Kinh hãi những loài rắn cực độc đang được nuôi tại Việt Nam
Loài rắn độc nhất và được xem là ‘con cưng’ của trại rắn Đồng Tâm lớn nhất Việt Nam là loài hổ mang chúa. Ngoài ra đây cũng là nơi nuôi dưỡng và trưng bày rắn cạp nong, cạp nia, rắn lục đuôi đỏ,… quý hiếm.
Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) hiện là trang trại rắn lớn nhất ở Việt Nam nuôi hơn 400 loài rắn các loại từ cực độc đến hiền lành. Rắn được nuôi trong trang trại rộng hơn 12 ha chủ yếu để lấy nọc phục vụ nhu cầu điều trị trong nước và xuất khẩu với hơn 50 loài rắn độc khác nhau.
Trong đó có những loài cực độc và quý hiếm như hổ mang chúa – được xem như “con cưng” của trại. Hổ mang chúa (rắn hổ mây) được xem là loài rắn độc lớn nhất thế giới, có thể dài đến 5 m và nặng gần 20 kg và cho nọc cực độc.
Một tiêu bản hổ mang chúa được xem là “công thần” của trại được đặt ở vị trí trang trọng trong bảo tàng, nó sống tới 18 năm, dài 4,3m và nặng hơn 20kg. Trong suốt 18 năm được nuôi, rắn hổ mang chúa này cho kỷ lục với 72 lần với 72 ml nọc độc.
Nọc độc của hổ mang chúa có thể gây liệt và tử vong rất nhanh, với trung bình mỗi 1 mg có thể giết chết 160 người. Hiện trại rắn Đồng Tâm nuôi hàng chục cá thể rắn hổ mang chúa để bảo tồn, nghiên cứu và điều chế huyết thanh trị rắn cắn.
Một trong những loài rắn cực độc khác được nuôi tại Việt Nam là hổ mang, hay còn gọi là hổ đất, hổ mang bành… thường được tìm thấy ở miền Tây.
Loài rắn này cực kỳ hung dữ và dễ bị kích động, tấn công cả con người lẫn các loài động vật lớn.
Trại Đồng Tâm cũng là nơi nuôi dưỡng và phát triển rắn hổ mèo hay còn được gọi là hổ mang Đông Dương. Môi trường sống của nó bao gồm vùng đồng bằng, đồi núi, đồng bằng, và đất trồng cây hay rừng rậm và đôi khi lạc vào các khu dân cư để kiếm ăn.
Giống như hầu hết rắn hổ phun nọc khác, vết cắn của loài rắn này có khả năng gây tử vong cho một người trưởng thành. Thậm chí nếu nhiễm độc vào mắt mà không được sơ cứu kịp thời sẽ mù vĩnh viễn chỉ sau vài giờ.
Bộ đôi rắn cạp nong – rắn cạp nia quý hiếm hiện cũng đang được nuôi dưỡng và trưng bày tại khu nuôi rắn độc, trại rắn Đồng Tâm. Loài rắn này sinh sống chủ yếu ở vùng gần đồi núi hoặc các đồng lúa, khá gần con người.
Trong khi rắn lục đuôi đỏ cũng là nỗi khiếp sợ của người dân các tỉnh miền Trung khi chỉ trong vài năm đã có hàng trăm người bị loài rắn độc này lẻn vào gần khu dân cư tấn công.
Tại trại rắn Đồng Tâm, hàng trăm rắn lục đuôi đỏ đang được nuôi dưỡng để sản xuất huyết thanh và làm thức ăn cho rắn hổ mang chúa.
Tại Việt Nam, loài rắn biển hay đẻn biển chủ yếu phân bố từ vùng biển miền Trung và miền Bắc. Hiện loài rắn độc này đang được nuôi dưỡng và trưng bày tại trại Đồng Tâm.
Ngoài những loài rắn cực độc đang xuất hiện tại Việt Nam, trại Đồng Tâm còn nuôi rất nhiều loài rắn khác hiền lành “thả tự do” trên các cây xanh như rắn ráo, lục đầu kim, bông súng…
Một số loài rắn ưa sống nơi ẩm ướt, nhiều nước như rắn ri cá, rắn nước, rắn gáo…
Trại rắn Đồng Tâm nơi lưu giữ hàng ngàn cá thể rắn quý hiếm có 1 không 2 ở Việt nam. Nguồn: THTG
Hòn đảo cấm con người đặt chân đến bởi có hàng nghìn con rắn cực độc cùng những cái chết bí ẩn không lời giải đáp
Đảo Ilha da Queimada Grande hay còn được biết đến với tên gọi Đảo rắn là một nơi nguy hiểm bậc nhất thế giới bởi rắn độc có ở khắp nơi tại đây.
Cách bờ biển São Paulo, Brazil, 40km là một hòn đảo hoang vắng mà không một người dân địa phương nào dám bén mảng tới. Ở đây tồn tại một lời đồn rằng từng có một ngư dân dám đi đến gần bờ của hòn đảo và vài ngày sau, ông được tìm thấy chết trong chính chiếc thuyền mình giữa một vũng máu lênh láng. Được biết, đây cũng là người cuối cùng đến gần hòn đảo.
Hòn đảo bí hiểm này có tên là Ilha da Queimada Grande và vì nó quá nguy hiểm với tính mạng của con người nên chính phủ Brazil cũng ra lệnh cấm bất cứ ai đặt chân đến đây. Mối nguy hiểm của hòn đảo đến từ những con rắn hổ lục đầu vàng - một họ của rắn lục và là một trong những sinh vật độc nhất thế giới.
Rắn hổ lục đầu vàng.
Rắn hổ lục đầu vàng có thể dài đến hơn 45cm và ước tính có từ 2.000-4.000 con rắn sinh sống trên hòn đảo Ilha da Queimada Grande nên nó còn được biết đến với cái tên khác là đảo rắn. Loài rắn này độc đến nỗi có thể giết chết một người chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ sau khi bị cắn.
Đảo rắn giờ đây đã trở thành khu vực biệt lập nhưng trong quá khứ, từng có con người sinh sống ở đây trong một thời gian ngắn cho đến những năm 1920. Thời điểm đó, từng có tin đồn rằng người canh gác hải đăng địa phương và gia đình của ông đã bị rắn cắn chết sau khi chúng chui vào nhà qua đường cửa sổ. Ngày nay, lực lượng hải quân ghé qua ngọn hải đăng định kì để bảo trì và đảm bảo không có bất kì ai đến quá gần hòn đảo này.
Bức ảnh ngập ngụa rắn được cho là chụp ở đảo Ilha da Queimada Grande nhưng không có thông tin xác thực.
Một lời đồn khác cho rằng những con rắn cực độc ấy thực chất là do bọn cướp biển thả trên đảo nhằm bảo vệ khối tài sản được chôn tại đây. Thế nhưng, sự thật là sự hiện diện của loài rắn kia là kết quả của mực nước biển dâng cao. Đảo rắn vốn là một phần của vùng đất liền Brazil nhưng khi mực nước biển dâng cao vào khoảng 10 nghìn năm về trước, nó đã chia cắt đất liền và biến nơi đây thành một hòn đảo.
Động vật trên đảo tiến hóa khác biệt hoàn toàn với động vật trên đất liền, rắn hổ lục đầu vàng là một ví dụ. Vì trên đảo không có nhiều con mồi ngoài chim nên nộc độc của loài rắn này càng trở nên độc hơn để chúng có thể dễ dàng giết chết bất kì chú chim nào. Những loài chim địa phương đã quá hiểu về sự nguy hiểm của rắn trên đảo Ilha da Queimada Grande nên hầu hết rắn hổ lục đầu vàng đều chỉ tấn công những loài chim "ngây thơ" chọn khu vực này làm nơi nghỉ chân.
Rắn hổ lục, một họ hàng của rắn hổ lục đầu vàng, chịu trách nhiệm cho 90% trường hợp bị rắn cắn ở Brazil. Và nọc độc của họ hàng nó có thể độc hơn gấp 5 lần và nhiều khả năng đây là kết quả của việc chúng sống trên hòn đảo cô lập. Không có số liệu thống kê những cái chết gây ra bởi rắn hổ lục đầu vàng (bởi vì nơi sinh sống duy nhất của chúng bị biệt lập khỏi thế giới con người), nhưng bất cứ ai bị nó cắn có nguy cơ tử vong là 7% nếu như không được chữa trị. Thế nhưng, dù có được chữa trị thì tính mạng của nạn nhân cũng không được đảm bảo.
Với tất cả những thông tin trên về rắn hổ lục đầu vàng, Ilha da Queimada Grande chắc chắn không phải là một nơi để con người nên lui tới bởi cái chết rình rập khắp mọi nơi.
Tuy nhiên, nọc độc của rắn hổ lục đầu vàng được cho là có tiềm năng trong việc sản xuất ra thuốc chữa bệnh tim khiến nó trở thành món hàng được giao dịch ở thị trường chợ đen. Số tiền khổng lồ mà người ta sẵn sàng bỏ ra để mua nọc độc của loài rắn này khiến không ít những kẻ tham lợi liều mình để tìm đến hòn đảo Ilha da Queimada Grande.
Chồng dùng rắn hổ mang giết chết vợ vì sợ mất của hồi môn lớn Một người đàn ông Ấn Độ do lo sợ phải trả lại số của hồi môn khổng lồ nếu ly hôn đã 2 lần dùng rắn độc, một con rắn lục và một con rắn hổ mang, giết vợ mình. Sau lần đầu giết vợ bằng một con rắn lục thất bại, người đàn ông Ấn Độ đã bị bắt vì giết vợ...