Kinh hãi sống cùng bom mìn
Từ khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát vào mùa hè năm ngoái, bom mìn vẫn còn rải rác mà không được thu dọn.
Hình ảnh gia đình Fadel Nassir sống cùng quả bom 1 tấn – Ảnh chụp màn hình tờ Independent
Những người tị nạn trở về nhà và phải chấp nhận sống cùng những quả bom có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào, theo tờ Independent.
“Nếu không trở về đây, chúng tôi phải sống ở đâu?”
Gia đình của Fadel Nassir, một công chức người Israel, đã trải qua 7 tháng sống trong hồi hộp với quả bom dài hơn 3 m, nặng hơn 1 tấn của quân đội Israel thả lại chiến trường. Nhưng đến hôm nay, quả bom đã được di dời, tờ Independent đưa tin ngày 23.3
Đại gia đình Fadel Nassir gồm 18 thành viên, nhỏ nhất là cháu gái 2 tuổi và lớn nhất là cụ bà 64 tuổi. 18 người phải sống trong một ngôi nhà đầy những hố to, lởm chởm dưới nền đất.
“Khi chúng tôi quay về nơi này vào tháng 8 năm ngoái, nhiều người đã bảo quá mạo hiểm với tính mạng. Nhưng nếu không trở về đây, chúng tôi phải sống ở đâu? Trước cuộc chiến, căn hộ chung cư có giá 150 hoặc 200 USD/tháng, nhưng nay đã lên đến 600 USD”, ông Fadel Nassir cho biết.
Video đang HOT
Đội ngũ nhân viên của Ahmed Miat đang đào hầm, gỡ bom – Ảnh chụp màn hình tờ Independent
Cả gia đình luôn phải sống trong nỗi sợ hãi nơm nớp về quả bom trong suốt 7 tháng cho đến khi cầu cứu được Ahmed Miat, một chuyên gia về bom mìn. Đội ngũ kỹ sư của Ahmed Miat đã mất 13 ngày để đào hầm kéo quả bom đi. Sau đó, họ còn mất 3 tuần bảo trì đường hầm để không làm sập ngôi nhà
Ông Miat cho biết nhà máy của ông cũng bị phá hủy trong cuộc chiến, thiệt hại đến 250.000 USD. Tuy tình hình tài chính hiện tại khó khăn nhưng ông vẫn muốn giúp đỡ nhiều trường hợp tương tự như gia đình Fadel Nassir. Ông đã từng cầu cứu Liên Hiệp Quốc nhưng không có phản hồi nào.
Hình ảnh bom nổ trong đợt xung đội ở dải Gaza hè 2014 – Ảnh: AFP
“Giấu bom để làm đám cưới”
Gia đình của Mohammed Abu-Ajwa, có 24 thành viên, trở về nhà sau cuộc chiến, với cảnh tượng tường nhà bị phá hủy, bom mìn rải rác. Trận chiến cũng đã cướp đi một người thân trong gia đình Abu-Ajwa.
Cách đây 10 ngày, Mohammed đã phải chôn một quả bom dưới nền nhà để chuẩn bị cho đám cưới của một thành viên trong gia đình. Tiệc cưới lên đến 800 khách và rất ít người biết trong nhà gia chủ có bom. Mohammed cho biết, “dĩ nhiên chúng tôi không nói cho mọi người biết, nếu không họ sẽ không đến”.
Gia đình của Mohammed cũng đã cầu cứu đến chuyên gia bom mìn Ahmed Miat. Ông Miat cho biết trường hợp quả bom ở nhà Mohammed rất phức tạp, cần tốn nhiều tiền và nhân lực. “Tôi nghĩ nên xây dựng lại nhà máy của mình, nhưng điều này không khả quan vì chiến tranh chẳng bao lâu sẽ trở lại”, ông Miat cho hay.
Cuộc chiến ở Dải Gaza vào mùa hè 2014 đã phá hủy hơn 100.000 ngôi nhà, đẩy hơn 400.000 người vào tình cảnh vô gia cư. Một chương trình tái thiết cơ sở vật chất trị giá 5,4 tỉ USD đã được tiến hành dưới sự tài trợ của Liên Hiệp Quốc. Nhưng kết quả của chương trình đã không đạt được gì ngoài việc thất thoát tiền bạc, nguyên liệu… , theo tờ Independent.
Huỳnh Mai
Theo Thanhnien
Phát hiện bom hơn 200 kg tại Hải Phòng
Đào đường nước tại chân cầu Niệm (quận Kiến An), đơn vị thi công tá hỏa phát hiện một quả bom do Mỹ sản xuất còn nguyên ngòi nổ và thuốc nổ.
Ngày 6/3, Trung tá Phạm Hồng Thuất, Trưởng ban Công binh (Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng) cho biết, quả bom nặng 500 pounds (hơn 227 kg) tại chân câu Niệm, phía phường Lãm Hà, quận Kiến An đã được lực lượng công binh di dời an toàn.
Lực lượng công binh Hải Phòng tìm hiểu về quả bom.
Khoảng 16h ngày 4/3, khi đang làm đường nước để phục vụ sửa chữa cầu Niệm, đơn vị thi công thuộc Ban quản lý các công trình giao thông Hải Phòng đã phát hiện ra quả bom nằm sâu dưới đất gần một mét.
Theo trung tá Thuất, đây là bom Mỹ sót lại sau chiến tranh, còn nguyên ngòi nổ; lượng thuốc nổ bên trong là gần 100 kg. Quả bom nằm ở khu vực đông dân cư sinh sống, cách chân cầu Niệm 3 m.
Quả bom được đưa lên xe ôtô chuyển về nơi xử lý bom mìn tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.
Nhận được tin báo, lực lượng công binh (Bộ Chỉ huy quân sự thành phố) có mặt di dời quả bom về nơi xử lý bom mìn tại huyện Thủy Nguyên. Đến ngày 5/3, quả bom đã được xử lý an toàn, trả lại mặt bằng cho đơn vị thi công.
Trong năm 2014, lực lượng công binh Hải Phòng đã xử lý thành công 3 quả bom có trọng lượng tương đương, trong đó một quả nằm tại luồng hàng hải ra vào cảng Hải Phòng...
Theo VnExpress
Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn được thành lập Sáng 12/11, Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (VNASMA) được thành lập với nòng cốt là các cựu tướng lĩnh quân đội từng lăn lộn qua nhiều chiến trường. Đây là tập hợp các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia nhằm góp phần giảm thiểu, tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom...