Kinh hoàng tiết canh:Tiết + chất thải + phân đạm + hàn the
Về “thủ phủ vịt cỏ” Vân Đình những ngày gần đây, để kiếm được quán vịt nướng, tiết canh ngồi nhậu, nhiều lúc thực khách phải đợi cả giờ.Tiết canh vịt đắt hàng
Vớ ngay con vịt cỏ trong đàn vịt hơn 40 con đã khóa cánh, trói chân, lông ướt sũng nằm la liệt giữa sân gạch xung quanh là phân vịt, bùn đất lấm lem bốc mùi hôi, bà Lý – người làm nghề giết mổ vịt thuê cho bà chủ có tên H. ở thị trấn Vân Đình – tay cầm chắc con vịt để cùng một bà có tên Dung cắt tiết vịt.
Nhìn những món tiết canh rất ngon và bắt mắt, nhưng ít ai biết được tác hại của nó và quá trình chế biến như thế nào.
Nhấc con dao nhọn nằm giữa sân, bà Dung tay trái giữ đầu vịt, tay phải dùng dao đâm vào cổ vịt và bắt đầu cho tiết chảy vào thau. Tiết ào ào phun ra và nước trên lông vịt cũng nhỏ liên hồi vào thau tiết.
Lấy xong tiết, bà Dung vứt con vịt vào một chậu lớn ngay bên cạnh rồi dùng bàn tay còn dính phân, nước bẩn trên lông vịt bốc nhúm muối bỏ vào thau và dùng dao chọc tiết khuấy đều để tiết không bị đông, đợi đánh tiết canh. Khuấy xong tiết, bà Dung vứt con dao nhọn xuống nền gạch xung quanh đầy lông và phân vịt, rồi bắt tiếp con vịt khác. Tiết đầy thau, bà Dung đổ hết vào một cái xô cáu bẩn nằm ngay giữa sân.
Bà Dung tiết lộ: “Trước khi cắt tiết, pha ít nước với phân đạm vào thau để tránh cho tiết bị đông. Muốn ngon hơn nữa thì cho thêm ít bột oresol vào để khi ăn khách không bị tiêu chảy. Nhiều chủ quán còn mang cả hàn the đến dặn chúng tôi hãm vào tiết để khi đánh xong, tiết canh đông cứng và tươi rói cả ngày. Ăn vào không bị tiêu chảy, tiết lại tươi, ai chả tin là tiết canh sạch, tiết canh đánh theo kinh nghiệm gia truyền”.
Vịt sống, vịt đã vặt lông nằm lăn lóc, lẫn lộn giữa sân.
Theo ghi nhận của chúng tôi, điểm giết mổ vịt của bà H. là một trong những nơi giết mổ lớn nhất ở thị trấn Vân Đình. Bà H. cho biết, bình quân mỗi ngày điểm giết mổ của bà tiêu thụ ít nhất 200 con vịt và cả chục lít tiết canh. Làm việc cho bà H. là 5 người phụ nữ đều đã có tuổi. Ngay từ 4h sáng, nhà bà H. bắt đầu sáng điện, những người làm có mặt và ai nấy thoăn thoắt bắt đầu công việc của mình. Cắt tiết, vặt sạch lông xong, những người phụ nữ này tiếp tục dùng dao mổ bụng rồi làm lòng.
Trong khoảng sân chỉ rộng chừng 12m2, vịt sống la liệt nằm cạnh vịt đã vặt lông, lẫn với phân và bùn đất lấm lem, lông lá chất đống, ruồi nhặng bu đầy. Mổ được con vịt nào, bà Dung cùng bà Lý vứt hết lòng mề ra nằm lăn lóc giữa sân để 3 người phụ nữ khác vuốt phân từ lòng mề ra ngoài. Giội nước qua một lượt, những người phụ nữ này bỏ hết lòng mề vào thau mà không cần xát muối.
“Có chừng ấy thôi chứ đánh được cả trăm bát tiết đấy. Đánh lên nhìn ngon lành lắm, chúng tôi mổ vịt cả ngày, nhưng nhiều hôm vẫn không đủ tiết để phục vụ cho nhu cầu của khách” – bà Lý cho biết.
Video đang HOT
Đánh tiết canh cạnh nhà vệ sinh
Trong vai một người đi mua vịt và tiết về mở quán nhậu, tôi tiếp tục đến lò giết mổ gia cầm của ông Q. – nằm trong một ngõ nhỏ đối diện chợ Chùa Chè. Quá trình giết mổ tại đây cũng tương tự như tại nhà bà H., khi đã mổ hết vịt, những người làm tiến hành múc tiết từ xô vào các chai nhỏ để người nhà ông Q. mang ra chợ bán và cho các chủ quán đến lấy tiết về phục vụ khách.
Theo chân Tuấn – một người đi lấy vịt và tiết vịt ở nhà ông Q., tôi đến quán cháo vịt, vịt nướng, tiết canh của bà chủ tên Linh ở thị trấn Vân Đình. Phía trước cửa quán, hai người đàn ông đứng tuổi đang nướng vịt, khói tỏa ra nghi ngút, thơm lừng. Bên trong quán, khách ngồi kín chỗ, vừa ăn uống vừa nói chuyện rôm rả.
Mang hai túi nilông đựng vịt sống, lòng mề và tiết vào khu vực nhà tắm gần ngay nhà vệ sinh, Tuấn vứt hết xuống nền nhà, kế bên là hai người phụ nữ khác đang rửa chén bát, bọt nước rửa bát, mỡ, tiết canh thừa lênh láng khắp nền nhà tắm.
“Đổ lòng mề vào luộc luôn đi, luộc nhanh để đánh tiết canh không khách người ta về mất” – nghe Tuấn sai bảo, một người phụ nữ đang rửa bát đứng phắt dậy, mở túi lòng mề đổ vào nồi luộc mà không cần rửa lại. “Người ta làm sạch rồi mình mới lấy về, nước sôi ùng ục thế này vi khuẩn nào mà sống cho nổi” – người phụ nữ này cho biết.
Lửa vừa ngắt, Tuấn vớt lòng mề ra thái nhỏ bỏ vào bát và ngồi ngay giữa nhà tắm đánh tiết canh. Chỉ khoảng 15 phút sau, cả chục bát tiết canh được mang ra phục vụ khách. Số còn lại, Tuấn bỏ lên mâm xếp gọn vào một góc bên nhà tắm, mặc cho ruồi nhặng bu đầy.
Gần ngay bên cạnh quán bà Linh là quán của ông D., cũng nườm nượp khách ăn tiết canh, vịt nướng. Có tiếng bởi tấm biển tiết canh gia truyền, nhưng vào tận nơi mới biết quá trình chế biến tiết canh tại đây “hãi hùng” như thế nào! Cả can tiết gần 5 lít vừa chở về từ điểm giết mổ, ông D. cho người đổ hết vào một cái thùng nhựa đã cũ kỹ, cáu bẩn và còn dính đầy máu ở ngay khu nhà bếp.
Vắt nhiều chanh cũng không diệt được virus
Qua tìm hiểu của phóng viên, nhiều người chủ quan cho rằng khi ăn tiết canh vắt nhiều chanh vào tiết sẽ tiêu diệt được hết vi trùng, virus nên vô tư ăn mà không lo độc hại. Tuy nhiên, theo lương y Hoàng Gia Trí – Bệnh viện Y học cổ truyền, trong tiết canh có rất nhiều chất bổ nhưng cũng có rất nhiều vi trùng, virus, ký sinh trùng gây hại cho con người. Vắt chanh vào tiết canh chỉ để làm người ăn ngon miệng và có tâm lý yên tâm hơn, còn các loại virus nguy hiểm độc hại thì không thể nào tiêu diệt hết được.
Theo Lao Động
Bị tàu Trung Quốc quấy phá, ngư dân vẫn thắng lớn
Liên tiếp những ngày gần đây, ngư dân miền Trung thẳng tiến Hoàng Sa đánh bắt và đã trở về với những khoang tàu đầy ắp cá tôm.
Thắng lớn từ Hoàng Sa
Ngày 26/6, tàu ĐNa 90072TS của bà Thái Thị Nga (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) trở về đất liền với những khoang tàu đầy ắp cá tôm. Một tuần trước, tàu của bà chở theo 10 thuyền viên thẳng tiến ra ngư trường Hoàng Sa để đánh bắt như thường lệ.
Khi ra đến vị trí cách giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép chừng 17 hải lý thì tàu cá của bà cũng như nhiều tàu của ngư dân khác luôn bị các tàu vỏ sắt, hải giám của Trung Quốc ngăn cản. Tuy nhiên, các thuyền viên trên tàu ĐNa 90072 vẫn kiên cường bám trụ để khai thác hải sản.
Sau 6 ngày đánh bắt, tàu cá của bà Nga đã thu hoạch được 20 tấn hải sản các loại với doanh thu 500 triệu đồng. "Trừ chi phí, các thuyền viên thu nhập 12 triệu đồng một người", bà Nga cho biết.
Bất chấp việc các tàu Trung Quốc liên tục hung hăng quấy phá nhưng các ngư dân miền Trung vẫn thẳng hướng Hoàng Sa đánh bắt hải sản.
Tương tự, sau 14 ngày lênh đênh nơi điểm nóng Hoàng Sa, tàu ĐNa 90316TS của ông Hồ Ngọc Thạnh (phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng đã cập bến âu thuyền rạng sáng ngày 27/6.
"Chuyến đi biển này tàu cá của tôi bị Trung Quốc đâm va nhiều quá nên việc đánh bắt cũng gặp khó khăn. Nhưng chúng tôi cũng thu hoạch được 26 tấn hải sản các loại. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi anh em thuyền viên cũng được 15 triệu đồng", ông Thạnh khoe.
Vừa bước chân lên bờ sau gần một tháng ra khơi, ngư dân Nguyễn Văn Mùi (phường Mân Thái, quận Sơn Trà) cho biết: "Chuyến đi này, tàu tui được chừng 30 tấn cá, tôm các loại. Với giá như hiện nay, mỗi người sẽ có khoảng gần 60 triệu đồng".
Thuyền trưởng tàu cá ĐNa- 90449 (phường Xuân Hà, quận Thanh Khê) Lê Văn Sáu đã cập bến hai ngày nhưng vẫn chưa có giờ nghỉ tay. Sau khi bán cá, chia tiền cho bạn tàu, anh lại quay sang tu bổ con tàu, làm máy... để chuẩn bị cho chuyến ra khơi kế tiếp.
Kết thúc chuyến ra khơi gần 20 ngày, tàu anh đánh bắt được hơn 19 tấn cá (tương đương 500 triệu đồng), trừ chi phí, mỗi bạn tàu được chia 14 triệu đồng.
Ông Phan Đức Mười cho biết, dù tàu cá ĐNa 90351 liên tục bị tàu Trung Quốc tông va nhưng tàu của ông vẫn trở về đất liền an toàn với các khoang tàu đầy ắp cá tôm
Vững tin làm chủ trên biển
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Đà Nẵng Trần Đình Quỳnh cho hay, tuy bị ảnh hưởng từ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ngay trên ngư trường truyền thống là vùng biển Hoàng Sa, nhưng ngư dân Đà Nẵng vẫn tích cực bám biển, sản lượng đánh bắt khá.
Âu thuyền Thọ Quang luôn tấp nập đón các tàu trở về từ Hoàng Sa với những khoang tàu đầy ắp cá tôm.
"Sản lượng khai thác tháng 5 đạt 4.700 tấn, trong nửa đầu tháng 6 đạt 3.600 tấn, đưa tổng sản lượng khai thác hải sản toàn thành phố từ đầu năm đến nay ước đạt 22.965 tấn, bằng 65,61% kế hoạch năm và tăng 2,52% so với cùng kỳ năm 2013", ông Quỳnh nói.
Vừa trở về chưa được bao lâu, nhớ biển nên thuyền trưởng Nguyễn Văn Còn B (Thanh Khê, Đà Nẵng) lại tập hợp anh em để thẳng tiến Hoàng Sa. Với các bạn tàu, ông Còn B nổi tiếng là một trong những người giáp mặt với tàu cá Trung Quốc nhiều nhất, và như thành kỹ năng, chưa bao giờ ông chịu lép vế.
"Tôi kiếm sống, làm giàu trên biển quê hương và quan trọng hơn nữa là cùng anh em vừa khai thác vừa canh giữ biên cương Tổ quốc. Đó là máu thịt của cha ông ta", ông B nói.
Theo ông Quỳnh, để ngư dân vững tin bám biển, từ đầu năm đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã triển khai quyết định của UBND TP Đà Nẵng hỗ trợ đóng mới tàu đánh bắt xa bờ với kinh phí hơn 411 triệu đồng; lũy kế từ năm 2012 đến nay đã hỗ trợ đóng mới 12 tàu với tổng kinh phí 5,54 tỷ đồng. Hiện có 5 chiếc đã đóng mới xong, đang làm thủ tục hỗ trợ và có 4 chiếc đang triển khai đóng mới.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã hỗ trợ bảo hiểm cho 3.132 thuyền viên làm việc trên các tàu đánh cá từ 50 CV trở lên với kinh phí 180,4 triệu đồng; lũy kế từ năm 2012 đến nay đã hỗ trợ bảo hiểm cho 8.500 lượt thuyền viên với tổng kinh phí hơn 500 triệu đồng.
Tàu Trung Quốc lao thẳng vào tàu lớn nhất của Việt Nam Ngày 26/6, các tàu TQ chia thành 2 tốp, để trống ở giữa. Mỗi bên có từ 7-8 tàu, dàn đội hình theo vòng cung với ý đồ "dụ" tàu của ta tiến vào là ập vào từ 2 bên tạo thế gọng kìm.
Ngoài ra, Sở Nông nghiệp thành phố đang triển khai hỗ trợ ngư dân xây dựng 9 hầm bảo quản sản phẩm, chuyển đổi nghề nâng cao năng lực khai cho 3 tàu với tổng kinh phí 400 triệu đồng. "Với sự hỗ trợ đầu tư quyết liệt từ các Bộ, ngành Trung ương và thành phố Đà Nẵng, các chủ tàu cá vẫn vững tin ra khơi bám biển, bất chấp sự hung hăng quấy phá từ phía Trung Quốc", ông Quỳnh nói.
Theo Zing
Hoại tử mặt, tử vong vì ăn tiết canh lợn dính liên cầu khuẩn Bệnh nhân Trần Văn Anh (39 tuổi ở Ninh Bình) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn tiết canh đã tử vong sau 3 ngày nhập viện điều trị. Đây là trường hợp tử vong thứ hai tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương từ đầu năm đến nay liên quan đến dịch bệnh này. Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm (Trưởng khoa Virus...