Kinh hãi với những núi rác khổng lồ trên bãi biển Đà Nẵng sau bão
Sau bão số 13, các bãi biển ở Đà Nẵng ngập tràn rác thải các loại. Lực lượng chức năng thành phố đang nỗ lực để sớm làm sạch các bãi biển.
Rác ngập tràn ở bãi biển Mân Thái, Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Video: Nguyễn Thành
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực bãi biển Mân Thái (quận Sơn Trà) một khối lượng rác khổng lồ do sóng biển đánh vào bờ, chất thành những đống lớn.
Rác thải các loại chất cao khiến bãi biển trở nên nhếch nhác, ô nhiễm.
Sở Tài Nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng cho biết, đang huy động lực lượng dọn dẹp môi trường các khu vực bãi biển sau bão từ ngày 17 đến ngày 22/11.
Đống rác lớn trên bãi biển tan hoang sau bão.
Những bãi cát sạch đẹp nay thay bằng những bãi rác lớn. Khối lượng rác tấp vào các bãi biển ở Đà Nẵng sau bão số 13 là rất lớn.
Rác tràn ra sát mép nước, tiếp tục bị sóng đánh lên bờ.
Khung cảnh ngập rác sau bão, khiến các bãi biển Đà Nẵng mất mỹ quan, ô nhiễm.
Một khu vực bãi biển dọc đường Nguyễn Tất Thành tràn ngập rác sau bão số 13.
Một bãi rác khổng lồ hình thành sau bão số 13 ở khu vực bãi biển đường Nguyễn Tất Thành.
Công nhân và phương tiện được huy động để sớm làm sạch lại các bãi biển sau bão số 13.
Sau bão, ngoài rác thải, nhiều khu vực bãi tắm đẹp nổi tiếng của Đà Nẵng bị sóng đánh xói lở, hư hỏng nhiều hạng mục.
Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết: sẽ làm báo cáo gửi cơ quan chức năng thành phố xem xét, phê duyệt, để tiến hành khắc phục theo đúng trình tự.
Tin khẩn cấp cảnh báo các vùng nguy hiểm do ảnh hưởng bão số 13
Hiện nay bão số 13 đang hoạt động trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Dự báo vùng biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ) có mưa bão, gió mạnh cấp 9, giật cấp 12, biển động rất mạnh.
Trung tâm khí tượng Thủy văn Quốc gia cập nhật lúc 10h15, cho biết, vị trí tâm bão (lúc 10 giờ ngày 15/11) khoảng 17.3oN; 107.0oE, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Trị.
Sức gió mạnh nhất: Cấp 9 (75-90km/h), giật cấp 12.
Dự báo trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20km/h.
Tin cảnh báo mưa dông, gió mạnh và sóng lớn trên biển
Hiện nay bão số 13 đang hoạt động trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế.
Dự báo trong ngày hôm nay (15/11), vùng biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Cồn Cỏ) có mưa bão, gió mạnh cấp 9, giật cấp 12, sóng biển cao 3-5m; biển động rất mạnh.
Vùng biển Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả huyện đảo Bạch Long Vĩ) có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy; gió Đông Bắc mạnh cấp 7, có lúc cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2-4m, biển động mạnh.
Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao 2-4m, biển động.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1; riêng vùng biển từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng: Cấp 3.
Tin không khí lạnh
Hiện nay (15/11), nhiêu đông gio Đông đang hoạt động mạnh dần lên.
Dự báo: Từ nay đến ngày 16/11, do anh hương cua không khi lanh kêt hơp vơi nhiêu đông gio Đông sau bao sô 13 nên ơ cac tinh Băc Bô co mưa, co nơi mưa vưa, mưa to.
Từ nay đến ngày (16/11), ơ cac tinh Băc Bô va Băc Trung Bô trơi lanh, co nơi trời ret vơi nhiêt đô thâp nhât ơ vung đông băng phô biên 17-20 đô, vung nui 15-17 đô, vung nui cao co nơi dươi 12 đô.
Thơi tiêt khu vực Hà Nội từ nay đến ngay 16/11: Co mưa, trơi lanh vơi nhiêt đô thâp nhât phô biên 18-20 đô.
Di dời 324.780 người đến nơi an toàn
Báo cáo nhanh về công tác phòng chống thiên tai của Văn phòng Ủy ban Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, tinh đên 7h ngày 15/11, các địa phương từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi đã triển khai công tác di dời tông công 93.795 hộ/ 324.780 người đến nơi an toàn.
Trong đó, Hà Tĩnh: 3.616 hộ/12.486 người; Quảng Bình: 14.259 hộ/ 47.372 người; Quảng Trị: 13.470 hộ/ 39.725 người; Thừa Thiên Huế: 22.348 hộ/73.940 người; Đà Nẵng: 16.135 hộ/ 78.544 người; Quảng Nam: 23.687 hộ/ 71.840 người; Quảng Ngãi: 280 hộ/873 người.
Cũng theo báo cáo của các địa phương, thiệt hại ban đầu do bão số 13 như sau: 05 người bị thương do chằng chống nhà cửa (Quảng Trị 2, Quảng Nam 3).
Sẵn sàng ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất
Về công việc cần triển khai tiếp theo, Văn phòng Ủy ban Trung ương về phòng chống thiên tai đề nghị các bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công điện số 1597/CĐ-TTg ngày 12/11 và số 1601/CĐ-TTg ngày 14/11, trong đó tập trung một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa lũ sau bão.
Thứ hai, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, trang thiết bị ứng phó với thiên tai đặc biệt là bão, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất khi có yêu cầu.
Thứ ba, kiểm tra, rà soát đảm bảo an toàn hồ chứa, hệ thống đê biển nhất là các hồ chứa xung yếu, đã đầy nước, các khu vực trọng điểm đê điều; tiếp tục tổ chức vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện đảm bảo an toàn công trình và chủ động cắt lũ cho hạ du.
Thứ tư, kiểm tra, điều tiết giao thông đảm bảo an toàn về người và phương tiện trong thời gian bão đổ bộ và mưa, lũ sau bão.
Thứ năm, đảm bảo an ninh trật tự tại những khu vực sơ tán dân đi và đến.
Bảo đảm an toàn công trình, hạ du thủy điện
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai vừa ban hành văn bản số 190/TWPCTT gửi Bộ Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đề nghị khẩn trương, nghiêm túc triển khai đảm bảo an toàn công trình và hạ du các hồ chứa thủy điện.
Văn bản nêu rõ, trong thời gian qua, phần lớn các hồ thủy điện đã hoạt động hiệu quả, tham gia cắt lũ, đảm bảo an toàn cho hạ du.
Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng một số thủy điện, đặc biệt là các thủy điện nhỏ do tư nhân quản lý chưa thực hiện đúng các quy định về tích nước và vận hành, điển hình như trường hợp thủy điện Đắk Kar (Đắk Nông) và gần đây nhất là thủy điện Thượng Nhật (huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế) gây mất an toàn cho hạ du.
Các sự việc trên đã được phản ánh nhiều trên cơ quan thông tất báo chí cũng như sự quan tâm của các đại biểu tại nghị trường Quốc hội.
Để đảm bảo an toàn cho công trình và hạ du các hồ chứa thủy điện, trước mắt nhằm chủ động ứng phó với bão số 13 và mưa lũ sau bão, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai đề nghị Bộ Công thương, Tập đoàn điện lực Việt Nam và Ủy ban nhân dân các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện chỉ đạo các cơ quan chức năng, các chủ hồ và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp tổ chức kiểm tra, rà soát việc thực hiện các quy định về tích nước, vận hành cũng như các phương án đảm bảo an toàn công trình và hạ du hồ chứa theo quy định.
Phát hiện kịp thời và có các biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.
Đối với trường hợp vi phạm tại thủy điện Thượng Nhật, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ đạo các cơ quan liên quan theo dõi chặt chẽ việc chấp hành của chủ hồ; đồng thời xử lý nghiêm khắc theo quy định, tránh để xảy ra tình trạng tương tự.
Bão Vamco sắp đổ bộ vào miền Trung Bão số 13 (Vamco) đã tiến vào vùng biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với sức gió mạnh cấp 8-9. Các tỉnh Trung Trung Bộ đang có mưa lớn. Sáng 15/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết bão số 13 đã giảm xuống còn cấp 8-9, giật cấp 12. So với thời điểm có cường...