Kinh ngạc loạt tên lửa đối không của phát xít Đức
Có thể nói, trong lĩnh vực phát triển tên lửa đối không thì phát xít Đức là tiên phong, không phải Mỹ hay là Liên Xô.
Trong những năm cuối cùng của Chiến tranh Thế giới thứ II, các nhà khoa học Đức không ngừng hiện thực hóa loạt dự án vũ khí mà theo trùm phát xít Adolf Hitler sẽ giúp nước Đức chiến thắng cuộc chiến. Thậm chí đến tận những ngày cuối cùng Đức vẫn tiến hành thử nghiệm các loại vũ khí mới trên dãy núi Bavarian Alps, trong đó có Bachem ba 349 và Ruhrstahl X-4 – hai dòng tên lửa đối không
(gồm đất đối không và không đối không) được Đức phát triển từ năm 1943.
Bachem ba 349 (Natter) là một mẫu tên lửa đất đối không của Đức, tuy nhiên nó lại có người lái với một khoang điều khiển nhỏ bên trong chỉ dành cho một người. Ý tưởng phát triển Natter được triển khai khi ưu thế trên không của Đức trước không quân Đồng minh dần mất đi so với đầu cuộc chiến.
Về thiết kế, Natter giống hầu hết các mẫu tên lửa của Đức lúc đó và cất cánh theo phương thẳng đứng mặc dù nó có thiết kế như một chiếc máy bay với một đôi cánh đóng vai trò điều hướng hơn là giúp nó bay được. Mẫu tên lửa này được trang bị tới 5 động cơ đẩy trong đó chỉ có duy nhất một động cơ chính và còn lại là các động cơ phụ.
Thiết kế đặc biệt của Natter là nó có thể được thu hồi và tái sử dụng nhiều lần. Hệ thống vũ khí chính của mẫu tên lửa này là cụm ống phóng rocket phóng loạt được đặc trước mũi của nó với khả năng mang theo 24 đạn rocket Henschel Hs 297 73mm hoặc 33 đạn rocket R4M 55mm và hai súng máy Mk108 30mm.
Video đang HOT
Quả tên lửa này nặng hơn 2.2 tấn được đẩy đi bằng 4 động cơ phụ Schmidding SG 34 và sau đó là bằng một động cơ chính Walter HWK 109-509C-1. Nó có thể bay với tốc độ hơn 1.000km/h với phạm vi bay tối đa là 60km trong khoảng thời gian bay hơn 4 phút. Về cơ bản Bachem ba 349 là một thiết kế thất bại với chừng đó thời gian là hoàn toàn không đủ cho một trận không chiến. Dù vậy nó vẫn được phép bay thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 3/1945 với cái chết của phi công thử nghiệm Lothar Sieber.
Không giống như Bachem ba 349, tên lửa Ruhrstahl X-4 lại được xem là đột phá của các nhà khoa học Đức nó cũng có thể được coi như là mẫu tên lửa không đối không đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên giống như số phận của Bachem ba 349, Đức không kịp đưa Ruhrstahl X-4 vào tham chiến.
Thậm chí trong quá trình phát triển Ruhrstahl X-4 còn có thêm một biến thể tên lửa chống tăng là X-7, cả hai đều được trang bị một động cơ phản lực và có thiết kế gần giống nhau. Trong đó X-4 được trang bị một đầu đạn phân mảnh nặng tới 20kg, còn X-7 được trang bị một đầu đạn nổ lõm với trọng lượng khoảng 2.5kg.
Cả X-4 và X-7 đều được thiết kế để có thể tích hợp trên mọi loại máy bay của Không quân Đức khi đó. Tầm bắn hiệu quả của chúng có thể đạt từ 1km đến 3,5km hoàn toàn có thể đánh chặn các máy bay chiến đấu của quân Đồng minh từ xa hoặc tấn công xe tăng đối phương từ khoảng cách an toàn.
Các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Ruhrstahl X-4 được thực hiện vào tháng 8/1944 trên những chiếc máy bay chiến đấu đa năng Junkers Ju 88 và chiến đấu cơ phản lực đầu tiên trên thế giới Messerschmitt Me 262. Tuy nhiên sau đó dự án này bị hủy bỏ và không được đưa vào trang bị. Và đến tận cuối chiến tranh X-4 mới được quan tâm trở lại với hơn 1.000 đơn vị tên lửa được sản xuất nhưng chúng lại không đến được tay Không quân Đức.
Theo_Kiến Thức
Tàu ngầm Severodvinsk phóng tên lửa Kalibr hủy diệt mục tiêu bờ
Ngày 30/4, tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk thuộc Hạm đội Phương Bắc (Nga) đã phá hủy mục tiêu trên bộ trong diễn tập bằng tên lửa Kalibr ở biển Barents.
Đại tá Vadim Serga của Hạm đội Phương Bắc cho biết trong một thông báo: "Tên lửa Kalibr đã bắn trúng mục tiêu với độ chính xác cao".
Thủy thủ đoàn của tàu Severodvinsk đã thể hiện năng lực hết sức chuyên nghiệp trong quá trình chuẩn bị cho các đợt phóng thử, vị đại tá này cho biết thêm.
Được đưa vào trực chiến trong Hải quân Nga từ năm 2013, tàu ngầm Severodvinsk (lớp Yasen) là chiếc tàu ngầm duy nhất hiện nay của Nga đã khiến vị tướng hàng đầu của Hải quân Mỹ mê mẩn.
Theo website của Viện Hải quân Mỹ (USNI), Chuẩn Đô đốc David Johnson, Giám đốc điều hành chương trình tàu ngầm tại Bộ tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân (NAVSEA) cho hay ông đã đặt mô hình tàu Severodvinsk tại khu vực công cộng phía ngoài văn phòng để có thể nhìn thấy nó mỗi ngày trên đường đi.
"Chúng tôi đang phải đối mặt với những đối thủ tiềm năng đáng gờm. Một trong số này phải kể đến tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk của Nga. Tôi ấn tượng với con tàu này đến nỗi đã yêu cầu làm một mô hình từ những dữ liệu sẵn có", Johnson nói.
Tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk.
Vậy điều gì ở tàu ngầm Severodvinsk đã chinh phục được vị tướng Hải quân hàng đầu của Mỹ? Tàu ngầm hạt nhân Severodvinsk được khởi đóng từ năm 1993, được bàn giao cho Hải quân Nga vào ngày 30/12/2013 sau 20 năm chế tạo.
Con tàu có lượng giãn nước 13.800 tấn khi lặn, dài 119m, có độ tự động hóa cao, với đội ngũ trên tàu chỉ gồm 32 sĩ quan và 58 thủy thủ. Severodvinsk có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 35 hải lý/h, có thể lặn sâu tới 600m.
Theo Cơ quan tình báo Hải quân Mỹ (ONI), Severodvinsk của Nga hoạt động yên tĩnh hơn các tàu ngầm lớp Los Angeles cải tiến của Mỹ. Tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen của Nga được xem là lớp tàu ngầm nguy với nhất hiện nay trên thế giới và đủ sức đánh bại mọi đối thủ trên biển kể cả biên đội tàu sân bay.
Để làm được điều đó, tàu lớp Yasen được trang bị vũ khí hạng nặng bao gồm: 8 ống phóng ngư lôi, trong đó có 4 ống phóng ngư lôi cỡ 650mm và 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm. Tài liệu "Combat Fleets of the World" của Viện Hải quân Mỹ ước tính tàu ngầm lớp Yasen có thể mang tới 30 ngư lôi.
Cũng giống như những tàu ngầm tấn công khác của Nga, vũ khí chính của Severodvinsk là các tên lửa chống tàu hạng nặng. Con tàu có 24 ống phóng tên lửa, có thể phóng tên lửa chống tàu P-800 Oniks.
Ngoài ra, Severodvinsk còn được trang bị tên lửa hành trình RK-55 Granat có thể mang đầu đạn hạt nhân, cùng các tên lửa chống hạm, chống ngầm khác và thủy lôi. Một số nguồn tin từ Nga cho biết Severodvinsk được trang bị hệ thống chống ngư lôi và phòng không.
Trong khi đó, vũ khí trên tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ chỉ gồm 12 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk tùy biến thể hoặc tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon tầm bắn 130km. Và 4 ống phóng ngư lôi 533mm được bố trí ở dưới đáy tàu sử dụng ngư lôi hạng nặng Mark-48 tầm bắn 38km.
Trong những năm 1990, Nga từng muốn xây dựng ít nhất 30 tàu ngầm thuộc lớp này, nhưng con số trên chỉ hiện nay chỉ còn 9 chiếc. Nhưng như vậy cũng là đã quá đủ với bất kỳ kẻ thù tiềm năng nào của nước Nga hiện tại và cả trong tương lai.
Tờ The Sunday Times (Anh) từng dẫn một nguồn tin hải quân cho rằng Severodvinsk có thể khiến cả 2 siêu cường Anh và Mỹ phải lo ngại bởi cho đến hiện nay Mỹ "chỉ thực sự nắm được phân nửa về những loại vũ khí nào được trang bị trên con tàu này".
Iain Ballantyne, chuyên gia về chiến tranh tàu ngầm cho nhận định tàu ngầm lớp Yasen "sẽ là lớp tàu tối tân và đáng gờm nhất. Chúng sẽ khiến 2 cường quốc tàu ngầm của phương Tây rơi vào một cuộc đua hao tiền tốn của".
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Tên lửa phòng không S-500 Nga siêu "tàng hình" Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa S-500 của Nga sẽ được trang bị hệ thống giao tiếp vô tuyến hiện đại nhất khiến kẻ địch không thể nghe lén hay phá sóng. S-500 có thể theo dõi và đánh chặn 10 tên lửa đạn đạo hoặc tên lửa siêu âm cùng lúc di chuyển với tốc độ 5km/giây. Các nhà sản...