Kính ‘hàng hiệu’ 20.000 đồng ‘đại náo’ Hà Nội
Bắt đầu từ 2 cửa hàng ở Đại La, rất nhiều cửa hàng kính “hàng hiệu” 20.000 đồng đã mọc khắp Hà Nội.
“Đại náo” Hà Nội
Cách đây gần 2 tháng, người tiêu dùng phía nam Hà Nội xôn xao với hai cửa hàng kính “hàng hiệu” giá chỉ từ 20.000 đồng xuất hiện tại ngã tư Đại La – Trường Chinh – Vọng (Hai Bà Trưng). Hai cửa hàng này bán kính từ rất lâu nhưng chỉ thực sự được chú ý khi bán với giá siêu rẻ.
Không chỉ treo băng rôn quảng cáo ấn tượng, để gây chú ý hơn nữa, một trong hai cửa hàng thậm chí còn bày hàng tràn ra vỉa hè. Khách chỉ cần đậu xe, chọn mua hàng trong chốc lát rồi đi mà không cần bước vào cửa hàng.
Điều đáng nói, không lâu sau khi hai cửa hàng này ít nhiều gây được chú ý, rất nhiều cửa hàng khác trên khắp Hà Nội cũng bắt chước, rầm rộ treo biển quảng cáo bán kính siêu rẻ giá chỉ từ 20.000 đồng. Có nơi “đắt đỏ” hơn khi “niêm yết” giá khởi điểm là 30.000 đồng.
Địa bàn hoạt động của các cửa hàng này khá rộng. Khách hàng nào mê kính “hàng hiệu” siêu rẻ có thể dễ dàng tìm cho mình một điểm đến ở các phố lớn như Bạch Mai, Đại Cồ Việt, Tôn Đức Thắng, Xã Đàn,… Các cửa hàng kiểu này thường treo những băng rôn đỏ chói thu hút sự chú ý của người qua đường. Thậm chí, có nơi còn khẳng định sẵn sàng trả lại hàng nếu có nơi khác bán rẻ hơn.
Video đang HOT
Kính siêu rẻ đang được bày bán khắp Hà Nội
Học theo cửa hàng L.A ở ngã tư Đại La, một số cửa hàng khác cũng bày bán tràn xuống vỉa hè để dễ tiếp cận khách hàng. Không rõ dịch vụ này bán chạy tới đâu nhưng người ta vẫn tin chủ cửa hàng có thể ăn nên làm ra khi lúc nào các quầy hàng cũng có vài nhân viên bán hàng.
Theo bảng “niêm yết”, giá kính thường bắt đầu từ 20.000 đồng hoặc 30.000 đồng trở lên nhưng muốn mua được sản phẩm bắt mắt một chút, khách hàng thường chọn loại kính giá 50.000 đồng hoặc 80.000 đồng.
Theo quan sát của phóng viên VTC News, tại một số “điểm nóng” như Đại La, Tôn Đức Thắng, kể cả trong hay ngoài giờ hành chính, khách lui tới khá đông. Còn tại Bạch Mai, Đại Cồ Việt, lượng khách ít hơn và thường tập trung ngoài giờ hành chính.
Nhân viên tại các cửa hàng này hầu hết là nam và đều rất khéo miệng. Anh Thuận, một người bán hàng trên phố Bạch Mai nịnh khách: “Chị đeo kính này quá đẹp, cứ như sao Hollywood ấy. Kính vừa rẻ, vừa đẹp, vừa chất lượng, ai mà chẳng mê”.
Mua hàng theo mớ
Để khẳng định chất lượng sản phẩm, anh Thuận cho biết rất nhiều khách đã quay trở lại mua thêm kính lần thứ 2, thậm chí là lần thứ 3 chỉ trong vòng một tháng. Và càng lần sau, số lượng sản phẩm họ cầm về càng nhiều hơn.
“Sau khi dùng thử, nhiều khách quay lại mua tiếp. Mà họ toàn mua theo mớ thôi. Có người còn mua 10 chiếc để mang về tặng bạn bè, người thân” – Anh Thuận kể.
Có lẽ người bán hàng này đã không nói quá vì chỉ vài phút sau đó, một vị khách nữ người Nam Định đã rút ví gần 500.000 đồng để mua 8 chiếc kính râm.
“Bây giờ đang là mùa du lịch, gia đình, bạn bè tôi đi biển cũng nhiều nên tôi mua kính râm tặng họ. Giá rẻ quá nên tôi tranh thủ sắm cả lố để ai cũng có phần. Chị tính xem, nếu vào cửa hàng, chỉ cần mua kính phục vụ 3 mẹ con và bố cháu thôi cũng ngốn tiền triệu rồi” – Vị khách này tiết lộ lý do mua hàng theo “mớ”.
Khi được hỏi có lo lắng chất lượng sản phẩm không, vị khách này trả lời: “Giá chỉ từ 20.000 đồng trở lên thì lấy đâu ra hàng xịn. Nhưng chắc cũng không đến mức rởm quá chứ? Nếu sử dụng mà thấy mắt có vấn đề, tôi sẵn sàng vứt bỏ ngay”.
Chính vì tâm lý “giá rẻ, không dùng được thì bỏ” nên nhiều khách tiếp tục đến “cửa hàng kính hàng hiệu giá 20.000 đồng” mua hàng với số lượng không chỉ là một chiếc nữa. Chị Lan Lan (Minh Khai – Hà Nội), một người khách từng mua kính tại Đại Lai đã chọn một địa điểm ở Bạch Mai để mua thêm kính.
Chị Lan cho biết: “Tôi rất ngạc nhiên khi thấy dịch vụ này nở rộ nhanh tới như vậy. Những nghĩ kĩ lại thì tôi thấy điều này cũng hợp lý thôi vì trong thời điểm tiền ít mà cái gì cũng đắt đỏ như hiện nay, tìm được một mặt hàng siêu rẻ không phải dễ. Sau nhiều đợt lạm phát, 20.000 đồng đâu còn nhiều giá trị nữa. 20.000 đồng bây giờ không đủ để ăn sáng”.
Thế nên lần này chị quyết định mua thêm 3 chiếc kính nữa về cho con vừa dùng…. vừa bẻ. Chị giải thích, con chị rất nghịch, năm ngoái, bé bẻ tới 2 chiếc kính giá 350.000 đồng của vợ chồng chị. Bây giờ có kính siêu rẻ, chị mua 3 chiếc liền cho cả gia đình. Cháu mà bẻ chiếc nào, chị mua thêm chiếc ấy.
Cũng giống như nhiều khách mua hàng, chị Lan thực sự không quá quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Chị cho biết chiếc kính chị mua cách đây hơn 1 tháng ở Đại La hiện vẫn đang dùng tốt. Kính không bị hỏng và mắt chị vẫn tinh nhanh như bình thường.
Tuy nhiên, vẫn có không ít người lo lắng cho đôi mắt của bản thân và gia đình. Một vị khách nam sau khi vào xem hàng và tham khảo giá đã nhanh chóng quay ra. Bị người bán hàng níu kéo, vị khách này trả lời: “Cái gì qua loa, đại khái được chứ, đôi mắt thì không. Tôi chẳng tin hàng giá rẻ như thế mà chất lượng lại tốt. Mua về dùng có khi rước họa vào thân”.
Theo Dantri
Kính hàng hiệu Gucci, Dior giá "siêu rẻ" 100.000 đồng
Các loại kính thương hiệu nổi tiếng: Gucci, Dior, D& G,... giá chỉ 100.000 - 200.000 nghìn đồng được sản xuất và bán buôn tại một số điểm ở Thái Bình.
Kính nhái ở Lịch Động tinh vi đến mức, nếu không phải người trong nghề thì rất khó nhận ra
Khảo sát của pv cho thấy, trình độ "nhái" hoàn hảo đến mức chỉ có người trong nghề mới phân biệt được...
Trong vai chủ một cửa hàng chuyên bán kính mắt thời trang tại Hà Nội, chúng tôi tìm đến làng Lịch Động, xã Đông Các, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình để "mục sở thị" nơi được coi là "kinh đô" của các lại kính hàng hiệu.
Dọc đường làng Lịch Động, các cửa hàng kính san sát nhau. Sơ sơ có đến gần 20 cửa hiệu chuyên bán buôn bán lẻ các loại kính. Cửa hàng nào cũng bày bán các loại kính gắn mác hàng xịn có thương hiệu nổi tiếng thế giới.
Tại cửa hiệu kính Thế Nghĩa, PV được chủ hiệu nhiệt tình giới thiệu về giá cả các loại kính. Tại đây, giá kính thấp nhất là 3.000đ/chiếc, cao nhất 300.000 đồng/chiếc, nhưng đó chỉ là những chiếc kính được sản xuất theo đơn đặt hàng.
"Ở đây thương hiệu kính nổi tiếng nào chúng tôi cũng làm ra được hết. Giá kính ở đây không phụ thuộc nhiều vào mác Gucci, Dior, D&G...hay những thương hiệu nổi tiếng khác, mà phụ thuộc vào kiểu dáng và chất liệu làm ra.
Những kiểu mới được nhập về gọng làm bằng kim loại khắc mác Praza, Gucci... thường chúng tôi bán buôn chỉ chỉ 150.000 - 200.000 đồng.
Tuy nhiên các cửa hiệu tại HN nhập về sẽ bán với giá gấp 10 lần giá buôn. Một cặp kính loại này có thế bán vài triệu vì bình thường nhìn vào rất khó để phát hiện ra, phải là người rất "sành" mới phân biệt được nhờ vào so sánh độ nặng nhẹ của chất liệu mà thôi", chủ cửa hàng giới thiệu.
Theo tìm hiểu của PV gọng kính, mắt kính hầu hết được nhập từ Trung Quốc về với giá khó có thể tin được: tất cả đều được bán theo lô. Có hai dòng kính: dòng kính chợ, 1.500 -2.000 đồng/ cặp mắt; 4.000-5.000 đồng/gọng. Vị chi, một chiếc kính thành phẩm trị giá xấp xỉ chục ngàn đồng.
Dòng kính "cao cấp" giá có nhỉnh hơn: 25.000 - 30.000 đồng/cặp mắt; 30.000-40.000 đồng/gọng. Mác, nhãn hiệu, giá... được dán sau cùng.
Từ những thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Solex, Okey, Ray-ban, kính "Kơn"... cho tới những nhãn mác lạ hoắc: Hua Fang, Huida, Gokon, Shengmyia... Gần đây, thợ kính Lịch Động có thêm công nghệ "bắn" chữ chìm trên mắt thuỷ tinh, tinh xảo đến mức "dân chơi" cũng không thể phân biệt được với hàng hiệu "xịn".
Lịch Động không phải là nơi sản xuất kính, chỉ thực hiện công đoạn nắn, mài, lắp... thành những cặp kính hoàn chỉnh. Được cái thợ kính Lịch Động có tay nghề rất khéo, chỉ trong ba phút một thợ kính có thể ráp xong một "con" kính dù cắt, giũa, mài, bắt vít, nắn... đều bằng những công cụ rất thô sơ như kìm, giũa, tuavit... cùng với cái môtơ gắn đá mài.
Sau đó thành phẩm được đổ cho những người bán lên nằm vùng ở khắp các tỉnh, hoặc tự mang lên Hà Nội bán theo kiểu "mua tận gốc, bán tận ngọn". Những chiếc kính sau khi lắp trông "sang" không thua gì kính "xịn".
Dân buôn kính có thể "nhìn mặt khách" mà "bắt túi tiền". Cho nên một chiếc kính có thể "thượng vàng" lên vài ba trăm ngàn, nhưng cũng có thể "hạ cám" xuống chỉ 15-20 ngàn đồng. Trung bình một ngày, một xưởng lắp kính có thể cho ra đời từ 4-5 trăm cặp kính, lực lượng lao động chủ yếu là những em nhỏ.
"Chất liệu mắt kính chủ yếu là meca( Acrylic), thuỷ tinh không chuyên dùng hoặc không đạt tiêu chuẩn làm mắt kính. Chính vì thế có loại kính được lắp bằng phương pháp khoan ghép chỉ có thể giữ được khoảng 1 - 3 tháng là kính có dấu hiệu bị rạn, nứt và biến dạng kiểu dáng.
Loại như vậy kiểu dáng đẹp, bắt mắt nhưng gây nguy hiểm nên các đại lý ở đây đều đặt theo từng đợt bán hết rồi mới lấy chứ không dám nhập ồ ạt về" một thợ chuyên làm kính cho biết.
Gần đây thợ kính Lịch Động còn được trang bị thêm "thủ pháp" bắn chữ chìm trên mắt kính thủy tinh mà không thể xóa được. Nhờ vậy, những kính hàng giả hiệu được bắn những dòng chữ Gucci, Solec... nhỏ li ti, sắc nét và tinh xảo không kém gì hàng "xịn".
Theo một lãnh đạo xã Đông Các thì hiện tại, Lịch Động có khoảng hơn 2.000 hộ, già nửa trong số đó đã mở cơ sở làm kính, như thế mỗi ngày có hàng ngàn chiếc kính Lịch Động được xuất xưởng. Khắp Bắc-Trung-Nam, đâu đâu cũng có cửa hàng kính của người Lịch Động. Nhiều "đại gia" sở hữu đến gần chục cửa hàng kính mắt lớn trong Nam, ngoài Bắc.
Ông Nguyễn Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Các, cho biết:: " Những người làm kính ở Lịch Động chủ yếu là làm ăn tự phát, không đăng ký kinh doanh nên UBND xã không thể quản lý chính xác. Những thợ làm gia công, làm nhái rồi sau đó trở thành người kinh doanh kính.
Người Lịch Động chủ yếu nhập gọng kính, mắt kính của Trung Quốc về lắp ráp lại theo mẫu mã, thị hiếu thị trường, đa phần theo các nhãn hiệu nổi tiếng.
Cũng có một số rất ít gọng và mắt kính thật được nhập từ Hàn Quốc, Đức, Tiệp... nhưng đó chủ yếu là theo những đơn đặt hàng cá nhân nên số lượng rất ít... Cũng vì thế mà chất lượng, số lượng các sản phẩm kính này cũng khó mà kiểm soát được".
Vì khó kiểm soát nên kính giả, nhái sản xuất tại Lịch Động ngang nhiên có mặt khắp nơi, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Không những thế, khiến nhiều người phải bỏ ra số tiền vài triệu đến vài chục triệu để rồi mua phải hàng nhái.
Theo Th.s Lê Mạnh Đức, Trưởng khoa mắt - Bệnh viện Bưu Điện: Kính chưa được kiểm tra chất lượng sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng. Sau một thời gian sử dụng kính sẽ bị biến chất mà mắt thường không phát hiện được, nó làm mắt người đeo phải điều tiết liên tục, dẫn đến các tật về mắt như: cận thị, viễn thị...Ngoài ra, nếu việc mài lắp kính không chuẩn, kết hợp với mắt kính không đạt chất lượng... sẽ ảnh hưởng đến thị giác.
"Những chiếc kính được làm bằng vật liệu kém chất lượng, dưới ánh nắng mặt trời, mồ hôi phần viền mắt tại vị trí đeo kính sẽ khiến các lớp hóa chất phủ trên bề mặt kính "hoạt động". Do tác động của bụi bẩn, chúng gây ra nhiều tác hại cho mắt của những người có cơ địa yếu như đau mắt, rát mắt, dị ứng, mẩn ngứa...
Ngoài ra, hầu hết những chiếc kính kém chất lượng này không có tác dụng tránh ánh nắng mặt trời và cản tia UV(tia cực tím). Chúng khiến người sử dụng dễ bị lóa, chói, chóng mặt, nhức đầu; nặng hơn có thể gặp các bệnh như bỏng võng mạc, viêm giác mạc... " Th.s Lê Mạnh Đức nói.
Theo xahoi
Những mặt hàng giá từ 10.000 đồng "nóng" hầm hập Trong bối cảnh kiếm tiền ngày càng khó khăn, những mặt hàng có giá siêu rẻ nhận được sự quan tâm lớn từ người tiêu dùng. Đồ gia dụng giá 10.000 đồng Cuối tháng 5, một góc phố Nguyễn Lương Bằng trở nên đông đúc khi khách hàng ùn ùn kéo tới sắm đồ gia dụng với giá siêu rẻ, chỉ 10.000 đồng/sản...