Kinh hoàng quẩy rán
Mục sở thị công đoạn làm quẩy, chắc các thực khách không dám ăn.
Nơi làm quẩy nằm sâu trong ngõ 488, phố Trần Cung, xóm 4, xã Cổ Nhuế (huyện Từ Liêm, Hà Nội), ngay cạnh một khúc sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng, rộng khoảng 20m2, nóng và nặng mùi.
Quẩy chờ nguội trên nền tạm sỏi đá
Đồ đạc bên trong khá cũ, căn nhà cũng ọp ẹp, những chiếc quẩy vẫn còn dư thừa sau một ngày mang bán nằm lăn lóc trên chiếc mẹt cũ kỹ quyện với mùi mỡ cháy, mùi sông hồ tạo thành thứ mùi khó chịu.
Mỡ dùng để rán được đựng trong một chiếc chum sứ, bên ngoài váng mỡ đen ngòm, nước mỡ bên trong cũng đen không kém.
Những chiếc quẩy trước khi rán chỉ bằng ngón tay út, nhưng trong chảo mỡ sôi thì nở ra gấp đến chục lần, sau đó được vớt ra một chiếc rổ sắt to vắt ngang chảo mỡ.
Người đàn ông, chủ xưởng quẩy này cho biết, mỗi ngày làm đến vài chục cân quẩy. Quẩy được mang đến các nơi trong nội thành Hà Nội, thường thì có hai người con trai sẽ giao hàng đến tận nơi, ít khi có chủ cửa hàng nào đến đây để lấy quẩy.
Quẩy để tênh hênh bên dòng nước sông Tô
Những chiếc quẩy khi làm xong, bẻ ra sẽ thấy rỗng bên trong, ăn vào nhạt và có vị ngấy, khét.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Minh Kiều, chủ tịch Hội Dinh dưỡng Thực phẩm TP.HCM, việc chiên đi chiên lại nhiều lần mỡ, dầu ăn là một việc làm không tốt cho sức khỏe. Dầu ăn chiên nhiều lần sẽ dễ bị oxy hóa do tiếp xúc với oxy từ bên ngoài môi trường sẽ gây các bệnh lý mãn tính như ung thư, tiểu đường, tim mạch.
Ngoài ra, dầu bị đun nóng nhiều lần làm thay đổi thành phần hóa học: vitamin A, E và một số chất dinh dưỡng trong dầu bị phá hủy và sẽ xuất hiện một số chất độc như aldehyde, fatty acid oxide… Những chất này, khi đi vào cơ thể, sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, gây nhức đầu, chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy, huyết áp tăng cao…
Cối xay bột làm quẩy cáu cạnh
Video đang HOT
Xô múc mỡ rán quẩy đặt ngay dưới đất
Hai chum mỡ bên trong đen sì, mốc rêu…
Khu làm bột quẩy chẳng khác công trường xây dựng
Cơ sở sản xuất quẩy cung cấp cho các hàng ăn
Quẩy thành phẩm
Khó có thể tin đây là khu chế biến quẩy
Theo PLXH
Nhìn cảnh này, không ai còn dám ăn miến
Nhìn những cảnh này, có lẽ không ai còn dám tiếp tục ăn miến. Tận mục chứng kiến công nghệ làm miến ở Dương Liễu (Hoài Đức-HN).
Từ làng làm miến Dương Liễu, Minh Khai (Hoài Đức - Hà Nội), mỗi ngày người dân cho ra lò hàng trăm tấn miến phục vụ thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chứng kiến "công nghệ" sản xuất ở đây, người nơi khác đến không khỏi rùng mình bởi tình trạng mất vệ sinh và sử dụng hoá chất gây hại sức khỏe người tiêu dùng.
Nghiền củ dong riềng làm miến ngay tại vỉa đường đầy nước bùn lênh láng
Nguy hại hơn, hầu hết các hộ ở đây đều dùng một thứ thuốc mà theo họ là sun - phít và thuốc tím để tẩy trắng miến. Tại hộ gia đình anh Nguyễn Y. (Dương Liễu), chúng tôi thắc mắc thì được giải thích: "Do nhu cầu của đại lý, họ đặt hàng thế nào thì chúng tôi làm thế. Họ thích miến trắng thì chúng tôi cho hoá chất thuốc tẩy vào làm trắng miến, nếu không thích thì thôi."
Theo anh Y. thì với mỗi tấn bột, họ cho 2 thìa cà phê hoá chất vào khuấy đều. Đợi khi hoá chất ngấm vào bột và làm trắng bột, họ mới lấy bột tráng bánh sản xuất miến. Quy trình để có miến ngon của anh Y. là cho bột làm miến vào bể, hòa cùng thuốc tím, axit, Natri sunphit, sau đó khuấy lọc 4-5 nước và cuối cùng rửa lại bằng nước sạch. Khu nhà xưởng sản xuất miến của gia đình anh Y. rộng chừng 100m2 nhưng ngổn ngang đủ thứ: nguyên liệu, máy tráng, máy cắt, hàng chục chiếc bể lọc... Bên cạnh những chiếc bể là một thùng thuốc tím loại 50kg được nhập từ Trung Quốc, một bao tải Na2SO3, một can đựng axít H2CO3, một can phụ gia để pha màu.
Thuốc tím chuẩn bị để trộn vào bột làm miến
Bột ngấm hoá chất thì cho miến có độ dai hơn, người tiêu dùng ăn có cảm giác ngon hơn chứ không bị bở, nhũn... Và theo anh Y. để phân biệt được miến có dùng hoá chất hay không thì nhìn mầu sắc, trắng là có hoá chất, hồng không dùng hoá chất. Miến trắng được bán với giá đắt hơn miến hồng một chút (miến hồng 17.000 đồng/kg thì miến trắng là 18.000 đồng). Anh Y. cũng cho biết, rất nhiều người thích ăn loại miến trắng.
Bánh miến sau khi tráng được phơi cả bên lề đường đầy bụi bẩn, hoặc ngay sát bờ ruộng đầy cỏ rác.
Khi được hỏi vì sao để miến dưới đất mất vệ sinh vậy, chị Th. một chủ hộ sản xuất miến ở đây cho biết: "Nhà nào cũng làm hàng chục tấn/ngày, với lại mình có ăn đâu mà để ý đến sạch sẽ. Để bẩn một chút nhưng sau họ nấu chín lên ăn, vi khuẩn con nào sống sót được?"
Sau khi làm miến được chất lên xe bò chở về rồi cắt sợi vứt ngay dưới sân gạch, nền đất. Chỗ nào còn khoảng trống thì đều được tận dụng để để miến, sau đó mới phân loại và bó lại. Từng bó miến đỏ, miến trắng lúc ấy mới theo các chủ hàng tản đi khắp nơi.
Miến thành phẩm óng mượt
Những năm qua, nhiều chủ cơ sở sản xuất ở Dương Liễu, Minh Khai đã vay ngân hàng vốn đầu tư máy móc khá hiện đại từ khâu chế biến đến sản xuất, giảm công sức lao động. Tuy nhiên, còn những hộ gia sản xuất nhỏ vẫn làm thủ công.
Việc sản xuất miến bẩn đã được nhắc đến không ít lần, nhưng đến nay tình trạng này vẫn tiếp diễn. Với những cơ sở này, sức khỏe và tính mạng người tiêu dùng không quan trọng bằng lợi nhuận.
Theo Infonet
Khó kiểm soát gia cầm lậu Tình trạng kinh doanh gia cầm sống, sản phẩm gia cầm không bao bì, giết mổ trái phép... vẫn tồn tại khá nhiều trên địa bàn TPHCM Lúc 22 giờ 30 phút ngày 2-3, tại ngã ba Tân Vạn - cửa ngõ phía Đông TPHCM - chúng tôi chứng kiến chiếc xe máy mang biển số Đồng Nai chở 2 thùng thịt heo,...