Kinh hãi túi nylon nguyên trạng trong bụng loài cá ‘hóa thạch sống’
Cá vây tay sinh sống trên Trái Đất từ 400 triệu năm trước nhưng đang bị đe dọa bởi ô nhiễm rác thải nhựa.
Cá vây tay, loài cá được ví như “hóa thạch sống” đang phải đối mặt với rác đại dương. Hiệp hội hành tinh xanh, tổ chức hoạt động vì môi trường ở Anh, chia sẻ ảnh chụp một con cá vây tay có túi rác mắc kẹt trong ruột hôm 8/8.
Theo tổ chức này, bức ảnh do ngư dân Indonesia chụp vào năm 2016 nhưng trước đó không được chia sẻ rộng rãi, IFL Science đưa tin.
Con cá vây tay chết với túi nhựa trong bụng. Ảnh: Twitter.
Cá vây tay nằm trong số những loài cá kỳ lạ nhất sống dưới biển sâu. Loài cá xấu xí này gần như không thay đổi trong 400 triệu năm qua, có mặt trên Trái Đất hơn 160 triệu năm trước khi con khủng long đầu tiên xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu từng cho rằng cá vây tay đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước khi phát hiện chúng bơi ở vùng nước sâu tại Ấn Độ Dương ngoài khơi Nam Phi năm 1938.
Cá vây tay Indonesia, một trong hai loài cá vây tay còn sinh sống, nằm trong danh mục loài dễ tổn thương trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Các chuyên gia bảo tồn ước tính chỉ còn 10.000 cá thể trưởng thành trong tự nhiên.
Dù không có giá trị về mặt thực phẩm, chúng rất dễ bị ngư dân bắt nhầm. Do lịch sử lâu đời và hình dáng xấu xí, cá vây tay thường được săn tìm để bán cho thủy cung nhưng mẫu vật thường không thể sống lâu trong môi trường nuôi nhốt.
Rác thải nhựa được tìm thấy ở những địa điểm xa xôi nhất trên thế giới, từ rãnh đại dương Mariana ở độ sâu gần 11.000 mét bên dưới mức nước biển đến băng Nam cực.
Đặc biệt, những hạt vi nhựa có thể bị hấp thụ vào cơ thể người. Rác thải nhựa không tự phân hủy và có thể tồn tại hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.
Theo An Khang (VNE)
Rác rưởi của con người đã tấn công đến nơi hoang dã như thế này
Cảnh một nhóm sư tử ở khu bảo tồn động vật hoang dã Nam Phi chơi đùa với túi ni lông đen khiến người xem phải suy nghĩ.
Theo Daily Mail, đây là những hình ảnh được chụp tại khu bảo tồn Sabi Sand Wildtuin ở Nam Phi.
Túi ni lông đen dường như bay vào trong khu bảo tồn từ khu nghỉ dưỡng gần đó hoặc do đàn linh cẩu bởi chúng hay đi lục thùng rác.
Trong video, một con sư tử gặm núi ni lông đen rồi nhảy lên cây với món đồ chơi mới.
Sư tử gặm túi ni lông đen trong khu bảo tồn ở Nam Phi.
Hai con sư tử khác tham gia vào cuộc chơi. Một con sư tử nhỏ hơn tìm cách giật túi ni lông từ đồng loại và chúng truy đuổi nhau đến khi rời khỏi ống kính camera.
Đây là những hình ảnh do nhà quay phim về động vật hoang dã Rob the Ranger ghi lại. Rob nói anh đợi cho đến khi nhóm sư tử rời đi để lấy lại túi ni lông đen và đem bỏ vào thùng rác.
"Gió thổi mạnh trong những ngày qua đem những thứ không hay ho đến khu bảo tồn", Rob nói.
Nếu nuốt phải túi ni lông, các loài sinh vật có thể bị đe dọa đến tính mạng.
"Khách du lịch không thể trực tiếp vứt rác ở đây. Đó có thể là do linh cẩu hoặc gió thổi đến nơi này từ khu nghỉ dưỡng gần đó", Rob giải thích.
"Tất cả các khu nghỉ dưỡng đều cam kết hạn chế rác thải nhựa nên điều này xảy ra là bất thường".
Châu Phi hiện chỉ còn khoảng 20.000 sư tử sống ở môi trường hoang dã so với 200.000 con cách đây 100 năm.
Đây là những hình ảnh nhức nhối mới nhất trong vô số những hình ảnh trên khắp thế giới về nạn xả rác, đặc biệt là rác thải nhựa, một cách bừa bãi của con người.
Theo Danviet
Choáng: Mỗi ngày Hà Tĩnh thải ra môi trường gần 50 tấn rác ni lông Trong môi trường tự nhiên, nilon phải mất 200 - 500 năm mới phân hủy, gây nên hiện tượng ô nhiễm nặng nề và đang trở thành vấn nạn trên địa bàn Hà Tĩnh. Hầu hết rác thải nilon ở Hà Tĩnh lẫn lộn với rác thải sinh hoạt, chưa được phân loại. Tiện dụng, giá thành thấp nên người dân thường có...