Kinh khủng: Mỗi năm mất gần 2.000 tỷ đồng do… chặt, phá rừng
Con số được đưa ra theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả sau 3 năm triển khai thực hiện đóng cửa rừng tự nhiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giai đoạn 2011-2015, bình quân mỗi năm cả nước phát hiện 27.265 vụ vi phạm pháp luật về bảo về và phát triển rừng, diện tích rừng bị thiệt hại bình quân là 2.648 ha/năm.
Bình quân mỗi năm cả nước phát hiện 16.980 vụ vi phạm pháp luật về bảo về và phát triển rừng, diện tích rừng bị thiệt hại bình quân là 2.328 ha/năm. Ảnh: IT
Trong 3 năm qua, (2016-2018): bình quân mỗi năm cả nước phát hiện 16.980 vụ vi phạm pháp luật về bảo về và phát triển rừng, giảm 35% so với bình quân 5 năm 2011-2015, diện tích rừng bị thiệt hại bình quân là 2.328 ha/năm, giảm 29% so với bình quân 5 năm 2011-2015.
Năm 2018, cả nước đã phát hiện 12.945 vụ, giảm 3.577 vụ (tương ứng giảm 22%); diện tích rừng bị thiệt hại là 936 ha, giảm 515 ha (tương ứng giảm 35%) so với năm 2017. Các vụ vi phạm được phát hiện và xử lý kịp thời, và xử lý nghiêm, trong đó xử lý hình sự 363 vụ.
Năm 2018, cả nước đã phát hiện 12.945 vụ, giảm 3.577 vụ (tương ứng giảm 22%); diện tích rừng bị thiệt hại là 936 ha, giảm 515 ha (tương ứng giảm 35%) so với năm 2017. Ảnh: IT
Video đang HOT
Như vậy, sô liêu thực tế cho thây, trong 3 năm qua, công tác ngăn ngừa, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với hành vi phá rừng trái pháp luật được các cấp, các ngành quan tâm hơn, nên tổng hợp tinh trang vi pham phap luât va diên tich bi thiêt hai do hanh vi phá rừng trái pháp luật trên cả nước giam, công tac quan ly bao vê rưng đươc chân chinh môt bươc.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bô Nông nghiêp va Phat triên nông thôn đa hướng dẫn cac đia phương không cấp chỉ tiêu, đóng cửa khai thác chính gô rưng tư nhiên trên toàn quốc, kể cả các đơn vị đã có chứng chỉ quan ly rừng bên vưng quốc tế.
Đến ngày 31/12/2018, Bộ đã báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính xem xét phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 22 tỉnh, với 86 dự án (chiếm 3% số dự án đề xuất), diện tích 1.489 ha. Ảnh: IT
Bộ cũng đã hướng dẫn các địa phương không giải quyết khai thác tận dụng sau khai thác chính, kể cả gỗ đổ gãy, gỗ lóc lõi tồn trong rừng tự nhiên; đồng thời dừng việc cấp chỉ tiêu khai thác gỗ gia dụng, chuyển sang cơ chế hỗ trợ khác và sử dụng vật liệu thay thế. Việc khai thác tận dụng gỗ chỉ thực hiện đối với diện tích rừng được phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật.
Về việc kiểm soát các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên, đến 31/12/2018, có 37 tỉnh có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên với 2.954 dự án, đề nghị chuyển mục đích 136.769 ha rừng, bao gồm: rừng tự nhiên 31.932 ha, rừng trồng 68.799 ha, đất chưa có rừng 13.700 ha, chưa xác định 22.338 ha.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức rà soát, lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan, đến ngày 31/12/2018, Bộ đã báo cáo đề nghị Thủ tướng Chính xem xét phủ chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 22 tỉnh, với 86 dự án (chiếm 3% số dự án đề xuất), diện tích 1.489 ha (chiếm 1,9% tổng diện tích đề nghị của địa phương), bao gồm: rừng tự nhiên 963 ha, rừng trồng 364 ha, đất chưa có rừng 164 ha.
Bên cạnh những kết quả trên, theo đánh giá của Thứ trưởng thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn, công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn còn điểm nóng cần kiên trì, quyết liệt giải quyết, nhất là tình trạng phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản trái pháp luật, tuy quy mô không lớn, nhưng thủ đoạn ngày càng tinh vi.
ối với diện tích rừng do các công ty lâm nghiệp sau khi sắp xếp, chuyển giao về địa phương chưa được tổ chức quản lý hiệu quả, vẫn còn tình trạng phá rừng, tranh chấp đất đai. Một số doanh nghiệp, địa phương vẫn đề nghị được phép khai thác gỗ rừng tự nhiên để có kinh phí, giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng. Tình trạng quản lý rừng tại các dự án trên đất lâm nghiệp mặc dù được chấn chỉnh bước đầu, nhưng còn tiềm ẩn phức tạp.
Ngoài ra, việc chậm được phê duyệt ề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016-2025, khiến các địa phương thiếu nguồn lực và căn cứ để xây dựng các dự án cơ sở, kế hoạch cụ thể. Một bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, thậm chí còn tiếp tay cho hành vi vi phạm.
ể thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ gắn với triển khai hiệu quả Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, Bô Nông nghiêp va Phat triên nông thôn đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp chính trong thời gian tới. ó là, triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017 và hệ thống văn bản dưới luật.
Nghiêm túc giám sát thực hiện đóng cửa khai thác gỗ rừng tự nhiên, kịp thời tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của chủ rừng khi thực hiện nhiệm vụ khoán bảo vệ rừng, hoạt động dịch vụ công ích theo quy định của Nhà nước. Mặt khác, phải kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.
Các địa phương cần chỉ đạo rà soát nghiêm túc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ các dự án cần phải chuyển mục đích sử dụng rừng cho mục đích quốc phòng, an ninh, các dự án phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội cần thiết, giám sát chặt chẽ việc thực hiện; kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân nếu có sai phạm. Chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, rà soát các tụ điểm phá rừng để điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; công khai kết quả xử lý để toàn xã hội tham gia, giám sát.
Theo Danviet
Bộ NN&PTNT yêu cầu tạm dừng, lấy ý kiến về tiêu chuẩn nước mắm
Trao đổi với báo chí chiều 12/3, Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho biết, đã chỉ đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tạm dừng việc thực hiện tiếp các quy trình xây dựng tiêu chuẩn đối với nước mắm để kiểm tra, xin ý kiến của các bên liên quan.
Cụ thể, sau khi Bộ Khoa học Công nghệ chính thức thông báo đã yêu cầu Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tạm dừng công bố tiêu chuẩn nước mắm, chiều 12/3, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn - người phát ngôn của Bộ NN&PTNT cho biết, đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo ra tiêu chuẩn này là Cục Chế biến và Phát triển nông sản phải tạm dừng việc thực hiện tiếp các quy trình xây dựng tiêu chuẩn đối với nước mắm để kiểm tra kỹ lưỡng.
Dự thảo tiêu chuẩn về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm TCVN 12607: 2019 được Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản xây dựng và đang trình sang Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định đã bị dư luận xã hội cũng như các chủ doanh nghiệp, chủ hộ cơ sở sản xuất nước mắm truyền thống phản ứng gay gắt suốt nhiều ngày qua.
Sản xuất nước mắm truyền thống ở huyện Cát Hải (Hải Phòng). Ảnh: I.T
Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo khi được ban hành sẽ "bóp chết" nước mắm truyền thống và đánh đồng giữa mắm truyền thống và mắm công nghiệp, bảo vệ lợi ích cho các tập đoàn sản xuất nước chấm công nghiệp.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, trước khi đi công tác đã yêu cầu văn phòng Bộ NN&PTNT truyền đạt cho Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản kiểm tra lại kỹ lưỡng, tạm dừng thực hiện tiếp các quy trình xây dựng tiêu chuẩn này để tham vấn đầy đủ, khoa học, báo cáo Bộ NN&PTNT có ý kiến.
"Hiện nay theo các bước xây dựng tiêu chuẩn thì chưa đến bước Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản trình Bộ NN&PTNT"- Thứ trưởng Tuấn cho biết.
Trong sáng nay, 12/3, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc cho biết, dự thảo tiêu chuẩn về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm TCVN 12607: 2019 sau khi được đưa ra lấy ý kiến nhân dân đã nhận được nhiều ý kiến của các tổ chức, cá nhân và giới báo chí.
Trước mắt, lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ đã đề nghị Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng tiếp tục xin ý kiến của của các tổ chức, hiệp hội về các nội dung nêu trong dự thảo của bộ tiêu chuẩn.
Theo Danviet
Đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương xử lý tin sai về dịch tả lợn châu Phi Hôm nay (11/3), Bộ NN&PTNT tiếp tục có văn bản số 1697/BNN-VP đề nghị Ban Tuyên giáo Trung ương vào cuộc chỉ đạo thông tin, tuyên truyền về bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những thông tin đăng tải sai sự thật để tránh gây hoang mang trong xã hội. Nội dung văn bản của Bộ...