Kinh hoàng nhìn gió cực đoan cai trị thời tiết ngoại hành tinh
Các cơn gió tốc đô%3 siêu âm nhanh hơn sáu lần so với tốc đô%3 gió trên Sao Mộc thổi qua bầu khí quyển của mô%3t ngoại hành tinh có kích thước sao Mộc cách đó 60 năm ánh sáng.
Mới đây, các nhà khoa học đã phân tích kết quả từ dữ liệu Đài thiên văn quốc tế Mount Graham, Arizona, Hoa Kỳ. Theo đó, khi nghiên cứu hệ thống thời tiết trên ngoại hành tinh khí khổng lồ có tên là HD 189733b, các chuyên gia phát hiện tốc độ gió của ngoại hành tinh có thể vượt quá tốc độ âm thanh”, Adam Showman thuộc Phòng thí nghiệm Đại học Arizona (LPL) cho biết.
“Và tốc độ gió trên ngoại hành tinh này là 3 km mỗi giây nhanh gấp 10 lần so với gió trên Trái đất“.
Nguồn ảnh: ESA
Nhân viên nghiên cứu đã có kết luận này sau phân tích dữ liệu thời tiết trên ngoại hành tinh HD 189733b, bằng cách sử dụng các mô hình lượng tử mà họ đã phát triển riêng cho bầu khí quyển ngoại hành tinh.
Đồng thời, một nhóm nghiên cứu do Heather Knutson thuộc Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian, Cambridge dẫn đầu còn cho thấy nhiệt độ ban ngày và ban đêm trên ngoại hành tinh này chỉ khác nhau khoảng 278 độ C, dao động từ 648 độ C vào ban đêm đến 926 độ C vào ban ngày.
Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực
Ngoại hành tinh cực đoan chưa từng có, nóng tới mức nung sắt thành dạng khí
WASP-189b nằm cách Trái đất 322 năm ánh sáng, có nhiệt độ lên tới 3.200 độ C đủ để biến sắt thành dạng khí.
Sử dụng dữ liệu từ kính viễn vọng CHEOPS, các nhà khoa học gần đây thực hiện nghiên cứu về ngoại hành tinh WASP-189b. WASP-189b quay quanh HD 133112, một trong những ngôi sao nóng nhất.
Nằm cách Trái đất 322 năm ánh sáng trong chòm sao Libra, WASP-189b nặng gấp rưỡi sao Mộc - hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời. WASP-189b đặc biệt thú vị vì nó là một hành tinh khí khổng lồ quay rất gần sao chủ. Mất chưa đầy 3 ngày để nó quay quanh ngôi sao của mình. WASP-189b gần ngôi sao chủ hơn 20 lần so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Hình ảnh mô phỏng về WASP-189b quay quanh sao chủ của nó. (Ảnh: ESA)
Hành tinh này có mặt ngày vĩnh viễn, luôn tiếp xúc với ánh sáng của sao chủ và mặt đêm vĩnh viễn.
"Dựa trên các quan sát bằng CHEOPS, chúng tôi ước tính nhiệt độ của WASP-189b là 3.200 độ C. Các hành tinh như WASP-189b được gọi là "Sao Mộc cực nóng". Ở nhiệt độ như vậy, sắt có thể nóng chảy và biến thành thể khí. Hành tinh này là một trong những hành tinh cực đoan nhất mà chúng ta từng biết cho tới nay", nhà khoa học Monika Lendl tới từ Đại học Geneva cho hay.
Các nhà khoa học tin rằng không có đám mây nào hiện diện gần WASP-189b vì theo lý thuyết, không đám mây nào có thể hình hành ở nhiệt độ cao tới vậy.
"Nhờ dữ liệu từ CHEOPS, chúng tôi có thể kết luận rằng bản thân ngôi sao này quay nhanh đến mức hình dạng của nó không còn là hình cầu nữa mà là hình elip", Willy Benz, giáo sư vật lý thiên văn tại Đại học Bern cho biết thêm.
Theo ông Lendl, ngôi sao mà WASP-189b quay quanh rất khác với Mặt trời. Nó lớn hơn đáng kể và nóng hơn Mặt trời của chúng ta hơn 2.000 độ C. Vì quá nóng, ngôi sao này có màu xanh lam thay vì màu trắng vàng như Mặt trời.
"Chỉ một số ít hành tinh quay quanh những ngôi sao nóng như vậy và hệ sao này sáng nhất trong số đó", ông Lendl nói thêm.
Bốn 'thế giới' hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài Trái Đất Sao Hỏa, Europa, Enceladus và Titan được ví là 4 thế giới hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta. Sinh quyển của Trái đất chứa tất cả các thành phần cần thiết cho sự sống, đó là nước lỏng, có ít nhất một nguồn năng lượng, và rất nhiều các nguyên tố và phân...