Kinh hoàng vụ voi tấn công qua lời người thoát chết
Thấy có người, con voi to lớn gầm lên, giương đôi ngà nhọn hoắt, chân cào xuống đất mấy đường làm bụi đất bay lên mù mịt rồi lao tới…
Nỗi bàng hoàng của người vừa thoát chết
Đến sáng 17/4, 4 ngày sau khi thoát chết trong gang tấc và chứng kiến cái chết thê thảm của người em cùng thôn Trần Văn Tư (SN 1975), dưới bàn chân voi dữ, anh Hà Văn Thuật (SN 1974), ở thôn 2b, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo (Đăk Lăk) vẫn chưa hết bàng hoàng, khiếp sợ.
Anh Thuật bàng hoàng kể lại phút đối mặt với voi dữ
Từ sau buổi chiều tang tóc đó, tinh thần anh Thuật vô cùng hoảng loạn, ăn uống bữa được bữa không, đêm nào ngủ cũng giật mình la hét vì ám ảnh cảnh tượng đau thương. Sáng nay, chị Liên, vợ anh đã phải đưa anh xuống trung tâm xã (cách nhà hơn 15km) để giúp anh sớm hồi phục tinh thần.
Chưa hết kinh hoàng, anh Thuật kể lại: “17h chiều 13/3, trên đường đi rẫy về, chúng tôi nghe có tiếng động sột soạt, cứ nghĩ đó là tiếng đào bới của một số người đi đào rễ cây trắc, nên 2 anh em vẫn tiếp tục đi.
Được thêm một đoạn, tôi lại nghe thấy tiếng động mỗi lúc một gần, lại có mùi khen khét, tôi và anh Tư quay lại thì thấy sừng sững một “ông Bồ” (người đi rừng, làm rẫy nơi đây vẫn gọi kính trọng voi như thế) to hàng chục tấn, cao 4-5m, đứng cách chúng tôi khoảng 5-6m. Hoảng hồn, tôi và anh Tư cắm đầu cắm cổ chạy. Thấy chúng tôi bỏ chạy, “ông” hét lên một tiếng to, giương đôi ngà nhọn hoắt, chân cào xuống đất mấy đường làm bụi đất bay lên mù mịt rồi lao tới đuổi chúng tôi. Ông rướn tới rất nhanh, những bước chạy ầm ầm làm rung cả đất.
Chạy được một quãng, gặp một đường rẽ, tôi chạy cắt sang, còn anh Tư, do quá đà nên chạy thẳng luôn con đường mòn. Chạy được khoảng 50m, tôi nghe anh Tư hét lên thất thanh, kèm theo là tiếng rú của “ông bồ”. Linh tính cho tôi biết là anh Tư đã bị voi giẫm, nhưng nghe tiếng động vẫn còn nên tôi không dám ra để xem anh như thế nào. Một lúc sau, nghe tiếng chân ông bỏ đi, tôi rón rén bò ra thấy anh Tư đã bị voi giẫm chết. Sau ít phút hoàng hồn, tôi lấy điện thoại gọi về nhà để thông báo.
Một lúc sau, gia đình anh Tư đã huy động thêm hơn 20 chiếc xe máy chạy đến. Khi cách chỗ anh Tư bị nạn khoảng 2km, mọi người đều bật đèn xe sáng trưng, bóp còi inh ỏi voi mới rời đi”.
Dân hoang mang không dám vào rừng sản xuất
Ea H’leo có diện tích hơn 34.000 ha, dân số hơn 11.000 người sống chủ yếu bằng nông nghiệp với các cây trồng chủ lực là mì, cà phê, tiêu, bông, cao su… Lâu nay, khi vào rừng, lên nương rẫy sản xuất, người dân nơi đây vẫn thường xuyên gặp voi rừng.
Video đang HOT
Điều chín đỏ cây, rơi đầy gốc nhưng không thuê được người hái
Đối với người dân nơi đây, xưa nay, voi rừng vẫn hiền, có thể đuổi đi được chứ chưa bao giờ voi rượt đuổi, giẫm chết người. Anh Thuật cho biết: “Năm ngoái, tôi cũng đã gặp chính “ông” đã giẫm chết anh Tư, nhưng lúc đó “ông” không hề rượt đuổi khi thấy tôi mà chỉ lẳng lặng đứng bóc ruột cây chuối ăn ngon lành”.
Ma Thiên (79 tuổi, người dân tộc Jrai), người đã gắn bó lâu năm với vùng núi nơi đây cũng cho biết, năm nào “ông” cũng về, có lúc đi thành đàn, có lúc đi một mình. Lâu nay chỉ thấy “ông” phá chòi canh rẫy để tìm muối, phá hoa màu để ăn chứ chưa bao giờ giẫm chết người cả.
Với tâm lý voi hiền, gặp voi là chuyện thường nên khi đêm về, vẫn có hàng trăm người ngủ lại trong các chòi canh dưới đất để trông giữ nông sản, bơm thuốc cho cây trồng. Họ được trang bị một số cách phòng tránh, xua voi theo kiểu kinh nghiệm, như: đốt lửa, gõ xoong nồi, nếu khi voi rượt thì chạy vòng quanh hoặc chạy xuống dốc…
Dấu tích những vết chân khổng lồ và những cành cây bị quật gãy khi “ông bồ” đi qua
Tuy nhiên, sau cái chết thê thảm của anh Tư, gần 1 tuần nay, hàng trăm hộ nông dân ở đây hết sức hoang mang, không dám vào rừng để sản xuất, thu hoạch mì, điều, vì sợ điều không may lại xảy đến.
Chị Lục Thị Thơm, ở thôn 2b, xã Ea H’leo, than thở: “Vườn điều 4 ha dưới chân núi của nhà tôi đang bắt đầu chín bói, nhưng thuê người hái không ra vì ai cũng sợ đi hái gặp voi. Vườn điều bát ngát như thế, 2 vợ chồng với mấy đứa con, không biết hái đến lúc nào mới hết nữa”.
Anh Hà Văn Ban, ở thôn 1, cho biết: “Trước đây, tối đến, cha con tôi còn ở lại chòi canh để đốt lửa xua “ông” xuống phá sắn. Nhưng nay, nghe “ông” nổi nóng, giẫm chết người, tôi không dám ở lại đêm nữa. Chúng tôi tranh thủ buổi sáng vần công cho nhau thu hoạch sắn, chứ buổi chiều không dám lên rẫy vì sợ”.
Ngoài những người nông dân địa phương, còn có hàng trăm người dân tứ xứ đang bám trụ tại đây từ đầu mùa khô để vào rừng sâu lùng sục tìm kiếm phong lan, nu cây, gỗ quý… cũng đang ớn lạnh không dám mạo hiểm. Có người đã phải từ bỏ vùng đất hứa về quê, vì quá sợ hãi.
Mấy ngày nay, khi lân la các quán cà phê nơi đây, chúng tôi còn ghi nhận được nhiều lời thêu dệt, đồn thổi khiến người nghe không khỏi rợn tóc gáy. Nào là, tại khu rừng anh Tư gặp nạn, ngày hôm sau, 2 người đi rừng khác từ xã Ea Wi sang, cũng bị voi rừng giẫm chết, nào là ở chỗ nọ có người bị hổ vồ…
Tuy nhiên, ông Lê Trọng Trinh, Chủ tịch UBND xã Ea H’leo, khẳng định: “Từ sau khi anh Tư ở thôn 2b chết vì bị voi giẫm, trên địa bàn không hề xảy ra vụ chết người nào trong rừng nữa”. “Đây rất có thể chỉ là lời đồn thổi của một số người đi rừng “hù” để người khác khỏi vào rừng vì sợ họ lấy mất cây cảnh, nu cây quý… mình đã tìm thấy những chưa dám vào lấy”, ông Trinh, phỏng đoán. Cũng theo ông Trinh, ngay sau khi anh Tư bị voi rừng giẫm chết, lãnh đạo huyện và hạt kiểm lâm đã đến địa bàn thị sát và đã báo cáo tình hình lên Chi cục kiểm lâm để có biện pháp khả thi vừa bảo vệ được tính mạng, thành quả lao động của người dân, vừa ngăn chặn sự xâm hại voi rừng, một loại động vật quý hiếm của quốc gia.
“Trước mắt, địa phương cử một tổ công tác túc trực thương xuyên trên địa bàn có voi rừng xuất hiện để hỗ trợ người dân khi cần thiết và phối hợp với buôn làng cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn người dân một số biện pháp xua voi, cách chạy trốn nếu bị voi rượt đuổi”, ông Trinh cho biết thêm.
Theo VTC
Nhức nhối nạn khai thác voi như xe máy
Cái chết thảm thương của chú voi Păk Cú một lần nữa khiến dư luận phẫn nộ. Chú voi bị cắt đuôi, trên mình có nhiều vết chém dã man gây nhiễm trùng.
Họ dùng voi như chạy xe máy!
Câu chuyện của ông Y Thiêm Byă ở buôn Trí A, xã Krông Ana, Buôn Đôn, Đắk Lắk một lần nữa được nhắc lại, vẫn đau đớn và nhức nhối. Con voi Pạc Ngui của ông quỵ xuống vào năm 2001 vì con cháu trong gia đình dùng nó như lũ thanh niên sử dụng xe máy bây giờ. Có nghĩa là bất kỳ một việc gì họ cũng dùng đến voi.
Ông kể, ban đêm voi Pạc Ngui phải đi kéo gỗ (tất nhiên là gỗ lậu) vì người ta thuê với giá cao! Ban ngày phải, nó chở khách du lịch từ 26-34 lượt/tuần.
"Thử hỏi lấy đâu sức mà voi trụ nổi. Vì thế, nó phải quỵ xuống. Đó là con voi đầu tiên của Buôn Đôn phải trả giá" - Ông Y Thiêm nói.
Tưởng rằng, sau lễ khóc voi, cộng đồng người M'nông ở đây sẽ "tỉnh" ra, thương và đối xử với voi như luật tục quy định, nhưng không, ông Thiêm kể tiếp.
"Phải xem voi như một thành viên trong cộng đồng. Cho voi nghỉ ngơi trong rừng từ lúc ông mặt trời xuống núi ở phía Tây và thức dậy ở phía Đông. Những khi nước mắt voi chảy xuống, là khi có biểu hiện của bệnh tật, phải để voi trong rừng cả tháng, thậm chí cả năm để nó tự tìm lá cây rừng để chữa bệnh. Vậy mà..."
Chỉ tính trong năm 2009-2010, đã có thêm 6 con voi chịu chung số phận như voi Pạc Ngui. Mới đây nhất là cái chết thảm thương của voi Păk Cú.
"Dù nước mắt voi đã chảy, người ta vẫn đánh voi đi kiếm tiền cả ngày lẫn đêm, bất chấp luật tục của ông bà" - ông Y Thiêm ngậm ngùi.
Người dân không nghe chuyện bảo vệ voi
Theo quan sát của các thành viên trong Ban nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiện trạng đàn voi nhà ở Đắk Lắk, thuộc Dự án bảo tồn voi của tỉnh này, trong số 56 con voi hiện còn, không có con nào là không bị xâm hại, nhất là phần lông đuôi. Nhiều con bị cụt đuôi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và mọi hoạt động liên quan đến quá trình sinh tồn.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Lý, trường ĐH Tây Nguyên, thành viên Ban nghiên cứu Dự án Bảo tồn đàn voi nhà Đắk Lắk nói thêm, voi được sử dụng, khai thác trong du lịch từ lâu đã vượt ra khỏi sự kiểm soát, quản lý của cơ quan có trách nhiệm cũng như tình cảm, nhận thức về văn hoá voi của chính chủ nhân nó.
Với phương thức "ăn chia" 5-5, có nơi 4-6 cho một lượt voi chở khách, chủ voi và đơn vị sử dụng voi cứ thế bỏ tiền vào túi, mà chẳng ai mảy may quan tâm đến đời sống với những nhu cầu tối thiểu của voi là gì, khiến đàn voi ở đây ngày thêm giảm sút.
Voi rừng mẹ chết đầu năm 2010 Voi con bị bắn hạ đầu năm 2010
Vì vậy, tháng 3/2010, trong "Tuần lễ văn hoá voi" được tổ chức tại Đắk Lắk với tâm điểm là vùng đất nổi danh về nghề săn bắt, thuần dưỡng voi Buôn Đôn được chọn làm tâm điểm, ông Trần Sỹ Thanh, lúc đó là Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Lễ hội (nay là Phó Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk) đã kêu gọi hãy thay đổi cách ứng xử với đàn voi nhà (cũng như voi rừng).
Ông Thanh nói, nên đi vào khai thác, giới thiệu và quảng bá văn hoá voi trong đời sống các cộng đồng dân tộc bản địa thông qua các nghi lễ, nghi thức (cúng sức khoẻ cho voi, tái hiện lễ voi nhập buôn, kể công voi, khóc voi...) nhiều hơn, ý nghĩa hơn, thay vì chỉ chăm chăm bóc lột voi trong hoạt động du lịch như trước đây và hiện nay.
Tiếc thay, thông điệp ấy dường như không được đón nhận. Hoặc vì việc tổ chức thực hiện lời kêu gọi trên của ông Thanh không được quan tâm đến nơi, đến chốn; hoặc vì một cơ chế, hay nói đúng hơn là chủ trương bảo tồn đàn voi ở đây chưa được xây dựng, triển khai đúng mức và kịp thời.
Theo con số thống kê của cơ quan chức năng, đàn voi nhà ở Đắk Lắk chỉ còn 56 con. Con số này trong giai đoạn 1975-1978 là trên 250, sau đó từ năm 1979- 1985 tụt xuống dưới 200 con và trong những năm tiếp theo, cứ thế số lượng cá thể đàn voi nhà ở đây giảm dần, cho đến nay chỉ còn lại con số nêu trên.
Đàn voi rừng cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Hai trong số 7 con voi rừng trên địa bàn Ea Súp, Cư M'gar bị bắn hạ vào những ngày cuối năm 2010 để lấy ngà, lông đuôi, chân và một số bộ phận khác để bán.
Theo Bee
Voi rừng bất ngờ tấn công giẫm chết người dân Hơn 20 chiếc xe máy đồng loạt rú ga, bóp còi, dọi đèn nhưng con voi dữ vẫn không rời xác nạn nhân. Đến khi ô tô lớn đến nó mới chịu bỏ đi... Ngày 16/3, ông Lê Trọng Trinh- Chủ tịch UBND xã Ea H'leo (huyện Ea H'leo, Đak Lak) xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra một vụ voi rừng...