Kinh hãi làm chui tại Trung Quốc
Hai tuần đã trôi qua từ ngày được cảnh sát Trung Quốc trả về nước, 9 lao động tại xã Đôn Phục, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An vẫn chưa hết hoảng sợ.
Cơn mưa rừng khiến con đường quanh co với nhiều dốc dựng đứng dài khoảng 20 km từ thị trấn miền sơn cước huyện Con Cuông vào bản Hồng Thắng, xã Đôn Phục như dài hơn. Mất khoảng 1 giờ đánh vật với chiếc xe máy, chúng tôi mới đến bản Hồng Thắng – nơi có 9 lao động làm việc chui tại Trung Quốc bị cảnh sát bắt giam vừa được trả về nước. Ngày trở về, tất cả họ đều ngậm ngùi vì rơi vào cảnh tay trắng.
Nợ nần bủa vây
Bản nhỏ nằm lọt thỏm giữa núi rừng hoang lạnh. Tiếp chúng tôi trong căn nhà san tuềnh toàng nằm ở mé chân đồi, anh Vi Văn Du (SN 1994) nhớ lại: “Tháng 2-2014, nghe mấy người trong bản rủ sang Trung Quốc làm việc với chi phí thấp, lương lại cao nên mình cũng đi. Sau khi nộp đủ tiền phí môi giới, mình cùng 8 người trong bản đón xe ra Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Đến khu vực đường biên với Trung Quốc, cả nhóm được đưa sang một xưởng sản xuất loa, đài ở tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc làm việc”.
Anh Vi Văn Du (trái) và anh Vi Văn Thiết có một thời gian làm việc chui cực nhọc tại Trung Quốc
Anh Du và 8 người khác trong bản: Vi Văn Màng, Vi Văn Điệp, Vi Văn Thuận, La Văn Tâm, Vi Văn Chung, Vi Văn Chuyền, Vi Văn Đạo, Vi Văn Thiết đều làm việc cùng một nơi, mức lương chủ hứa la 7 triệu đồng/tháng. Anh Vi Văn Thiết kể: “Tụi mình làm việc quần quật cả ngày, tối đến họ nhốt không cho đi đâu, 3 tháng nhưng chủ chỉ nuôi ăn ở chứ chưa trả cho đồng lương nào. Bất ngờ vào một đêm cuối tháng 5-2014, khi tất cả đang ngủ thì cảnh sát Trung Quốc ập vào kiểm tra. Do không ai có giấy tờ nên họ đưa tất cả ra xe chở về đồn cảnh sát nhốt”.
Sau khi bị cảnh sát Trung Quốc bắt giam 2 tháng, ngày 28-7, tất cả 9 lao động nêu trên được cho về nước. “Ngày mình về nhà, gia đình ai cũng mừng vì mọi người nghĩ chắc là cả bon đã chết do suốt mấy tháng trơi không có tin tức gì ” – anh Thiết tâm sự.
Để sang Trung Quốc làm việc, 9 lao động nay đã phải bỏ ra môi người 6-7 triệu đồng, chưa kể chi phí đi lại. Hơn 5 tháng lưu lạc ở Trung Quốc, các lao động trở về trong cảnh tay trắng, nợ nần vây quanh.
Video đang HOT
Muốn về phải “chuộc thân”
Rời bản Hồng Thắng, chúng tôi tìm đến bản Hồng Điện, bản Phúc ở xã Đôn Phục, nơi có nhiều người dân vốn đã nghèo nay lại càng đói khổ hơn khi lỡ tin lời kẻ xấu vay tiền sang Trung Quốc làm việc chui. Đó là các anh, chị: Lương Văn Thức, Lô Văn Vọng (bản Hồng Điện), Vi Thị Thê, Lương Ngọc Công, Lữ Văn Thiết (bản Phúc)…
Ông Vi Xuân Hoàng, trưởng bản Hồng Điện, thở dài: “Người dân bản nghèo khổ, dân trí thấp, thấy người ta bảo đi Trung Quốc làm ăn có tiền nên rủ nhau vay mượn để đi. Sang bên đo được một thời gian, người thì khổ cực quá không chịu được đành bỏ về, người thì bị cảnh sát bắt giam. Mấy tháng đi làm thuê cực khổ nhưng về nhà không ai có đồng nào. Nhiều người vê phải bán heo, bán bò để trả nợ tiền đóng phí môi giới vay lúc đi”.
Nhiều người sang Trung Quôc lam viêc chui, khổ cực quá muốn về nước phải nộp tiền phạt, tiền “chuộc thân”. Ông Lang Vi Đức, Chủ tịch UBND xã Đôn Phục, cho biết: “Năm 2013, bản Phúc có Vi Thị Thê, Lương Ngọc Công, Lữ Văn Thiết sang Trung Quốc làm việc trái phép. Làm việc cực nhọc quá, họ muốn về nước nhưng chưa nộp tiền phạt thì chủ không cho. Người thân của 3 lao động này đã phải vay mượn, nộp môi người 3,5 triệu đồng thì phía Trung Quốc mới thả về với gia đình”.
Tháng 2-2013, 8 người dân ở xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tinh Nghệ An cung nghe theo lời rủ rê của bà Nguyễn Thị Thìn (ngụ xã Lăng Thành) nộp 6 triệu đồng để sang Trung Quốc. Làm việc vât vả, cực nhọc tại xưởng sản xuất giay da 2 tháng chưa được nhận lương thì họ bị cảnh sát bắt giam vì cư trú bất hợp pháp. Tháng 6-2013, sau hơn 2 tháng bị bắt giam, để được thả về nước, tất cả lao động nay phải nộp phạt môi người 5 triệu đồng…
Theo Vietbao
Lời thú tội của sơn nữ bán bạn thân vào động mại dâm
Tròn 20 tuổi, Cao Thị Mơ đã trải qua 2 đời chồng và 3 lần làm mẹ. Mơ chịu không ít điều tiếng khắp cái xã miền núi vốn bình yên ấy khi mang tội mua bán người.
"Mẹ mìn" tuổi 16
Cao Thị Mơ ở xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, Nghệ An. Gia đình nghèo khó, mẹ Mơ, như bao người phụ nữ trong bản, chỉ biết lầm lũi theo chồng lên nương rồi tất bật về nhà cơm nước, giặt giũ. Bà sống lặng lẽ, chấp nhận mọi khổ đau, thậm chí khi bị chồng đánh đập, chửi bới cũng không cãi lại nửa lời. Không muốn chứng kiến mãi cảnh bố đánh mẹ, 14 tuổi, Mơ gật đầu làm vợ người ta.
Dù ít tuổi, nhưng cô gái cũng hiểu được rằng một phần lý do khiến bố mẹ lục đục là vì nghèo túng. Chồng Mơ là Vi Văn Mạo (27 tuổi, ở ngay trong bản). Mạo không biết chữ, tính cách lại chậm chạp, nên cuộc sống đôi vợ chồng trẻ khó khăn, cơm lo từng bữa.
Ở cái tuổi vui đùa, chưa phải lo chuyện cơm áo thì Mơ đã làm mẹ. Tuổi ít, người nhỏ nên dường như cô gái ấy không thể tự tay làm được những việc bình thường của một người mẹ. May thay, mẹ Mơ vì thương cô con gái, thường lặn lội sang nhà chăm sóc con và đứa cháu nhỏ. Nhưng cuộc đời trớ trêu khi đứa bé lên 2 tuổi vẫn không biết nói.
Rồi Mơ sinh đứa con thứ 2, những tưởng có thêm đứa con lành lặn, ngoan hiền, cuộc sống gia đình Mơ sẽ thay đổi, nhưng oái oăm thay, giông tố cuộc đời cũng bắt đầu từ đó. Khi bị bắt, Mơ kể lại: "Chồng em tốt bụng nhưng bố mẹ chồng lại khó tính, nhất là khi thấy đứa cháu đầu bị câm, ông bà sinh ra hắt hủi, nói em không biết đẻ con. Áp lực từ gia đình chồng, cộng với áp lực kinh tế cùng suy nghĩ trẻ con, em quyết định, để lại hai con nhỏ ra tỉnh Thái Bình làm thuê, kiếm sống".
Tại đây, Mơ được nhận vào làm tạp vụ tại một nhà nghỉ. Dù nhớ con nhưng Mơ dặn lòng, cố gắng chắt chiu để chữa bệnh cho con. Ngày làm việc quần quật, hết dọn dẹp rồi giặt giũ, nỗi nhớ cũng vơi đi nhưng đêm về, nghĩ tới hai đứa con, Mơ không tài nào ngủ được. Cùng chung nỗi nhớ đó, tại quê nhà, Mạo cũng nhớ vợ khôn xiết nên thi thoảng bắt xe ra tỉnh Thái Bình thăm. Phần vì nhớ con, phần vì công việc không phù hợp, Mơ xin nghỉ, quyết định về quê sinh sống. Biết được ý định về quê của Mơ, Phạm Thị Lĩnh, chủ nhà nghỉ Bến Thành, xã Tự Tân, huyện Vũ Thư, Thái Bình đặt vấn đề nhờ Mơ "điều gái" cho Lĩnh, mỗi người giá 2 triệu đồng.
Cao Thị Mơ tại phiên tòa xét xử về hành vi mua, bán người.
Lúc đầu Mơ kiên quyết từ chối khi biết đó là việc làm tội lỗi, nhưng vì quá cần tiền, Mơ gật đầu đồng ý. Sau đó, Mơ về bàn bạc với chồng bằng mọi cách dụ dỗ, lừa phỉnh các thiếu nữ thôn quê có thân hình cao ráo, ưa nhìn ra tỉnh Thái Bình.
Tháng 4/2010, vợ chồng Mơ tìm đến nhà hai cô gái Nguyễn Thị Hiên và Lê Thị Thương, cùng trú tại xã Thạch Ngàn (huyện Con Cuông, Nghệ An) đặt vấn đề. Phần vì nhẹ dạ cả tin, phần vì tin tưởng người trong bản, người thân của những cô gái này gật đầu đồng ý.
Sau khi bắt xe khách ra tỉnh Thái Bình, đôi vợ chồng này đã bán Hiên và Thương lấy 4 triệu đồng. Thấy việc kiếm tiền dễ dàng, cả hai tiếp tục về quê và vùng lân cận tiếp cận những cô gái khác. Trong năm 2010, Mạo tiếp tục lừa gia đình cháu Ngân (13 tuổi), ở cùng bản. Lần này, hai vợ chồng dắt cô bé đến gặp tú bà Bùi Thị Liễu. Tuy nhiên, do thấy cháu còn quá nhỏ, sẽ không đủ sức để "tiếp khách", Liễu không mua cháu Ngân. Sau vài lần nài nỉ nhưng vẫn không bán được, vợ chồng Mơ và Mạo buộc phải đưa cháu Ngân trở về địa phương.
Làm gái bán dâm khi đang bị truy nã
Công an tỉnh Nghệ An đã tiến hành điều tra, giải cứu các nạn nhân bị bán vào động mại dâm. Tại thời điểm bị bán, Hiên 15 tuổi, 5 tháng, 15 ngày; Thương 12 tuổi, 9 tháng. Với tội mua bán người, Vi Văn Mạo phải chịu mức án 12 năm tù giam. Với tội danh tương tự, Nguyễn Thị Lĩnh phải chịu mức án 3 năm tù giam. Trước đó, biết chồng bị bắt, Mơ bỏ trốn khỏi địa phương.
Sau thời gian truy bắt không có kết quả, ngày 26/11/2010, công an tỉnh Nghệ An ra quyết định truy nã đối với Cao Thị Mơ. Thông qua các nguồn tin, công an nắm được thông tin, Cao Thị Mơ đang sống lang bạt ở các tỉnh phía Bắc và hành nghề mại dâm. Từ thông tin đó, các chiến sĩ tiếp tục rà soát ở vùng biển các địa phương từ tỉnh Quảng Bình đến tỉnh Nam Định.
Sau đó, nhận được nguồn tin cho biết, Cao Thị Mơ hành nghề gái mại dâm ở bãi biển Quất Lâm (Nam Định). Mới đây, thị đã lấy chồng khác và sinh một con gái được 10 tháng tuổi. Ngay lập tức, Phòng PC52 một mặt cử tổ công tác lên đường xác minh nguồn tin, mặt khác, tiến hành vận động, thuyết phục gia đình Mơ hợp tác với cơ quan chức năng đưa Mơ ra đầu thú để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Biết không trốn tránh được pháp luật, cuối năm 2013, Cao Thị Mơ trở về và đến công an tỉnh Nghệ An đầu thú.
Khi được hỏi, biết việc làm sai trái của mình tại sao vẫn cứ vi phạm, Mơ nói: Vì em thương con, mà gia đình lại nghèo, đã thế bố mẹ chồng hay đánh đập, đuổi ra ngoài nên em mới làm liều như vậy.Mới đây, TAND tỉnh Nghệ An đã xử sơ thẩm bị cáo Cao Thị Mơ về hành vi Mua, bán người. Đi cùng với Mơ ngày hôm đó, có cả người mẹ với khuôn mặt bầm tím. "Mẹ bị bố đánh đấy", Mơ nói lí nhí khi được chúng tôi hỏi chuyện.
Trước vành móng ngựa, Mơ thành khẩn khai báo mọi hành vi phạm tội của mình.
Nhận thấy Cao Thị Mơ vì thiếu hiểu biết nên mới dẫn đến vi phạm pháp luật, bị cáo lại thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải, HĐXX tuyên phạt 5 năm tù về tội mua bán trẻ em, một năm tù về tội mua bán người. Nghe vị chủ tọa tuyên án, Mơ ngân ngấn nước mắt. Khi được tòa cho nói lời cuối cùng, bị cáo Mơ run run nói: "Em sẽ cố gắng cải tạo tốt để sớm được trở về. Chỉ sợ khi đó các con em chẳng còn nhớ tới mẹ nó nữa". Nói đoạn Mơ cúi xuống cố giấu những giọt nước mắt chực trào.
* Tên nhân vật đã được thay đổi.
Theo Pháp luật Xã hội
Thiếu nữ 'tìm' cha của cái thai 5 tháng qua công an Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3/2014, M. bị một người tên Hòa nhiều lần thực hiện hành vi giao cấu dẫn đến việc cháu có thai 5 tháng. Cơ quan CSĐT Công an huyện Con Cuông (Nghệ An) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Lê Văn Hòa về hành vi giao...