Kinh ngạc cảnh bạch tuộc lên bờ săn cua trong chớp nhoáng
Một con cua đang dạo bước trên hồ đá ở Yallingup, Úc thì bạch tuộc bất ngờ xuất hiện từ dưới nước và điều diễn ra tiếp theo khiến nhiếp ảnh gia nghiệp dư bất ngờ.
Trong số những loài giáp xác thì loài cua, đặc biệt là những con cua lớn, sở hữu đôi càng rất khỏe. Trong khi đó, bạch tuộc là loài động vật thân mềm, chỉ sống dưới nước nên hoàn toàn vô hại trên cạn.
Trước ống kính của nhiếp ảnh gia nghiệp dư Porsche Indrisie, con bạch tuộc chứng minh cho người xem thấy quan niệm trên là không chính xác.
Bạch tuộc tóm chặt lấy con cua dạo bước trên hồ đá.
Đoạn video bắt đầu với hình ảnh con cua dài khoảng 10cm dạo bước bên hồ đá. Khi bò lại gần mép nước, con cua phải trả giá đắt cho hành động chủ quan của mình.
Chỉ trong chưa đầy một giây, bạch tuộc màu đen phi thân lên bờ bắt cua. Con cua cố gắng bỏ chạy nhưng bị những xúc tu của bạch tuộc cuốn chặt lấy không lâu sau đó.
Bạch tuộc cố gắng kéo cua xuống nước, dẫn con mồi đến với cái chết chờ đợi phía trước.
Bạch tuộc lôi con mồi xuống nước.
Đoạn video nhanh chóng thu hút 2 triệu lượt xem kể từ khi Indrisie đăng tải video lên Youtube.
Indrisie nói: “Tôi không biết vì sao mình chọn con cua đó, nhưng tôi hướng ống kính về phía nó như mong chờ điều gì đó xảy ra”.
Đối với những con mồi như cua, bạch tuộc được cho là biết cách lật con cua lại và ăn thịt từ phần mềm ở phía sau. “Bạch tuộc sau đó mở tung lớp vỏ cua và ăn thịt con mồi rất nhanh”, Indrisie nói thêm.
Theo Danviet
Bị cá heo nuốt, bạch tuộc chết vẫn tung đòn thù thảm khốc
"Con cá heo dường như cực kỳ tham ăn và nghĩ rằng: Ta sẽ nuốt toàn bộ nó".
Cá heo mũi chai tên Gilligan "chết ngạt" vì ăn bạch tuộc
Năm 2015, một con cá heo mũi chai tên Gilligan đã bị phát hiện "chết ngạt" trên bãi biển Úc. Điều đặc biệt là Gilligan đang cố gắng nuốt một con bạch tuộc khổng lồ nặng 2,1 kg và xúc tu của con mồi đã chặn đường hô hấp của cá heo.
Một nghiên cứu mới cho biết đây là lần đầu tiên một cá heo được phát hiện chết ngạt vì bạch tuộc như vậy, tờ National Geographic đưa tin.
Nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu, Nahiid Stephens, tại Đại học Murdoch của Úc, cho biết: "Con cá heo dường như cực kỳ tham ăn và nghĩ rằng: Ta sẽ nuốt toàn bộ nó".
Khi Gilligan được tìm thấy trên bãi biển phía nam thành phố Perth của Úc, nó được mang đến phòng thí nghiệm của Stephens để xét nghiệm. Lúc đó, một phần của con bạch tuộc vẫn thò ra từ miệng Gilligan.
Cá heo đã nhiều lần được phát hiện giết và ăn thịt bạch tuộc. Do đó, Stephens tiến hành xét nghiệm để tìm hiểu tại sao con cá heo khỏe mạnh này lại chết.
Xúc tu của bạch tuộc đã chặn đường thở của cá heo
Đầu tiên, nhà khoa học phải gỡ con bạch tuộc ra.
"Nó thực sự là một con bạch tuộc khổng lồ, tôi cứ kéo mãi và nghĩ rằng: Chúa ơi, nó vẫn còn", Stephens nói và thêm rằng con bạch tuộc có chiều dài 1,3m khi kéo thẳng xúc tu ra.
Kết quả xét nghiệm xác cá heo vừa được công bố trên tạp chí Marine Mammal Science, cho thấy vấn đề nảy sinh khi Gilligan nuốt bữa ăn cuối đời.
Theo nghiên cứu, cá heo là loài vật có thể vô hiệu hóa nắp thanh quản của chúng để mở to cổ họng và nuốt thức ăn lớn.
Nhưng con bạch tuộc dường như đã dùng xúc tu tóm lấy thanh quản của Gilligan, khiến nó không thể thở và chết ngạt, Stephens cho biết.
"Con bạch tuộc đã chết, nhưng phần xúc tu vẫn còn hoạt động", Stephens nói.
Dù không ai thắng trong tình huống này, "con bạch tuộc vẫn thực hiện được chiêu trả thù cuối cùng", Stephens nhận định.
Theo Danviet
Bạch tuộc "tàng hình" trong tích tắc để trốn kẻ thù Con bạch tuộc "biến hình", hòa lẫn vào môi trường và biến mất tài tình. . Video bạch tuộc chuyển màu trong nháy mắt. Tờ Daily Mail vừa đăng tải đoạn video khiến không ít độc giả phải trầm trồ. Trong clip, một thợ lặn bơi dưới nước và bất ngờ gặp một con bạch tuộc. Loài vật thân mềm này đã cho...