Kinh hoàng những “biển rác” hậu các lễ hội âm nhạc trên thế giới
Các lễ hội âm nhạc lớn được biết đến qua cảnh tượng hoành tráng với “biển người ” tham dự từ hàng chục nghìn đến hàng trăm nghìn. Tuy nhiên, trái ngược đó là hình ảnh “biển rác” mênh mông hậu sự kiện khiến người xem không khỏi giật mình.
Để chuẩn bị cho các lễ hội âm nhạc, không chỉ ban tổ chức mà ngay cả người tham dự phải lên kế hoạch tỉ mỉ hàng tháng trời cho khoảng thời gian tuyệt vời được hòa mình với âm nhạc và quên đi mọi lo toan. Ngay khi đặt chân đến bãi cỏ tươi xanh, còn gì tuyệt hơn khi được mở một chai bia và thưởng thức cùng bạn bè. Nếu là lễ hội diễn ra trong vài ngày thì việc nhanh chóng dựng lều và chào hỏi các “hàng xóm” và ngay sau đó nhanh chóng hòa mình vào âm nhạc cùng những người bạn. Tại đây, điều quan trọng nhất với người tham dự là có được khoảng thời gian tuyệt với bên mọi người. Có lẽ vì thế không còn để ý gì đến những chai nước, lon bia, túi đồ ăn hay rác thải mà họ “vô tư” vứt bỏ không đúng nơi quy định.
“Biển rác” sau lễ hội Glastobury tại Anh năm nay
Cảnh quan thiên nhiên bị phá hủy một cách “không thương tiếc”
Theo thống kê từ các công ty và tổ chức dọn vệ sinh, sau mỗi lễ hội âm nhạc lớn như Coachella, Bonnaroo, Glastonbury hay Electric Forest, hàng tấn rác được thải ra, chưa kể đến lượng khí thải được thải ra từ các phương tiện tập trung tại khu vực lễ hội diễn ra tăng vọt và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Trung bình, để dọn dẹp hết “bãi chiến trường” sau các lễ hội, phải mất từ 1 đến 2 tuần cho đội dọn vệ sinh và cảnh quan thiên nhiên tại đia điểm tổ chức sẽ không thể phục hồi lại về hiện trạng trước khi lễ hội diễn ra.
Chỉ vài trăm người dọn vệ sinh thu và phân loại lượng rác thải ra từ hàng trăm nghìn người
Trước tình trạng hành lý “đi nặng nề, về gọn nhẹ”, hầu hết khán giả đều bỏ lại tất cả đồ đạc của mình tại địa điểm tổ chức
Điển hình phải kể đến lễ hội âm nhạc thường niên Reading Festival (Anh), hơn 20 tấn chất phế thải, vật liệu có thể tái chế được thu thập. Đội vệ sinh tốn hơn 2 tuần để hoàn tất công việc của mình. Tương tự với lễ hội Bonnaroo vào năm 2010, lượng rác thải thu được lên đến 489 tấn. Chỉ với một đội ngũ gần 500 tình nguyện viên, họ phải nhặt và phân loại gần 500 tấn rác. Thật không khó để thấy tầm ảnh hưởng xấu nếu người tham dự không có ý thức bảo vệ khu vực tổ chức. Không chỉ gây ảnh hưởng cực xấu đến môi trường mà lễ hội bạn tham dự có thể bị hủy do chủ địa điểm tổ chức cũng như chính quyền không hài lòng với cảnh tượng xảy ra với tài sản của họ sau khi lễ hội kết thúc.
Video đang HOT
Địa điểm tổ chức biến thành bãi rác thải “quy mô lớn”
Không chỉ các bãi cỏ ngoài trời, mà ngay cả các địa điểm tổ chức sự kiện khác như: phi thuyền, trung tâm thương mại, sân vận động hay các câu lạc bộ đêm cũng phải cân bằng được giữa lợi nhuận với những tác hại ảnh hưởng đến môi trường.
Hậu UMF 2010, bãi cỏ xanh bị đổi màu chết héo úa
Ý thức của khán giả đóng một vai trò cực kì quan trọng. Một khi chúng ta tận hưởng những trải nghiệm mà quên mất việc cân nhắc hậu quả xấu về môi trường mà chúng ta để lại và điều này có thể dẫn đến việc các sự kiện trong tương lai bị hủy. Vì thế, không còn sự lựa chọn nào khác, hãy là một người tham dự lễ hội văn minh, vui chơi không quên trách nhiệm.
Mỗi người tham dự chỉ cần góp một phần nhỏ chung tay dọn vệ sinh cũng có thể tạo nên sự thay đổi lớn
Với hầu hết các nhà tổ chức những lễ hội âm nhạc lớn, ự lựa chọn đầu tư để đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người tham dự luôn được đặt lên trên việc dành kinh phí cho quá trình dọn dẹp, tái chế rác thải hay thuê cảnh sát và người chỉ dẫn để giám sát việc thải rác của khán giả. Vì thế việc thay đổi suy nghĩ và giúp họ hiểu được ý nghĩa to lớn của việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên cũng vô cùng quan trọng.
Qua việc đặt các biển hiệu nơi để rác, các thùng rác phân lọaị theo từng loại chất thải, những người hướng dẫn có mặt mọi nơi để hướng dẫn và giúp đỡ người tham dự hay trích một phần lợi nhuận để khích lệ khán giả khi họ tự mình dọn dẹp phần rác của mình cũng đủ để tạo nên sự khác biệt. Và người mua vé tham gia lễ hội cũng nên hiểu được trách nhiệm của mình tại lễ hội trước khi đến đây để tạo nên sự thay đổi trong hành vi không chỉ của bản thân họ mà của cả những người khác có mặt tại lễ hội.
Những thùng rác có hướng dẫn phân loại chi tiết dần xuất hiện nhiều hơn tại các lễ hội âm nhạc
Những lễ hội thân thiện với môi trường không hề là viễn tưởng xa vời, có rất nhiều ví dụ tiêu biểu đã thành công với cách tiếp cận này. Một trong số đó phải kể đến lễ hội âm nhạc hoành tráng nhất nước Mỹ – Burning Man, ban tổ chức đã đề ra chính sách ” Leave No Trace” ( không để lại dấu vết) và nó thực sự rất hiệu quả. Người tham dự luôn ý thức được cam kết về bảo vệ cảnh quanh, luôn được giúp đỡ và khích lệ bởi những người bạn đồng hành. Lightning In A Bottle được bầy chọn là “Lễ hội thân thiện với môi trường nhất nước Mỹ” trong 5 năm liên tiếp vì họ đã đưa được mô hình tái chế và khu xử lý rác vào trong khu vực tổ chức lễ hội dưới sự giám sát của tình nguyện viên. Khi khán giả được hướng dẫn tận tình và hầu hết họ đều có ý thức về trách nhiệm của mình thì những người khác cũng tự giác làm theo.
“Leave No Trace” được thực hiện rất hiệu quả tại lễ hội Burning Man
Không gian xanh thân thiện với môi trường của lễ hội Lightning In A Bottle
Tất nhiên, tất cả các lễ hội không thể nhanh chóng thay đổi hoàn toàn phương thức tổ chức của mình để trở thành Lighting In A Bottle. Dù vậy, người tham dự lễ hội, những người đại diện cho khẩu hiệu ” hòa bình, thương yêu, đoàn kết, tôn trọng” giữa con người với con người và con người với thiên nhiên. Hãy chung tay để dần dần thay đổi và tạo nên nhiều lễ hội “xanh” hơn.
Hãy là những nhà tổ chức sự kiện và người tham dự văn minh và trách nhiệm
TheoHiển Phạm / Trí Thức Trẻ
Cẩm nang EDM dành cho "lính mới" (Kỳ 3): Rave là gì? Raver là ai?
Sau số thứ 2 về một số thuật ngữ cơ bản trong EDM , chúng ta tiếp tục tìm hiểu những điều thú vị trong "nền văn hóa rave" của những tín đồ yêu âm nhạc điện tử và sự phát triển của nền văn hóa này.
Chắc hẳn cụm từ Eat - Sleep - Rave - Repeat không còn xa lạ gì với những fan ruột của dòng nhạc điện tử. Chắc hẳn nhiều bạn tự hỏi, "Rave" là gì? Và từ đó bắt nguồn từ đâu? Văn hóa rave là sao? Những ai được coi là raver? Bài viết này sẽ giải đáp tất tần tật các thắc mắc trên của các bạn.
Rave, hiểu một cách đơn giản nhất, chính là "quẩy" theo ngôn ngữ giới trẻ ngày nay. Rave có nghĩa là thả hồn và phiêu theo những giai điệu cuồng nhiệt từ các DJ. Không giống như bất cứ thể loại nhạc nào khác, các raver không chỉ đứng yênmà cảm nhận bản nhạc, hay nói đúng hơn là không-thể-đứng-yên. Bất cứ khi nào nghe thấy những âm thanh điện tử như thế, các raver sẽ thấy rạo rực và muốn nhảy theo, muốn bùng nổ.
Hình ảnh phóng khoáng đặc trưng của các raver tại các lễ hội âm nhạc điện tử
Văn hóa rave được bắt nguồn tại Anh vào năm 70-80 của thế kỉ 20. Nó được tổ chức theo kiểu "underground party", trong các nhà kho bỏ hoang(warehouse) với không khí tưng bừng náo nhiệt.
Các bữa tiệc do Boiler Room tổ chức nổi tiếng với việc gìn giữ tinh thần của underground music
Ngày nay, với sự thống trị của EDM, văn hóa rave đã trở thành một thứ vô cùng quen thuộc ở khắp nơi trên thế giới. Không chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ trong các nhà kho nữa, bây giờ nhắc đến rave là ta sẽ nghĩ ngay đến những lễ hội âm nhạc quy mô lớn , diễn ra hàng tiếng đồng hồ có thể đến vài ngày ở những bãi đất trống to lớn hoặc sân vận động ngoài trời, nơi mà các sân khấu hoành tráng sẽ được dựng lên để các DJ thỏa sức phô diễn kĩ năng của họ. Mỗi bữa tiệc âm nhạc như vậy có thể thu hút hàng nghìn đến hàng trắm nghìn người tham gia. Họ sẽ cùng nhau đắm chìm vào những hình ảnh lung linh huyền ảo của visual, ánh sáng đầy màu sắc của đèn laser, hòa mình vào điệu nhạc sôi động. Họ cùng nhau nhảy múa, hò hét và thả hồn mình vào không khí sôi động của lễ hội, vào nền văn hóa rave đó. Và vai trò của các DJ tại các bữa tiệc này là vô cùng quan trọng. Họ như những người điều khiển đám đông bằng những giai điệu kì diệu và phong cách chơi nhạc độc đáo.
Skrillex ngoài những sản phẩm âm nhạc chất lượng còn nổi tiếng với những set nhạc sôi động và biệt tài điều khiển đám đông của mình
Ultra Music Festival (UMF), một trong những lễ hội âm nhạc lớn nhất thế giới với lịch sử gần 20 năm tổ chức
Tomorrowland 2014, với 12 sân khấu mang đến cho người tham dự trải nghiệm âm nhạc đa dạng có một không hai
Raver từ khắp nơi trên thế giới cùng tụ tập lại để cảm nhận sự kì diệu của âm nhạc
Khi đến tham gia các bữa tiệc âm nhạc này, raver thường ăm mặc tự do và phóng khoáng, làm sao để họ có thể "quẩy" một cách thoải mái nhất có thể. Nếu đi theo nhóm, họ có thể mặc đồng phục, hay thậm chí là mang theo quốc kì của quê hương mình để thể hiện niềm tự hào dân tộc. Các raver từ rất lâu đã luôn mang trong mình tinh thần "PLUR": Peace - Love - Unity - Respect (Hòa nhã - Yêu thương - Đoàn kết - Tôn trọng). Nó thể hiện rõ tinh thần của raver: không có sự phân biệt giàu nghèo, nguồn gốc xuất thân, giới tính hay tuổi tác. Các raver tuy có thể đến từ nhiều quốc gia nói nhiều ngôn ngữ khác nhau, nhưng khi tụ hội tại các lễ hội âm nhạc, thì họ cùng nói chung một thứ ngôn ngữ: Âm nhạc.
Cùng điểm lại câu châm ngôn của các raver bằng track nhạc huyền thoại đến từ Fatboy Slim & Riva Star Ft. Birdyman - Eat, Sleep, Rave, Repeat.
Theo Khánh / Trí Thức Trẻ
Lễ hội EDM hàng đầu thế giới "Ultra Music Festival" đến Singapore Nhiều khán giả Châu Á cảm thấy phấn khích khi ban tổ chức "Ultra Music Festival" công bố danh sách các địa điểm sẽ diễn ra lễ hội âm nhạc này trong thời gian tới. Vừa qua, Ultra Music Festival 2015 - lễ hội âm nhạc điện tử ngoài trời thường niên đã diễn ra tại các bãi biển Miami, thu hút sự...