Kinh ngạc sức mạnh “máy bay rải phân” S2R-660 của Mỹ
Dù tiền thân là phi cơ rải phân bón nhưng qua bàn tay nhào nặn của các kĩ sư quân sự đã biến AT-802 thành máy bay cường kích S2R-660 mạnh khủng.
Nhằm cung cấp giải pháp tuần tra biên giới, chống phiến quân, hãng IOMAX (Mỹ) đã phát triển thành công máy bay cường kích S2R-660 Archangel dựa trên máy bay nông nghiệp AT-802 chuyên dùng rải phân bón. Mẫu máy bay đặc biệt này mới đây đã được IOMAX giới thiệu tại triển lãm hàng không Paris Air Show 2015. Máy bay tuần tra biên giới S2R-660 Archangel (BPA) là máy bay cường kích hạng nhẹ kiêm giám sát được thiết kế cho các thị trường muốn sở hữu vũ khí tiên tiến nhưng lại thiếu ngân sách. Hiện S2R-660 đã giành được sự quan tâm từ Angola, Niger, Ivory, Philippines. Cơ bản thì S2R-660 dựa trên khung thân cơ sở máy bay rải phân AT-802 nhưng được cải tiến ở một số phần để phù hợp cho hoạt động chiến đấu. Máy bay có chiều dài 11m, sải cánh 17,4m, có khả năng mang 2,1 tấn tải trọng ngoài, hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Ảnh: quan chức các nước đang thăm quan buồng lái “máy bay rải phân chiến đấu” S2R-660. Để làm nhiệm vụ giám sát, chiến đấu với vũ khí có điều khiển, máy bay cường kích S2R-660 có khả năng tích hợp nhiều hệ thống ngắm bắn – giám sát tiên tiến. Ví dụ như cảm biến hồng ngoại/quang điện L3 Wescam MX-15 hoặc Star SAFIRE 380 HLD; cảm biến hiển thị hồng ngoại/quang điện Avalex AVM-4177… Các cảm biến thường được lắp trên giá treo dưới thân hoặc dưới cánh làm nhiệm vụ giám sát khu vực hoặc dẫn đường vũ khí. Ấn tượng nhất trên máy bay cường kích S2R-660 là khả năng mang vác vũ khí “khủng” của nó. Tùy từng nhiệm vụ, S2R-660 có thể mang tổng cộng 12 tên lửa chống tăng AGM-114 Hallfire hoặc 10 bom GBU-58 Mk 81 hoặc 6 bom dẫn đường laser GBU-12 Mk-82 hoặc 24 rocket dẫn đường Cirit hoặc 12 tên lửa chống tăng UMTAS hoặc kết hợp các vũ khí này (mỗi loại một ít) trên 6 điểm treo dưới cánh. Dù chỉ là máy bay cường kích cải tiến trên cơ sở máy bay nông nghiệp nhưng sức mạnh của S2R-660 thực sự là rất khủng khiếp. Ảnh: giá phóng kết hợp lắp đạn tên lửa chống tăng Hellfire và UMTAS (giá giữa). Ngay bên cạnh (giá thứ ba tính từ trái qua phải) là giá phóng mang hai bom dẫn đường GBU-58 Mk 81. Ở phía cánh còn lại, hai giá số ba và hai (từ trái qua phải) mang bom dẫn đường GBU-12 Mk-82 và GBU-58 Mk 81. Giá số một mang hai cụm ống phóng (mỗi cụm 4 đạn) rocket có điều khiển Cirit. Máy bay cường kích S2R-660 được trang bị động cơ PT6A-67F công suất 1.700 mã lực với cánh quạt 5 lá MTV-27 MT cho tốc độ tối đa 388km/h, tầm hoạt động 2.500km nếu bay tốc độ kinh tế 310km/h.
Nhằm cung cấp giải pháp tuần tra biên giới, chống phiến quân, hãng IOMAX (Mỹ) đã phát triển thành công máy bay cường kích S2R-660 Archangel dựa trên máy bay nông nghiệp AT-802 chuyên dùng rải phân bón. Mẫu máy bay đặc biệt này mới đây đã được IOMAX giới thiệu tại triển lãm hàng không Paris Air Show 2015.
Máy bay tuần tra biên giới S2R-660 Archangel (BPA) là máy bay cường kích hạng nhẹ kiêm giám sát được thiết kế cho các thị trường muốn sở hữu vũ khí tiên tiến nhưng lại thiếu ngân sách. Hiện S2R-660 đã giành được sự quan tâm từ Angola, Niger, Ivory, Philippines.
Cơ bản thì S2R-660 dựa trên khung thân cơ sở máy bay rải phân AT-802 nhưng được cải tiến ở một số phần để phù hợp cho hoạt động chiến đấu. Máy bay có chiều dài 11m, sải cánh 17,4m, có khả năng mang 2,1 tấn tải trọng ngoài, hoạt động cả ban ngày và ban đêm. Ảnh: quan chức các nước đang thăm quan buồng lái “máy bay rải phân chiến đấu” S2R-660.
Để làm nhiệm vụ giám sát, chiến đấu với vũ khí có điều khiển, máy bay cường kích S2R-660 có khả năng tích hợp nhiều hệ thống ngắm bắn – giám sát tiên tiến. Ví dụ như cảm biến hồng ngoại/quang điện L3 Wescam MX-15 hoặc Star SAFIRE 380 HLD; cảm biến hiển thị hồng ngoại/quang điện Avalex AVM-4177…
Các cảm biến thường được lắp trên giá treo dưới thân hoặc dưới cánh làm nhiệm vụ giám sát khu vực hoặc dẫn đường vũ khí.
Video đang HOT
Ấn tượng nhất trên máy bay cường kích S2R-660 là khả năng mang vác vũ khí “khủng” của nó. Tùy từng nhiệm vụ, S2R-660 có thể mang tổng cộng 12 tên lửa chống tăng AGM-114 Hallfire hoặc 10 bom GBU-58 Mk 81 hoặc 6 bom dẫn đường laser GBU-12 Mk-82 hoặc 24 rocket dẫn đường Cirit hoặc 12 tên lửa chống tăng UMTAS hoặc kết hợp các vũ khí này (mỗi loại một ít) trên 6 điểm treo dưới cánh.
Dù chỉ là máy bay cường kích cải tiến trên cơ sở máy bay nông nghiệp nhưng sức mạnh của S2R-660 thực sự là rất khủng khiếp. Ảnh: giá phóng kết hợp lắp đạn tên lửa chống tăng Hellfire và UMTAS (giá giữa).
Ngay bên cạnh (giá thứ ba tính từ trái qua phải) là giá phóng mang hai bom dẫn đường GBU-58 Mk 81.
Ở phía cánh còn lại, hai giá số ba và hai (từ trái qua phải) mang bom dẫn đường GBU-12 Mk-82 và GBU-58 Mk 81.
Giá số một mang hai cụm ống phóng (mỗi cụm 4 đạn) rocket có điều khiển Cirit.
Máy bay cường kích S2R-660 được trang bị động cơ PT6A-67F công suất 1.700 mã lực với cánh quạt 5 lá MTV-27 MT cho tốc độ tối đa 388km/h, tầm hoạt động 2.500km nếu bay tốc độ kinh tế 310km/h.
Theo_Kiến Thức
Các tính năng của máy bay cường kích Su-22
Máy bay Su-22M4 là phiên bản xuất khẩu của Su-17M4 do Liên bang Xô viết sản xuất từ những năm 1983-1990 và hiện được không quân nhiều nước sử dụng.
Đây là loại máy bay cường kích làm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển với các loại vũ khí có điều khiển, không điều khiển. Thậm chí, khi cần nó cũng có khả năng tác chiến phòng không.
Một chiếc máy bay Su-22M4 của Ba Lan (Ảnh Wiki)
Máy bay cường kích Su-22M4 được trang bị động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trên độ cao lớn, bán kính chiến đấu hơn 500km, trần bay hơn 14km, vận tốc leo cao 230m/s.
Về mặt hỏa lực, máy bay cường kích Su-22M4 được thiết kế với với 2 pháo 30mm (tốc độ 80 phát/phút) đặt ở 2 cánh, 2 giá treo dưới cánh mang 2 tên lửa đối không R-60 (tầm bắn 8km) và 10 giá treo (6 đặt ở dưới cánh và 4 đặt trên thân máy bay).
Máy bay Su-22M4 trong biên chế Không quân Hungary (Ảnh Wiki)
Trong tấn công mục tiêu mặt đất, Su-22M4 có thể mang được bom, rocket. Riêng biến thể Su-22M4 mang được cả vũ khí có điều khiển gồm: tên lửa không đối đất Kh-23; tên lửa đối đất/chống radar Kh-25; tên lửa chống radar Kh-28; tên lửa đối đất/đối hải Kh-29 và bom có điều khiển bằng lade, quang học. Su-22M4 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn.
Ngoài ra, máy bay Su-22M4M4 được thừa hưởng những tính năng cải tiến trên dòng Su-17 như hệ thống dẫn đường RSDN, dẫn đường tín hiệu, dẫn đường quán tính, hệ thống đo khoảng cách laser mạnh hơn, sóng định vị vô tuyến, và hệ thống radar cảnh báo SPO-15LE (Sirena) và được bổ sung các khe nạp không khí (gồm cả hệ thống nạp không khí ở cánh máy bay) để tăng khả năng làm mát động cơ. Nhiều máy bay Su-22M4M4 còn được trang bị hệ thống dẫn đường tên lửa bằng vô tuyến và vũ khí chống radar BA-58 Vjuga.
2 chiếc Su-22M4 của Séc (Ảnh Wiki)
Su-22M4 hiện là một trong những máy bay chiến đấu chủ lực của Không quân Nhân dân Việt Nam. Nó được biên chế cho cả 3 sư đoàn không quân 370, 371 và 372 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển. Hầu hết các máy bay Su-22M4 đều do Liên Xô viện trợ từ những năm 1980 và một phần được mua từ các nước Đông Âu sau năm 1990.
Thiết kế cánh cụp cánh xòe trên Su- 22M4 (Ảnh: Kiến thức)
Điểm đặc biệt trên máy bay cường kích Su-22M4 của Việt Nam là thiết kế kiểu cánh cụp cánh xòe. Nghĩa là, cánh máy bay có thể giang rộng ra hoặc áp sát vào thân máy bay.
Buồng lái trên Su-22M4 của Không quân Ba Lan (Ảnh: Kiến thức)
Việc thiết kế cánh này giúp cho máy bay bay tầm thấp với tốc độ cao hoặc đạt tốc độ cao vượt âm thanh ở trần bay lớn. Khi cánh xòe hết cỡ thì lực nâng của cánh tăng lên cho phép máy bay có thể cất hạ cánh đường băng ngắn.
Biến thể Su-22M4 Việt Nam dùng cũng được trang bị hệ thống phóng mồi bẫy nhiệt đánh lừa tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại.
Một số hình ảnh khác của Su-22M4:
Động cơ tuốc bin phản lực Lyuka AL-21F3 trên một máy bay Su-22M4 (Ảnh: Kiến thức)
Một chiếc Su-22 thực hiện phóng mồi bẫy nhiệt (Ảnh: Kiến thức)
Các giá treo vũ khí trên máy bay Su-22M4 (Ảnh Kiến thức)
Su-22 cũng có thể lắp các cụm ống phóng rocket từ cỡ nhỏ tới cỡ lớn (Ảnh: Kiến thức)
Trần Khánh Tổng hợp theo Wikipedia, Kiến thức
Theo_VOV
Trung Quốc đưa máy bay không người lái ra Biển Đông Nhiều trang mạng của Trung Quốc cuối tuần qua đã đăng một số bức ảnh cho thấy tàu Hải giám 2168 của nước này lần đầu tiên chở theo máy bay không người lái làm nhiệm vụ tuần tra. Theo nhận định của trang mạng Sina, hoạt động tuần tra của máy bay này có thể diễn ra tại vùng biển Trường Sa,...