Kinh hoàng chiêu phù phép thực phẩm bẩn
Thời gian gần đây xuất hiện ngày càng nhiều những chiêu thức làm ăn, kinh doanh gian dối, phù phép thực phẩm để mưu lợi mà không quan tâm tới sức khỏe người tiêu dùng.
Công nghệ “thổi gà” bằng nước lã
Một số người dân làng Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội) hiện đã có một “ngón nghề” mới để làm giàu và sống rất sung túc. Đó chính là công nghệ “thổi gà” bằng nước lã để thu lợi bất chính.
Về làng pháo Bình Đà hôm nay, chúng ta không còn được ngửi cái mùi thuốc pháo đặc trưng, không còn thấy xác pháo nổ đỏ đường vào ngày Tết mà thay vào đó mùi của lông gà, lông vịt. Nhiều hộ ở làng Bình Đã đã chuyển từ nghề làm pháo nổ sang buôn bán thịt gia cầm, trong đó đặc biệt là thịt gà. Cũng nhờ vào nghề này mà rất nhiều người đã xây được nhà cửa rất khang trang và có cuộc sống khấm khá từ khi bỏ nghề làm pháo.
Song, sau những ngôi nhà cao tầng, biệt thự san sát đang mọc lên nhanh chóng trong làng Bình Đà là một “bí mật” mà những người ở làng khác liền kề Bình Đà cũng không hề hay biết. “Bí mật” ấy là “bảo bối” giúp nhiều hộ dân ở Bình Đà “thay da, đổi thịt” vô cùng nhanh chóng…
Việc giàu lên bất thường của một số hộ dân ở làng Bình Đà là nhờ vào con gà mía. Theo “tiết lộ” của người dân làng Bình Đà, loại gà mía có xuất xứ Trung Quốc, có giá rẻ chỉ bằng một nửa giá gà trong nước rất thích hợp để sử dụng “tuyệt chiêu” bơm nước lã vào trong thịt tăng trọng lượng mang đi bán để lừa người mua.
Bơm vào đến đâu, con gà mía gày nhẳng bỗng “béo” lên cực nhanh (Ảnh: GDVN)
Gà được bơm bằng loại xi lanh to, có nhà còn sắm hẳn một chiếc máy chuyên bơm nước hàng loạt cho gà hàng đêm. Chỉ chưa đầy vài chục giây sau quá trình “phù phép”, con gà nặng 1,15 kg đã nặng lên 1.4 kg sau khi được bơm nước. Con gà có thể lên đến 1,5 kg nếu bơm thêm nước. Hơn nữa, con gà khi đã được bơm nước trông sẽ căng phồng vàng ươm béo tốt.
Theo tính toán, trung bình mỗi một con gà mía đã được bơm nước, người buôn gà thịt có lời thêm từ 0,2 kg đến 0.4 kg so với khối lượng thực tế của con gà. Như vậy, với “nước giếng khoan” được bơm vào con gà, cộng với tiền công làm gà mang đi bán ngoài Hà Nội, có khi lãi đã bằng nửa giá trị con gà ban đầu.
Những người từng luộc bắp đi bán cho biết, người luộc bắp là để đi bán, còn muốn ăn thì phải luộc riêng, không bỏ hóa chất vào. Bởi nếu không sử dụng hóa chất ấy sẽ mất nhiều công sức và thời gian. Còn muốn bắp chín rất nhanh, chỉ có việc dùng hóa chất và dùng pin để luộc.
“Chiến thuật” để bắp nhanh chín, thơm ngon, ngọt và có thể để lâu mà không bị ôi thiu không khó. Khi luộc, người ta cho một hai cục pin vào thì bắp chín rất nhanh. Nhưng phải canh chừng, nếu không để quá lửa bắp sẽ bị nhão. Luộc như thế, đi bán thì mới có… lãi. Bởi giá bắp tại chợ đầu mối đã từ 1.400 đến 3.000 đồng/bắp. Hơn nữa, khi lấy bắp ở chợ, bắp không còn tươi, bắp dể lâu ngày, hạt đã khô cứng lại. Vì thế, khi luộc bằng củi thông thường sẽ rất lâu và rất tốn nhiên liệu mà khi bán giá chỉ từ 2.500 đồng đến 5.000 đồng/ bắp.
Video đang HOT
Bắp được bán ở khắp các đường phố Sài Gòn với giá rất rẻ (Ảnh: VTC News)
Hiện nay đa số những người luộc bắp đi bán đều luộc bắp bằng hóa chất. Nhẫn tâm hơn, một số chủ lò còn sử dụng pin để nấu cho bắp nhanh chín. Công thức nấu là 200 trái bắp, người ta cho khoảng một ít hương bắp, 2-3 muỗng muối diêm và 2,3 muỗng đường ngọt, cộng một cục pin. Sau khi ra lò, trái bắp sẽ rất tươi, thơm ngon và ngọt, nhưng người ăn rất khó để phát hiện. Nếu muốn bắp lâu ôi thiu, bỏ ngày này qua ngày khác thì chỉ cần cho chất bảo quản vào thì bắp ngày hôm nay bán không hết, mang về luộc lại vẫn… thơm ngon.
Với việc dùng hóa chất rồi cho một cục pin vào nồi bắp đang xôi, chỉ cần không đến 2 giờ đồng hồ, nồi bắp 200 trái sẽ chín. Tuy nhiên, bắp đã ngấm hóa chất, vì có vị ngọt rất lạ và cùi rất mềm, nhất là mùi thơm của quả bắp đã không còn nữa.
Hô biến thịt lợn thành thịt bò
Theo các tiểu thương bán thịt bò lâu năm ở chợ, vì bò thịt khan hàng, giá cao nên người bán thường gian lận bằng cách chọn mua thịt lợn sề, lợn già, bì dày để “hô biến” thành thịt bò, bán giá cao.
Công nghệ hô biến thịt lợn thành thịt bò rất đơn giản, chỉ cần dùng phẩm màu “hoa hiên” là có thể không phân biệt được về màu sắc đâu là thịt lợn, đâu là thịt trâu, bò. Phẩm màu hoa hiên rất dễ mua.
Người mua thịt bò nên lựa chọn những điểm mua tin cậy để không mua phải thịt bò rởm. (Ảnh minh họa: VietQ)
Chỉ cần pha một thìa cà phê bột hoa hiên vào nước, quét lên bề mặt thịt lợn, hoặc nhúng thịt lợn vào dung dịch đó trong vòng 1 phút, thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi và không thể phân biệt được đâu là thịt bò, đâu là thịt lợn. Nhiều tiểu thương còn dùng thịt lợn chết, ôi thiu giả làm thịt bò, lừa người tiêu dùng. Thịt lợn sề nuôi nhiều năm, thịt dai, da dày thường bán rất rẻ nhưng khi qua tay các tiểu thương thì sẽ thành thịt bò.
Ngoài việc dùng bột hoa hiên, nhiều người còn thường dùng chất phụ gia có tên gọi maltol – một chất tạo màu có trong danh mục chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng đối với một số loại thực phẩm. Chỉ cần 0.05% – 0.1% so với lượng sản phẩm, hóa chất này đã có thể triệt tiêu được những mùi khó chịu đặc trưng của thịt lợn. Nếu kết hợp với chất tạo mùi như bột hương vị bò, nước tinh chất bò, sẽ giúp duy trì hương lâu dài của sản phẩm.
Dùng bột hoa hiên có nguồn gốc tự nhiên, có thể sẽ an toàn, tuy nhiên, dùng bột dạng công nghiệp, chắc chắn hậu quả không thể lường trước được. Theo các chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm, việc sử dụng thực phẩm chứa phẩm màu tổng hợp lâu dài có những nguy hại cho sức khỏe, như gây mầm bệnh u não, ung thư bàng quang, dị ứng, hen suyễn…
“Phù phép” bì lợn bẩn
Thôn Bình Lương, xã Tân Quang, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là một trong những nơi sản xuất bóng bì lợn lớn nhất miền Bắc. Tuy nhiên, quy trình chế biến bì lợn ở đây thật hãi hùng.
Xung quanh thôn Bình Lương, những rãnh nước đen ngòm, nổi lềnh phềnh nước mỡ thải gây mất vệ sinh. Nhiều nơi chế biến bì lợn không được cách ly, chỉ là sân giếng hoặc sàn nhà của gia đình, nước chảy lênh láng và vô số thứ rác rưởi. Những đống bì lợn bèo nhèo đổ bừa bãi dưới nền đất bẩn thỉu, ẩm ướt. Bên cạnh đống bì lợn là những dao thớt, xô chậu đen ngòm, ruồi nhặng bâu đầy.
Những bao tải bì lợn khô được chất thành đống, không có bất kì biện pháp bảo quản nào. Vì các chủ sản xuất thường gom bì về xưởng, đợi đủ hàng mới tập trung chế biến, nên nhiều bì lợn bị ôi, bốc mùi hôi thối. Tuy nhiên với công nghệ ‘bí mật’, những miếng bì lợn bốc mùi sẽ được ‘phù phép’ thành những sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
Rùng mình quy trình chế biến bì lợn (Ảnh: Kiến thức)
Sau phần rửa sạch mỡ lợn là công đoạn phân loại bì mỡ. Loại bì nào đã sạch mỡ được vứt sang một bên, loại nào còn mỡ sẽ dùng dao vát sạch. Mỡ được tách từ bì lợn cho vào một chảo lửa ngay bên cạnh để chế biến mỡ nước. Còn những đống bì lợn sau khi được vát sạch mỡ sẽ được đổ ngay vào một thùng nhựa, bên trong chứa một loại nước, bốc mùi hắc khó chịu. Bì lợn sẽ được ngâm trong thùng chừng 3 giờ đồng hồ.
Sau khi được ngâm trong những thùng nước ‘lạ’ mà thực chất là những thùng chứa hóa chất, bì lợn được vớt ra với màu trắng toát, sạch bong. Những vết thâm tím trên thân bì đã hoàn toàn biến mất, và mùi hôi thối cũng không còn nữa. Sau công đoạn làm sạch và tẩy trắng, bì lợn sẽ được trần qua lớp nước sôi rồi đem phơi khô và cuối cùng đưa vào lò nướng để nổ bung thành bóng.
Có hai cách để phơi bì khô là đem phơi ngoài trời và sấy trong nhà. Tuy nhiên, hầu hết các hộ dân trong làng chỉ tiến hành sấy khi trời không có nắng. Bởi, tuy đảm bảo vệ sinh song công đoạn này lại tốn điện, nâng cao chi phí sản xuất.
Theo Thu Hòa (Vietnamnet)
Kinh hoàng dừa phế thải thành... mứt tết
Dừa phế thải trong các thùng rác, vương vãi ven lề đường được một số người thu gom bán cho các cơ sở chế biến mứt tết. Loại nguyên liệu bẩn này sau khi chế biến được đóng gói tung ra thị trường.
Ngày 6/1, một phụ nữ tên Liên vừa đi nhặt rác vừa thu gom vỏ dừa phế thải dọc công viên 30-4 (Q1, TPHCM), cho biết: "Gần tết, loại dừa phế thải này hút hàng lắm. Bình thường chẳng ai lấy nhưng những tháng cận tết, nhiều người đi thu gom loại dừa này về làm mứt. Nhìn dơ vậy chứ về làm ra mứt thơm ngon lắm".
Thu gom dừa rác...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, gần tết, loại dừa phế thải được các cơ sở mua với giá 500 đồng/vỏ, thậm chí có cơ sở còn mua loại vỏ dừa phế thải này với giá 1.000-2.000 đồng/vỏ.
Điểm chế biến mứt từ dừa phế thải của bà Dung nằm trên đường Trần Quốc Toản, Q.3, TP.HCM - Ảnh: A.Thoa
Khi khách uống nước dừa ném vỏ ven các con đường vào công viên, dưới các gốc cây hay trong thùng rác đều được bà Liên thu gom. Gần 18h, bà Liên cúi nhặt hai vỏ dừa ruồi nhặng bu đầy bên thùng rác ven đường Hàn Thuyên, ngoảnh lên khoe: "Tuần rồi, tui bán dừa phế thải được hơn 600.000 đồng lận đó". Nói đến đó, thấy hai thanh niên cầm vỏ dừa bỏ vào thùng rác, bà Liên nhanh chân chạy lại nhặt và bỏ vào một bao tải chờ người đến thu gom.
Ngày 9/1, chúng tôi bám theo chiếc xe ba gác của Tùng, một thanh niên chuyên thu gom dừa ở cổng bệnh viện, trường học, công viên và các xe bán nước lề đường. Lúc này, Tùng chạy qua khu vực quán nước trước cổng Bệnh viện Chợ Rẫy thu gom hơn 40 vỏ dừa, rồi tiếp tục chạy ra đường Nguyễn Tri Phương ghé vào lấy vỏ dừa tại quán cà phê TN. Lúc này, thấy thùng rác gần khu vực vòng xoay đường Nguyễn Tri Phương có bốn vỏ dừa đã úa màu vàng, Tùng nhanh chóng xuống xe thu gom rồi chạy về nhà trọ trên đường Lạc Long Quân, Q.11 để giao cho các cơ sở làm mứt tết.
Tùng cho biết: "Họ uống xong, ném vỏ thì mình nhặt đem đi bán lại cho các cơ sở sản xuất mứt tết ở Xóm Đất".
Một trong những điểm thu mua dừa thải về làm mứt tết là lò bà Dung. Điểm thu mua và sơ chế mứt dừa của bà Dung nằm ngay góc đường Trần Quốc Toản và Nguyễn Văn Trỗi, Q.3. Hằng ngày bà Dung và những người làm mứt dừa ở lò này đi thu gom những trái dừa từ các đầu mối "chân rết". Hầu hết những đầu mối này đều đi gom vỏ dừa của khách ven đường sau khi uống hết nước bị quẳng vào những thùng rác hay lề đường hoặc từ những người chuyên đi thu gom dừa bẩn từ xe đẩy bán với giá 2.000 đồng/trái. Khoảng 16g hằng ngày, bà Dung sử dụng xe máy chở những bao dừa đã uống chỉ còn vỏ và cơm về góc đường Trần Quốc Toản, Q.3. Tại đây, bà và nhân viên ngồi bóc tách cơm dừa, vừa bán mứt dừa thành phẩm.
Ngày 16/1, bà Dung cùng hai phụ nữ tập kết hàng loạt bao dừa phế thải. Nhiều trái dừa đã bốc mùi chua được bà Dung đổ thẳng từ bao thu gom xuống lề đường. Không ít trái dừa bị bể, cơm dừa dính đầy đất bụi được bà dùng giấy vệ sinh lau sơ sài. Nhiều trái dừa được bổ ra tách lấy cơm đã mốc, kiến bám đầy. Theo tìm hiểu, mỗi ngày bà Dung thu gom về "lò" được khoảng vài trăm quả dừa. Sau khi nạo dừa ở lề đường Trần Quốc Toản, bà Dung mang dừa về nhà tiếp tục chế biến.
Người ăn có thấy đâu mà sợ!
Ngày 2/1, chúng tôi tiếp cận lò sản xuất mứt tết Phước Thành (199 Xóm Đât, Q.11). Lúc này trời mưa lớn. Ngay ven đường, hàng loạt thùng phuy nhựa loại lớn ngâm đầy nguyên liệu làm mứt. Xác ruồi nhặng nổi lềnh bềnh trên mặt thùng. Cơm dừa cắt thành sợi được các công nhân ở đây ngâm vào một thùng vôi đặc quánh. Bên trong cơ sở, bốn công nhân nữ tay trần đang tráng đường cho mứt. Một công nhân tên Phương cho biết: "Phải ngâm nhiều vôi cho nó mềm".
Trưa 16/1, chúng tôi tiêp tục tiếp cận các công đoạn chế biến của cơ sở này. Lúc này ông Phương, nhân viên cơ sở, đang hì hục vớt bí từ các thùng nhựa. Khoảng 10 phút sau, ông Phương nghiêng thùng đổ tháo nước vôi xuống miệng cống ven đường. Số nguyên liệu mứt bí còn sót lại trong thùng chảy tràn ra miệng cống. Ông Phương nhanh chóng móc từng miếng bí đang mắc kẹt ở miệng cống hôi thối thản nhiên đem bỏ lại vào thùng nguyên liệu chờ tẩm đường.
Theo tìm hiểu, lò bà Thu trên đường Bùi Minh Trực (P.2, Q.8) là nơi chuyên cung cấp cơm dừa cho cơ sở Phước Thành. Tại đây, dừa được làm khá mất vệ sinh. Hàng trăm trái dừa khô, dừa non được sáu công nhân hì hục móc cơm và quẳng xuống vỉa hè lấm lem đất cát. Cạnh đó, những thùng nước dừa bẩn để cạnh đống vỏ dừa ruồi nhặng bám đầy. Được biết, mỗi ngày lò của bà Thu bán khoảng 4-5 tạ cơm dừa cho một số cơ sở làm mứt với giá 32.000-38.000 đồng/kg. Bà Thu thường bỏ mối khoảng 160kg dừa cho cơ sở mứt Phước Thành mỗi ngày. Sau khi chế biến xong, cơ sở Phước Thành cho đóng thành gói với thương hiệu mứt dừa "Phước Thành" để bỏ mối cho nhiều đại lý, cửa hàng trên địa bàn TP. Trước đây, cơ sở này đã nhiều lần bị kiểm tra, xử phạt, thậm chí tạm đình chỉ hoạt động nhưng đến nay vẫn ngang nhiên chế biến "mứt bẩn" công khai bên lề đường.
Tại khu cư xá Đường sắt (P.1, Q.3), nơi chuyên sản xuất các loại mứt me, mứt mãng cầu, cũng có không ít cơ sở chế biến "siêu bẩn". Khắp các con hẻm Bàn Cờ chật chội, nhiều đống me được đổ ngay cạnh miệng cống bốc mùi hôi thối. Hầu hết các con hẻm nhỏ ở đây được tận dụng tối đa làm chỗ sản xuất mứt tết. Bà Nguyệt, một người làm mứt thủ công tại cư xá, cho biết: "Do nhà chật chội nên tụi tui phải mang mứt me ra hẻm làm cho tiện. Người ăn có nhìn thấy đâu mà sợ".
Tại căn nhà chưa đầy 15m2 của bà Thu cạnh một con hẻm của lối vào cư xá, ba thanh niên cởi trần, tay không nhào nặn từng mẻ mứt mãng cầu. Phía dưới là nền gạch bông nhớp nháp đất cát, vỏ me, các vật dụng thau chậu. Ba thùng ngâm nguyên liệu làm mứt loại lớn được bà Thu đặt ngay bên con hẻm. Loại mứt mãng cầu chế biến ở đây được đóng gói ngay bên lề đường và bán lẻ cho các điểm bán mứt tết ở những khu lân cận. Cơ sở của bà Thu đã bị đoàn kiểm tra liên ngành Q.3 xử phạt nhiều lỗi về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng sau đó lại tiếp tục sản xuất.
Theo Nhóm PV CTXH (Tuổi trẻ)
Quan xã mở tiệc cưới trong khu thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực Nhiều khách mời đều khá bất ngờ khi nhận thiệp mời đám cưới con của ông Lâm Văn Hùng, bí thư Đảng ủy xã An Nhựt Tân (Tân Trụ, Long An) ghi rõ địa điểm tổ chức là khu thờ anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Di tích vàm Nhựt Tảo gắn liền với chiến tích vang dội khi vị anh hùng...