Kinh hoàng ‘chợ đen’ nhau thai người lấy từ bệnh viện, nhà tang lễ ở Trung Quốc
Một kẻ buôn lậu cho biết nguồn cung cấp nhau thai người của ông ta chủ yếu là do một nhân viên dọn vệ sinh lấy trộm trong bệnh viện rồi bán lại.
Một loại bánh được cho là chứa nhau thai người được bán tại một cửa hàng y học cổ truyền ở Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) ngày 16/3 đưa tin mặt hàng nhau thai người vẫn luôn đắt khách tại các “ chợ đen” ở Trung Quốc, bất chấp lệnh cấm buôn bán từ hơn 10 năm trước.
Đối với nhiều người dân Trung Quốc, nhau thai người – hay còn gọi là ziheche trong y học cổ truyền Trung Quốc – được cho là có có công dụng chữa bệnh, đặc biệt bổ dưỡng đối với người có hệ miễn dịch kém, bệnh nhân lao và huyết áp thấp. Họ luôn muốn mua nhai thai người còn tươi về nấu thành món ăn hoặc dùng để điều chế thuốc.
Theo một cuộc điều tra mới đây, hoạt động buôn bán nhau thai người trái phép chủ yếu diễn ra ở thành phố Bạc Châu ( tỉnh An Huy), Bi Châu (tỉnh Giang Tô) và Vĩnh Thành ( tỉnh Hà Nam). Những kẻ buôn lậu đã mua nhau thai người với giá khoảng 80 Nhân dân tệ/cái (khoảng 300.000 đồng) từ các bệnh viên, cơ sở xử lý rác thải y tế và thậm chí cả nhà tang lễ. Vì hoạt động này diễn ra lén lút nên không hề được kiểm tra xem chúng có chứa mầm bệnh truyền nhiễm như viêm gan B, HIV hoặc giang mai hay không.
Video đang HOT
Bà Lin Xiu, bác sĩ sản khoa tại Bệnh viện Sản ở Khu tự trị Choang Quảng Tây, cho biết việc ăn nhau thai không hề có công dụng đặc biệt gì đối với sức khỏe. “Nếu người mẹ mắc bệnh truyền nhiễm, nhau thai cũng sẽ có virus. Các phương pháp nấu ăn thông thường không thể tiêu diệt những loại virus này. Chỉ có biện pháp tiệt trùng bằng hơi nước được bệnh viện áp dụng để khử trùng thiết bị phẫu thuật mới có thể diệt virus”, bà Lin nhấn mạnh. Theo bà, ăn nhau thai người còn tươi có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm đến sức khỏe.
Y học cổ truyền Trung Quốc vẫn sử dụng nhau thai người làm thuốc. Ảnh: SCMP
Liu Yi, sống ở Bi Châu, cho hay ông ta đã bán nhau thai người từ năm 1996 đến nay. Gia đình ông đã xử lý khoảng 130.000 chiếc chỉ trong năm ngoái.
Một người Bi Châu khác, Yan Jun, tiết lộ mỗi tháng cửa hiệu của gia đình ông thường điều chế hơn 7.000 chiếc nhau thành các sản phẩm đồ khô với tổng khối lượng lên đến 700 – 800kg. Hai người đàn ông trên cho biết họ thu lợi 5 Nhân dân tệ cho mỗi chiếc nhau thai sấy khô.
Yan kể rằng trước đây, ông ta dễ dàng lấy được nhau thai từ bệnh viện. Nhưng sau khi cơ quan chức năng siết chặt quản lý những năm gần đây, ông ta phải tìm đến các cơ sở xử lý rác y tế hoặc qua trung gian để thu mua nhau thai. Một trong những “đối tác” của ông ta là một nhân viên dọn vệ sinh ở bệnh viện.
Bộ Y tế Trung Quốc quy định rằng nhau thai thuộc sở hữu của người phụ nữ vừa sinh con. Khi sản phụ này quyết định bỏ nhau thai, bệnh viện sẽ tiêu hủy bộ phận này như các loại rác y tế khác.
Trên nền tảng bán hàng trực tuyến Taobao, nhau thai của người mẹ sinh con trai được bán 480 Nhân dân tệ còn nhau của người sinh con gái rẻ hơn 30 Nhân dân tệ. Mức chênh lệch trên là do niềm tin tồn tại từ lâu trong xã hội Trung Quốc rằng nhau của bé trai sẽ có công dụng mạnh hơn. Người bán thường sử dụng ngôn ngữ mập mờ để che giấu sự thật nhằm tránh bị cơ quan chức năng phát hiện.
Một số công ty dược phẩm ở Trung Quốc cũng bán sản phẩm liên quan đến ziheche. Việc buôn bán nhau thai dưới dạng dược phẩm đã rơi vào “vùng xám” của pháp luật. Mặc dù Bộ Y tế cấm buôn bán nhau thai người từ năm 2005, nhưng không có điều luật nào cấm buôn bán các loại thuốc làm từ ziheche cũng như không có quy định về nguồn gốc nguyên liệu.
Tỷ lệ thất nghiệp vượt 13%, giới trẻ Trung Quốc chật vật tìm việc làm
Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc ngày 15/3 cho biết, tỉ lệ thất nghiệp đối với người ở độ tuổi từ 16-24 tuổi trong tháng 2 vừa qua là 13,1%, vượt xa lệ thất nghiệp ở đô thị trên toàn quốc là 5,5%.
Các ứng viên tham gia dự tuyển tại một hội chợ việc làm ở thành phố Fuyang, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Một năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát tại Vũ Hán, Hồ Bắc, giới trẻ Trung Quốc vẫn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm. Tỉ lệ thất nghiệp 13,1% trong nhóm thanh niên nêu trên không thay đổi so với quý 1 năm 2020, thời điểm COVID-19 đạt đỉnh tại Trung Quốc.
Theo Bruce Pang, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại hãng tư vấn China Renaissance, tỉ lệ này cho thấy thách thức về thiếu hụt việc làm cũng như sức ép trên thị trường việc làm vẫn tiếp diễn. Các biện pháp đo lường việc làm theo hợp đồng trong báo cáo tháng của chính phủ cũng như khảo sát của bên thứ ba cho thấy, các công ty dường như không hào hứng tuyển dụng trong bối cảnh đà hồi phục kinh tế diễn ra chậm.
Trước khi COVID-19 bùng phát, số việc làm mới được tạo ra ở đô thị rớt xuống 13,52 triệu trong năm 2019, giảm nhẹ so với mức 13,61 triệu trong năm 2018. Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tạo ra 11 triệu việc làm ở khu vực đô thị trong năm 2021 và giữ tỉ lệ thất nghiệp ở mức 5,5%.
Dự kiến có khoảng 9,09 triệu sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp năm 2021 và sẽ gia nhập lực lượng lao động, vượt so với con số 8,74 triệu sinh viên tốt nghiệp hồi năm ngoái.
Bức tranh đối lập tại các nhà máy châu Á trong dịch COVID-19 Hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc và Nhật Bản có dấu hiệu chững lại trong tháng 1 do dịch COVID-19 tái bùng phát. Trong khi đó, tình hình tại các đơn vị sản xuất tại Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) được cải thiện. Công nhân tại nhà máy ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Ảnh: Reuters...