Kinh hoàng “thiên đường… bụi”!
Nằm cách thành phố Phủ Lý hơn 7 km về phía Tây Nam, thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, được mệnh danh là “thiên đường bụi”. Những ai từng đi qua đây đều khiếp vía vì bụi bay dày đặc, kín mít như sương mù tháng 2.
Từ quốc lộ 1A đi vào thị cầu Kiện Khê là con đường ĐT 494 dẫn vào mỏ đá Kiện Khê, hàng ngày trên đoạn đường này có hàng nghìn lượt xe tải và các phương tiện tham gia giao thông khác chạy qua đây, khiến con đường hiện nay xuống cấp nghiêm trọng, gây cản trở và nguy hiểm đối với người tham gia giao thông. Đường phải “oằn mình” gánh lượng xe tải quá lớn nên những hộ dân sống ven đường phải chịu cảnh ô nhiễm vô cùng nghiêm trọng.
Nhìn từ cầu Kiện Khê trước mắt là một màu trắng xóa, bụi bay dày đặc, kín mít như sương mù tháng 2
Giữa cái nắng như đổ lửa của mùa hè, chúng tôi đến cầu Kiện Khê, huyện Thanh Liêm vào buổi chiều. Trước mắt là một màu trắng xóa, bụi bay dày đặc, kín mít như sương mù, tầm nhìn khoảng 5m bị che khuất hoàn toàn. Các nhà dân, cây cối, biển hiệu hai bên đường đều bạc trắng một màu bụi, trên con đường dòng xe tải nối đuôi nhau chạy ầm ầm, kéo theo sau xe là bụi mù mịt. Những chiếc xe máy, xe đạp chạy trên cầu phải chạy rất chậm, vừa đi vừa dò đường.
Theo người dân cho biết, đường ĐT 494 được đưa vào sử dụng từ năm 2007. Nhưng do thời gian và đặc biệt là do phải gồng mình gánh một lượng xe tải quá lớn trong nhiều năm nên đã xuống cấp nặng. Trời mưa, nhiều đoạn đường trở thành “ao bùn”, còn khi trời nắng, khói bụi bốc lên không dứt.
Hàng ngày có hàng nghìn lượt xe tải chạy qua tuyến đường này
Để khắc phục tình trạng bụi, ô nhiễm môi trường cho người dân, hàng ngày, từ thứ 2 đến thứ 6, xe môi trường của địa phương chở nước tưới đường 4 lần. Nhưng vừa tưới nước xong, chỉ được vài lượt xe chạy qua, đường lại khô bụi như ban đầu. Trong hai ngày cuối tuần, xe môi trường nghỉ làm việc, đường không được tưới nước.
Video đang HOT
Để tự cứu mình, người dân phải mua vải, rèm, mành che kín cửa sổ, cửa chính. Khổ nhất là nhà nào có trẻ nhỏ, nếu không có chỗ gửi nhờ đành phải đóng kín cửa 24/24h, nhưng bụi vẫn lọt qua từng khe nhỏ nhất len lỏi khắp nhà. Tình trạng bụi bẩn khiến cuộc sống người dân vô cùng khốn đốn.
Tầm nhìn phía trước hoàn toàn bị che khuất vì bụi.
Bà Nguyễn Thị Tâm (59 tuổi), người dân có nhà ngay mặt đường đoạn gần cầu Kiện Khê cho biết: “Tưởng làm xong đường dân chúng tôi sẽ được nhờ, người ta bảo đường mọc lên kinh tế phát triển, nhưng ở đây thì đường vừa xong dân chúng tôi còn khốn khổ hơn khi chưa có đường”.
Bà Tâm cho hay, so với nhiều hộ khác, gia đình bà có điều kiện hơn một chút nên có tiền lắp cửa kính. Thế nhưng, mỗi ngày khi quét nhà bà cũng quét được khoảng 2kg bụi. Còn đối với các gia đình không lắp cửa kính, bụi còn gấp nhiều lần.
Cũng như bà Tâm, anh Nguyễn Văn Khánh, chủ một hiệu sửa xe ngay đầu cầu, bức xúc cho biết: “Khói bụi qua đây chúng tôi kêu nhiều lắm rồi, nhưng không có phương án nào giải quyết nào, xe chở vật liệu còn làm bắn đá vào nhà dân, gây vỡ kính và làm chảy máu chân cả trẻ nhỏ”.
Theo người dân, kể từ khi đường được đưa vào sử dụng đến nay, chưa có đợt sửa chữa nâng cấp nào được tiến hành. Riêng mặt cầu Kiện Khê, thời gian trước xuống cấp nghiêm trọng. Sau đó, người của Công ty Xi măng Xuân Thành thi thoảng lại cho xe chở vật liệu ra vá víu lại. Còn người dân, họ cũng kiến nghị đã nhiều lần, song tình hình cho đến nay vẫn chưa có gì thay đổi.
Nhiều nhà dân ven đường che kín bằng vải, bạt… nhưng vẫn không tránh được bụi
Để tránh tình trạng bụi bặm như vậy, nhiều nhà dân liên tục phải dùng máy bơm tưới nước ra ven đường, nhưng chỉ được vài chục lượt xe bụi lại cuốn lên. Mỗi ngày họ không biết phải tưới bao nhiêu lần cho xuể.
Theo người dân phản ánh, đã có không biết bao nhiêu trường hợp có vấn đề về sức khỏe do khói bụi sinh ra, như bệnh phổi, đau mắt, viêm mũi… Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người dân, bụi còn làm cho lúa ở các thửa ruộng ven đường khó thụ phấn, dẫn đến giảm năng suất.
Mỗi ngày, để tránh bụi nhiều người dân không biết phải tưới nước bao nhiêu lần ra đường ĐT 494
Theo thống kê của tỉnh Hà Nam, địa bàn Kiện Khê có 3 nhà máy xi măng, 25 mỏ khai thác đá và hàng chục mỏ đá khai thác tự phát. Do vậy, hàng ngày có hàng ngàn lượt xe chở vật liệu xây dựng hoạt động không chỉ trong phạm vi tỉnh, mà còn trong cả khu vực lân cận.
Trong nhiều cuộc họp của UBND tỉnh Hà Nam, các sở ngành như Tài nguyên và Môi trường… nhiều lần đã bàn đến vấn đề giải quyết này, nhưng cho đến nay nơi đây vẫn “xứng danh” “thiên đường… bụi”.
Đức Văn
Theo Dantri
"Khai sinh" nhà máy xử lý chất thải rắn đầu tiên ở đảo Lý Sơn
Sáng ngày hôm nay (4/6), Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với UBND huyện Lý Sơn tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đầu tiên trên đảo tiền tiêu này.
Theo đó, nhà máy được xây dựng trên diện tích 2ha, tại địa điểm phía Bắc rừng Gò (giáp ranh 2 xã An Hải và An Vĩnh). Công suất thiết kế của nhà máy vận hành từ 250 - 500kg/giờ và chạy 3 lần mỗi ngày.
Bên cạnh hoạt động xử lý rắn thải rắn sinh hoạt, nhà máy còn thực hiện thu gom và phân loại chất thải rắn; ủ mùn hữu cơ sinh học thành phân bón; đốt rác thành tro và chôn lấp.
Vị trí đặt nhà máy rác thải rắn ở đảo Lý Sơn xa khu dân cư.
Như kế hoạch, trong năm 2015, Tổng cục Môi trường giao cho Cục Quản lý chất lượng và Cải thiện môi trường hỗ trợ vận hành, sau đó bàn giao cho huyện Lý Sơn quản lý và sử dụng theo cơ chế xã hội hóa cùng nguồn kinh phí nhà nước.
Được biết, đây là nhà máy được áp dụng đầu tiên trên cả nước cho đảo Lý Sơn, do Tổng cục Môi trường làm chủ đầu tư với tổng kính phí xây dựng trên 30 tỷ đồng.
Trước đó, Dân trí phản ánh bài "Lý Sơn "khốn đốn" vì thói quen xả rác ra biển" đăng ngày 23/7/2013, đề cập đến tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh đảo Lý Sơn, do thói quen xả rác thải tự phát ra bờ biển. Đến tháng 8/2012, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Bộ TN&MT hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà máy chất thải rắn. Cho đến nay, nhà máy xử lý rác thải rắn do Bộ TN&MT đầu tư đã đưa vào hoạt động.
Hồng Long
Theo Dantri
Hoãn mọi cuộc họp không cần thiết để giải cứu hàng ngàn ha lúa Chưa bao giờ ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh phải đối mặt với những khó khăn như lúc này khi hồ đập, sông ngòi đang ngày càng cạn kiệt, nhiễm mặn do hạn hán kéo dài. Hàng ngàn ha đất nông nghiệp có nguy cơ không thể gieo trồng kịp thời vụ. Hồ đập cạn kiệt, sông nhiễm mặn nặng Đã hơn...