Kinh ngạc hành tinh giống Trái Đất tái sinh sau khi bị “lột vỏ”
Nghiên cứu mới đã hé lộ quá khứ rùng mình của Gliese 1132b, một ngoại hành tinh giống Trái Đất về kích thước, mật độ, cùng chủng loại và cùng sở hữu hoạt động địa chất.
Gliese 1132b quay quanh một sao lùn đỏ mang tên Gliese 1132, kích thước bằng 1/5 và độ sáng chỉ bằng 1/200 Mặt Trời của chúng ta, nằm trong chòm sao Vela và cách Trái Đất chỉ 39,3 năm ánh sáng.
Trước đó, nhóm khoa học gia từ Đài quan sát MEarth-South đặt tại Hawaii (Mỹ) đã phát hiện ra hành tinh Gliese 1132b quay quanh ngôi sao này và biết được nó thuộc nhóm “hành tinh giống Trái Đất” mà giới thiên văn luôn tìm kiếm. Nó có bán kính bằng 1,2 lần bán kinh Trái Đất, cũng là hành tinh đá và có mật độ tương tự.
Hành tinh Gliese 1132 – Ảnh: NASA/ESA
Lần này, nhóm nghiên cứu khác dẫn đầu Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực của NASA (Mỹ) và Đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện ra rằng hành tinh này không ra đời trong hình dạng như nó dược nhìn thấy. Nó từng là một hành tinh khí dạng “tiểu Hải Vương Tinh”.
Hành tinh ban đầu lớn gấp vài lần Trái Đất với bầu khí quyển dày đặc đầy hydro và heli. Bầu khí quyển này sớm bị tước bỏ bởi bức xạ cường độ cao từ sao mẹ trẻ, nóng và có khoảng cách cực gần. Hành tinh xấu số bị “lột vỏ” triệt để đến mức chỉ còn trơ một lõi đá trần có kích thước bằng Trái Đất.
Theo Sci-New , quan sát mới từ Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA cho thấy hành tinh này một lần nữa đã tự tạo ra khí quyển bằng một sự kiện đặc biệt: phun trào núi lửa. Ở hệ Mặt Trời của chúng ta, Trái Đất là hành tinh duy nhất được biết có hoạt động địa chất – bao gồm núi lửa – và chính điều này góp phần biến địa cầu thành thế giới sống được. Vì vậy việc tìm thấy bằng chứng về núi lửa trên một ngoại hành tinh là rất đặc biệt.
Các nhà nghiên cứu tin rằng hydro từ bầu khí quyển ban đầu được lớp magma nóng chảy hấp thụ một phần. Bây giờ là lúc nó được giải phóng từ từ để tạo ra bầu khí quyển mới. Bầu khí quyển này có nhiều thành phần đáng chú ý như hydro, hydro xyanua, mêtan và amoniac, đồng thời có khói mù hydrocacbon. Bầu khí quyển này đang tiếp tục bị rò rỉ nhưng cũng liên tục được bổ sung. “Bầu khí quyển thứ hai này đến từ bề mặt và bên trong hành tinh, vì vậy nó là một cửa sổ dẫn đến địa chất của một thế giới khác” – tiến sĩ Paul Rimmer từ Đại học Cambridge nói.
Các tác giả chưa bình luận gì về khả năng sống được của hành tinh bởi bất chấp nhiều yếu tố tương đồng với Trái Đất, hành tinh này có thể có nhiệt độ bề mặt lên tới 232 độ C. Tuy nhiên điều này cũng sẽ được nghiên cứu bởi việc nhìn vào hành tinh này khá thuận lợi bởi khoảng cách khá gần cộng với độ mỏng của bầu khí quyển có thể được vượt qua bởi một số công cụ quan sát NASA đang phát triển.
Nghiên cứu vừa công bố trên Astronomical Journal.
Hàng nghìn người theo dõi hoa xương rồng nở trong 12 tiếng
Có tới hàng nghìn người từ khắp nơi trên thế giới đã theo dõi trực tiếp cảnh một loại hoa xương rồng Amazon hiếm có nở trong suốt 12 tiếng đồng hồ.
Hoa selenicereus wittii khi đã nở. Ảnh: Guardian
Tờ Guardian đưa tin quá trình nở kéo dài 12 tiếng của hoa selenicereus wittii đã được trình chiếu qua kênh Youtube Botanic Garden của Đại học Cambridge (Anh).
Selenicereus wittii nở vào khoảng 3 giờ chiều ngày 20/2 và có phần cuống hoa dài 25cm. Quá trình này kết thúc vào bình minh ngày hôm sau.
Bông hoa màu trắng ban đầu có mùi thơm khá ngọt nhưng sau 2 tiếng đồng hồ lại chuyển sang mùi khó chịu. Loại cây này chỉ mọc tại rừng mưa Amazon.
Loại cây này được mang đến Đại học Cambridge vào năm 2015, từ vườn bách thảo Bonn tại Đức. Selenicereus wittii có nguồn gốc từ Sumatra, Indonesia.
Chiến đấu cơ Anh sẽ tham gia tập trận tấn công giả định vệ tinh kẻ thù Bộ Chỉ huy Không gian Anh có thể sớm điều động các chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Hoàng gia tới "rìa" không gian vũ trụ tham gia tập trận diệt vệ tinh của kẻ thù. Chiến đấu cơ Typhoon của Không quân Hoàng gia Anh. Ảnh: AP Dẫn các nguồn tin giấu tên, báo Anh Express cho biết nhiệm vụ huấn...