Kinh hoàng công nghệ muối hành… siêu tốc
Món hành muối được nhiều người ưa thích, trước đây thường bán vào dịp tết, nhưng hiện được bán quanh năm. Nhưng có lẽ ít ai biết công nghệ muối hành siêu tốc của người bán hiện nay.
Thông thường, thời gian thích hợp để muối hành khoảng 1-2 tuần, cho màu ngà vàng, ăn giòn và chua ngon và khoảng 5-7 ngày sau bắt đầu nổi váng, mốc. Nhưng nay, nhiều tiểu thương chỉ mất 1 – 2 giờ là đã có lọ hành muối màu trắng bắt mắt, chua, giòn rất hấp dẫn để mang bán.
Tại các chợ như Đồng Tâm, chợ Mơ (Hai Bà Trưng), chợ Xanh (Định Công)… không khó để thấy cảnh người bán đựng hành muối trong những chiếc thùng, xô nhựa, không hề được che đậy dù các chuyên gia từng cảnh báo chất phụ gia trong đồ nhựa có thể sẽ hòa tan vào dịch dưa, hành muối và gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Chị T – bán đồ khô và dưa hành ở chợ Bưởi – nói: “Cũng biết là như thế, nhưng lọ bằng sành sứ không sẵn và lúc dọn hàng vỡ liên tục nên chúng tôi tiện cái gì, dùng cái đó. Người ta vẫn cứ mua về ăn đó thôi”.
Chúng tôi tìm đến một cơ sở chuyên làm dưa hành, cà muối bán quanh năm ở chợ Phùng Khoang, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân. Hành muối được muối trong những bao tải, buộc kín đầu bao và xếp ngay ngắn trong khoảnh sân nhỏ, bốc mùi chua thoang thoảng. Hỏi chuyện, được biết, trước đây họ vẫn làm hàng theo kinh nghiệm nghiệm lâu năm, bây giờ mà làm thế ít lãi và không có hàng để bán.
“Để hành muối nhanh chín, lại có màu trắng, ăn giòn ngon thì bỏ thêm ít phụ gia khi muối. Dùng chất phụ gia này vừa tiết kiệm vừa không mất công sức hì hục nén đá mấy ngày hành chín mới bán được như trước đây”, một nhân viên bật mí. Khi hỏi về chất phụ gia thì chủ cơ sở bảo lên chợ Đồng Xuân hỏi.
Video đang HOT
Chúng tôi lên chợ Đồng Xuân hỏi mua phụ gia làm hành muối. Đi khắp một vòng chợ, nhưng ai cũng bảo chất đó cấm rồi nên không ai dám kinh doanh. Tới cuối chợ hỏi tiếp, chị chủ kiot thì thào: “Em mua nhiều không? Đồng giá cả axit chanh và chất tẩy đường đều 75.000 đồng/kg. Đồng ý lấy thì chị đi lấy và em thanh toán luôn”.
Nói rồi, chị nhiệt tình hướng dẫn: “Dùng những chất này để tẩy trắng và tạo vị chua ngon cho hành, dưa, cà muối, mua 1kg có mà dùng mấy tháng. Nếu để quá lâu chưa bán hết cũng không lo mùi khú, nổi váng mốc như hành dưa cà để quá theo cách muối truyền thống. Khi làm, em rửa sạch nguyên liệu cho một thìa nhỏ chất tẩy đường vào ngâm khoảng 10-15 phút, rồi bỏ ra rửa sạch bằng nước. Tiếp đó, tùy theo khối lượng hàng định làm để cho lượng axit chanh vào hòa cùng nước sôi, rồi thêm gia vị khác muối như bình thường.
Tại các chợ, giá bán hành muối dịp này là 70-80.000đồng/kg và khi không chính vụ hành giá có thể tăng lên từ 90- 100.000đ/kg hành muối. Món hành muối ăn rất hợp với bánh chưng, bớt cảm giác ngấy nếu ăn quá nhiều giò chả và những món chiên nhiều dầu mỡ hay ăn kèm với thịt heo, vịt quay rất hấp dẫn.
Theo Nguyễn Thu
Lao động
Nghịch lý EVN báo công xả nước, vô can xả lũ
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã phối hợp với Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thực hiện ba đợt xả nước từ các hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2013-2014 ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
Tờ Vietnam đưa tin, đó có gần 5,8 tỷ m3 nước đã được xả qua cả ba đợt; trong đó từ hồ Hòa Bình là 3,86 tỷ m3 , từ hồ Tuyên Quang là 1,17 tỷ m3 và từ hồ Thác Bà là 0,74 tỷ m3.
Đánh giá của EVN cũng cho thấy sau ba đợt xả, về cơ bản các địa phương đã lấy đủ nước, phần diện tích chưa có nước đều không phụ thuộc vào xả nước của hồ thủy điện hoặc đã có phương án giải quyết.
Tuy nhiên, do thời tiết khô hanh vào khoảng thời gian trước xả nước đợt một nên diện tích có nước trước xả nước đợt một rất thấp (8,7% so với 26,8% năm 2013). Theo đó, kết quả lấy nước sau mỗi đợt xả năm 2014 đều thấp hơn năm 2013 mặc dù lưu lượng xả trung bình của các hồ thủy điện cao hơn năm 2013.
Dòng Vu Gia trơ đáy vào mùa khô khi thủy điện ĐắkMi 4 tích nước
Liên quan đến câu chuyện thủy điện xả nước mùa cạn, mới đây khi góp ý về quy trình vận hành liên hồ chứa, trong đó có liên quan đến thủy điện Đăk Mi 4, Đà Nẵng đã đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa lại các thông số để tránh việc khi mùa cạn người dân ở hạ du không có nước để sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên góp ý này đã không được tiếp nhận và ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó Trưởng ban PCLB&TKCN TP Đà Nẵng tỏ ra vô cùng bức xúc. Ông cho biết, nếu vẫn cứ giữ quy định này thì chắc chắn vào mùa cạn người dân hạ du sẽ bị thiếu nước. Khi đó Đà Nẵng sẽ kiện người đặt ra quy định và kiện cả người gây thiếu nước cho người dân hạ du.
Lý giải về phát biểu của mình, ông Thắng cho biết vốn dĩ từ trước tới nay thủy điện luôn được ưu tiên thay vì phải lưu tâm tới người dân hạ du.
Minh chứng cho điều này chính là câu chuyện gần đây nhất người dân chờ đợi thủy điện bồi thường vì xả lũ lên đầu thì Bộ Công Thương lại ra công văn trả lời khẳng định thủy điện "vô can" trong việc thiệt hại các trận đại hồng thủy năm 2013.
Cụ thể, Bộ Công Thương gửi công văn trả lời cử tri Quảng Nam, cho rằng "việc xem xét trách nhiệm của các nhà máy thủy điện trong việc bồi thường thiệt hại do lũ lụt là chưa có cơ sở".
Bộ Công Thương cho rằng, các hồ chứa thủy điện lớn ở Quảng Nam đã thực hiện đúng theo Quy trình vận hành liên hồ chứa (hồ A Vương, Sông Tranh 2 và hồ Đắk Mi 4) và Quy trình của từng hồ đã được phê duyệt, không gây thêm lũ cho hạ du, đã góp phần cắt giảm đỉnh lũ và lượng nước lũ về hạ du trên các sông, mặc dù các hồ chứa này không có nhiệm vụ chống lũ.
Do vậy, ông Thắng cũng lo ngại nếu quy trình mùa cạn được duyệt thì sau người dân hạ du có bị thiếu nước thì thủy điện vẫn là đúng quy trình.
Theo Báo Đất Việt
UBND tỉnh Phú Yên phản hồi vụ 444 tấn gạo chưa đến tay người nghèo Ông Nguyễn Phất, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên cho biết, UBND tỉnh này vừa ra quyết định phân bổ 444 tấn gạo (phần còn lại trong tổng số 676 tấn gạo do Chính phủ hỗ trợ cứu đói giáp hạt cho nhân dân). Theo đó, các huyện Đồng Xuân được phân bổ 120 tấn,...