền chưa thực sự chú ý đúng mức đến tính hợp lý, tính khả thi cũng như ý kiến của dư luận. Đặc biệt cũng có nhiều trường hợp bị lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, lợi ích ngành, lợi ích địa phương chi phối. Bây giờ, cần hết sức chú ý điều này. Không thể hời hợt, làm chiếu lệ.
Một khi dư luận đã nêu, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiêm túc xem xét. Thực tiễn này đòi hỏi cơ quan chủ trì chuẩn bị dự án, dự thảo cần nghiêm túc trong nghiên cứu đề xuất phương án. Đặc biệt thực hiện nghiêm quy định lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản.
Thực tiễn cũng đòi hỏi cơ quan thẩm định phải thẩm tra nâng cao trình độ, ý thức trách nhiệm. Không thể qua loa, đại khái, tư duy lối mòn, thiếu tính phản biện, tính thực tiễn. Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản cũng cần thảo luận, cân nhắc kỹ lưỡng các nội dung định ban hành để nâng cao chất lượng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp phảp, tính thống nhất đồng bộ, tính khả thi của văn bản.
Thứ hai, điều này cũng cho thấy trình độ nhận thức cũng như khả năng phản biện của các tầng lớp nhân dân ngày càng cao đối với những thể chế chính sách. Họ không còn hoàn toàn thụ động, yếm thế như nhiều năm trước đây.
Thứ ba, cần khẳng định vai trò đóng góp rất lớn của báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng khi phản ánh những luồng dư luận, thông tin nhiều chiều trước một chủ trương, chính sách nào đó. Điều này cũng thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch ngày càng tốt hơn trong việc ban hành và thực hiện thể chế.
Thực tiễn của công tác hậu kiểm (kiểm tra, kiểm soát) các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) đang cho thấy điều gì?
Hệ thống các cơ quan kiểm tra, xử lý văn bản hiện đang thực hiện nhiệm vụ giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ tịch UBND các cấp thực hiện quyền năng, trách nhiệm xử lý văn bản sai trái của cấp dưới. Điều này được quy định trong Hiến pháp, các luật tổ chức như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và UBND; Luật Ban hành văn bản QPPL.
Đáng lưu ý, hệ thống cơ quan kiểm tra xử lý văn bản chỉ có thẩm quyền kiểm tra, xử lý văn bản của bộ trưởng trở xuống. Còn văn bản của Thủ tướng trở lên đang trông chờ vào việc thực hiện quyền giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Đáng tiếc, việc thực hiện chức năng giám sát hiện còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa bảo đảm thường xuyên, toàn diện, đồng bộ.
Theo tôi, để có hệ thống pháp luật tốt, cần nghiên cứu đưa ra một số cơ chế như Hội đồng Hiến pháp. Hội đồng này nên được giao thẩm quyền tập trung xem xét tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản do các cơ quan từ cấp Thủ tướng Chính phủ trở lên ban hành. Có như vậy mới bảo đảm cơ chế hậu kiểm đối với toàn bộ hệ thống văn bản QPPL.
Hơn nữa, cơ chế hậu kiểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chủ tịch UBND đối với văn bản QPPL dù đạt hiệu quả, được dư luận hoan nghênh, cần được tiếp tục duy trì. Nhưng đây cũng chỉ là cơ chế mang tính nội bộ trong hệ thống các cơ quan hành pháp, cơ quan quản lý hành chính.
Theo tôi, để bảo đảm tính khách quan, nghiêm chuẩn, kỷ luật, kỷ cương trong ban hành văn bản QPPL, cần nghiên cứu mô hình của nhiều nước. Đó là giao cho tòa án nhân dân thực hiện cơ chế tài phán - tuyên hủy - đối với văn bản quy phạm pháp luật không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, bị khiếu kiện.
Theo 24h
Đi xe không nộp phí, phạt 10 triệu đồng Các TP trực thuộc trung ương được tự quyết định mức phạt cao gấp đôi mức phạt chung ở khu vực nội thành. Đó là những nội dung đáng chú ý trong dự thảo lần một nghị định (NĐ) quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt vừa được Bộ GTVT hoàn...