Kinh hãi, giận chồng vợ đem con trai đi chôn sống
Quá uất ức vì bị chồng vô cớ mắng chửi, khi đứa con trai thứ hai vừa lọt lòng, chị Nguyễn Thị Viết Hồng ( xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân, Phú Yên) đã nhẫn tâm chôn sống con mình. Nhưng đứa bé đã thoát chết một cách kỳ diệu.
Sức sống mãnh liệt
Bà Nguyễn Thị Mẫn, hàng xóm của nhà chị Hồng, kể lại: “Ngày hôm đó (3.4.2004), tôi cùng đám bạn cuốc cỏ mía, bỗng nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Tôi liền chạy đi tìm thì phát hiện tiếng khóc phát ra từ dưới đống lá um tùm. Lật lên thì thấy có một bé trai sơ sinh thở thoi thóp”.
Ngay sau đó, bé được đưa đến bệnh viên cấp cứu trong tình trạng tim ngừng đập, suy hô hấp, toàn thân lem luốc đất cát, núm rốn bị bám đen có dấu hiệu hoại tử, vai bị gãy xương đòn phải và mặt có nhiều vết cắn của côn trùng.
Cháu bé nặng 3,5 kg, các bác sĩ và gần chục nhân viên y tế của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Yên đã phải dùng đủ thủ thuật làm tim cháu đập trở lại. Đến bây giờ, vợ chồng anh Hậu và mọi người trong xóm cũng không dám tin vào sự thật kỳ diệu đó.
Bà Nguyễn Thị Mâm (bà nội đứa bé) kể: “Trong khi cấp cứu, tôi nghe thấy một y tá nói cháu không còn thở rồi. Nhưng khoảng 30 phút sau, các bác sĩ đã cứu cháu qua con nguy kịch. Cháu được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt cho đến khi sức khỏe phục hồi rồi ra viện”.
Các y bác sĩ trực tiếp tham gia ê kíp cấp cứu cháu bé cho rằng: “Đó là một nỗ lực đồng đội tuyệt vời, hầu hết mọi người trong bệnh viện hôm đó đều tham gia ca cấp cứu đó. Trong hai ngày cháu bị hôn mê, chúng tôi không dám chắc cháu qua khỏi. Không ai muốn một đứa trẻ đáng yêu như vậy chết đi”.
Kinh hãi, giận chồng vợ đem con trai đi chôn sống. (Ảnh minh họa)
Hơn chín năm từ khi bị me chôn sống, dù giữ được mạng sống nhưng bé Chương vẫn phải nhận lãnh di chứng ác nghiệt, khi được ra viện về nhà thì bị chứng còi cọc, chậm lớn. Đến năm 3 tuổi, Chương bị động kinh, hay bất ngờ ngã ngửa ra sau khiến chị Hồng phải bỏ cả việc làm thuê để ở nhà trông con. Đến 6 tuổi, chân tay cháu co rút, chân đi vẹo vọ.
Giờ đây, bọn trẻ trong xóm, bạn bè cùng trường vẫn thường trêu Chương là thằng khoèo, thằng ẩm ương rồi chọc ghẹo, xua đuổi mỗi khi thấy Chương xuất hiện. Mỗi lần như vậy, Chương lê bước về tới nhà thì òa khóc: “Mẹ ba ơi con không đi học nữa đâu, các anh chị hay tụt quần rồi nhốt con vào lớp, con sợ lắm”.
Lúc đó, Chương hay nói nhảm, sợ sệt, trong mơ cũng òa khóc, xin ba mẹ không phải đến trường. Chị Hồng tất tả đến lớp của con, gặp đứa trẻ nào cũng nói như van nài: “Mong các cháu thương em, đừng bắt nạt em mà tội nghiệp”. Nỗi ân hận lớn lao nhất của người mẹ lầm lỗi là đôi chân con không duỗi thẳng ra được như đứa trẻ bình thường. Mỗi khi nhìn thấy Chương khóc thét lên vì bất lực khi không bước lên nổi lên thềm nhà, chị vẫn ước ao, giá mà có thể đổi maạng sống chuộc lại lỗi lầm của mình để con được lành lặn…
Chúng tôi tìm đến nhà của vợ chồng anh Huỳnh Văn Hậu và chị Nguyễn Thị Tuyết Hồng. Đến nơi, chỉ có bé Chương ở nhà, đang chuẩn bị tập vở một cách khó khăn. Chờ hơn 2 tiếng đồng hồ, chị Hồng mới đi làm về. Sau khi nghỉ mệt, bên tách trà nóng hổi, đôi mắt ngấn lệ, chị kể cho chúng tôi nghe về chuyện buồn của gia đình.
Chồng đòi con gái, vợ chôn con trai
Năm 1998, trong một lần đi cuốc cỏ thuê, chị Hồng gặp một người đàn ông ở khác thôn nhỏ hơn mình 2 tuổi là Huỳnh Văn Hậu. Tiếng sét ái tình ập xuống, chị xao xuyến với mối tình đầu. Một năm sau, hai người làm lễ cưới giản dị, đầm ấm.
Video đang HOT
Năm 2002, đứa con trai đầu chào đời, chị ở nhà trông con, còn anh Hậu ngày đêm lên rẫy làm thuê. Tất cả tiền chi tiêu cuộc sống đều trông chờ vào đồng lương ít ỏi của anh Hậu. Dù túng thiếu nhưng gia đình luôn tràn đầy hạnh phúc. Lúc này, anh Hậu chỉ ao ước chị sinh thêm một đứa con gái cho đủ nếp đủ tẻ.
Hai năm sau, chị tiếp tục có mang. Khi siêu âm, biết mình sẽ có một đứa con gái, anh lập tức điện thoại cho họ hàng đến chia vui. Bao nhiên tiền tích lũy lâu nay, anh mở tiệc đãi bạn suốt mấy ngày. Sáu tháng trôi qua, kết quả cho thấy đứa bé là con trai, anh chạy khắp bệnh viện hỏi lại bác sĩ cho rõ.
Anh khăng khăng khẳng định: “Có nhầm lẫn gì ở đây rồi bác sĩ! Mấy lần trước siêu âm là con gái, chứ không phải là con trai. Ông xem lại đi, nó nhất định phải là gái chứ không thể là trai được. Tôi chỉ muốn có con gái thôi …”. Bản thân chị cũng bất ngờ song còn bất ngờ gấp bội trước thái độ của chồng.
Sau đó, anh Hậu chán nản sáng say chiều xỉn, không lo làm ăn, hờ hững với vợ ra mặt. Một lần, trong bàn nhậu, mấy chiến hữu rượu vào lời ra, buông lời khó nghe: “Mày vậy mà có con vợ chỉ biết sinh con trai là đồ vô dụng, bỏ quách đi cho rồi mày ơi! Như tụi tao đây nè, một trai một gái mày thấy sướng chưa”.
Từ một người hiền lành, anh Hậu cứ uống rượu vào là chửi bới, đánh đập vợ đang bụng mang dạ chửa. “Mày mà không sinh cho tao đứa con gái để bằng bạn bè trong xóm thì mày chết với tao”, anh Hậu hằn học.
Sáng ngày 2.4.2004, mặc dù đến ngày chuyển dạ nhưng chị vẫn ráng sức vác bụng bầu đi… cắt lúa. Đến gần trưa, thấy bụng đau bất thường, chị âm thầm lẩn vào ruộng mía ở gần bìa rừng để vượt cạn. Sau hơn nửa giờ gắng sức, cuối cùng một bé trai bụ bẫm đã chào đời.
Nhìn con đáng yêu, khỏe mạnh, chị định bụng sẽ dùng chiếc liềm cắt rốn cho bé rồi ẵm con về nhà. Thế nhưng, bất chợt nghĩ đến những lời hăm dọa của chồng “chỉ có việc sinh con gái mà mày còn không làm được thì đừng về cái nhà này nửa”, chị Hồng bỗng thay đổi suy nghĩ, đi vào sâu trong ruộng mía, chọn một khu đất trống rồi bắt đầu dùng liềm và cây để đào đất.
Xong việc, chị liền ẵm đứa bé đặt xuống hố và định lấp đất lại. Bỗng chị nghe có tiếng người đằng xa nên vội vàng dùng lá cây phủ lên người con để che giấu, định bụng sẽ lánh đi, chờ sáng hôm sau ra chôn cất con đàng hoàng. Trước khi đi, chị không quên đặt mấy hòn đá xung quanh để làm dấu.
Thấy con dâu về nhà với cái bụng lép kẹp cùng thái độ khác lạ, mẹ chồng chị sinh nghi, liền gặng hỏi: “Con sinh rồi à, sao không báo cho mẹ biết, vậy đứa bé đâu rồi?”. Chị không trả lời, im lặng bỏ vào giường nằm. Bà chạy theo kéo chị lại. Bất ngờ chị gào lên: “Con giết con rồi, con không muốn sống nữa. Con giết con rồi, sống mà làm gì đây mẹ ơi”.
Nói rồi, chị lao mình vào vách tường, định tự vẫn, may mà bà Mâm ngăn cản kịp. Bà la thất thanh: “Trời ơi! Mày còn là con người nữa không? Hổ dữ không ăn thịt con, sao mày nỡ giết con mày? Mày chôn nó ở đâu rồi, mày trả lời đi?”. Hồng lắc đầu không nói. Lập tức, bà Mâm tát mạnh vào mặt Hồng khiến chị bật ngửa ra sau rồi bà chạy ra ngoài ngõ, hô hoán cho mọi người biết. Và sau đó, đứa bé tình cờ được người hàng xóm tìm ra…
Theo BNDT
Ở nơi mỗi năm chết đuối một lớp học
Theo thống kê của Sở LĐTB&XH Phú Yên, tính riêng 2012 đã có đến 51 trẻ em dưới 16 tuổi bị chết đuối. Trung bình mỗi năm, ngành GD-ĐT tỉnh Phú Yên mất 1 lớp học vì tình cảnh này.
Nỗi đau xé lòng
Lúc 11 giờ ngày 19/5, tại bãi biển phường 7, TP Tuy Hòa (Phú Yên), em Dương Tiến Thành và Huỳnh Nhật Long học sinh lớp 7B, Trường THCS Nguyễn Thị Định (khu phố 2, phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa) bị chết đuối.
Bà Nguyễn Thị Bờ, phụ huynh em Thành đau đớn kể lại: "Tôi đang ở chợ. Hôm đó gần trưa, ngồi ráng bán cho hết thịt heo thì nghe tin con chết đuối. Đến nơi tôi chỉ biết nằm dài dưới cát nóng vì quá đau".
Vợ chồng bà Bờ sinh 2 đứa con 1 trai, 1 gái. Cứ đi ra khỏi nhà thì không sao, còn cứ về nhà, nhìn lên bàn thờ hương khói bà lại nhớ con. Hết ngồi lại nằm, nằm mỏi bà ra ngồi dựa lưng vào cửa thất thần.
Bãi biển phường 7, TP Tuy Hòa, 5 năm trở lại đây năm nào cũng có học sinh chết đuối
Nhà bà Bờ chỉ là một trong những trường hợp. Cách đây 1 năm, nhiều người không quên cảnh đau lòng xảy ra tại phía bờ nam sông Đà Rằng, gần chân cầu Hùng Vương (TP Tuy Hòa).
Em Châu Trần Chí Đại (11 tuổi) và Châu Trần Chí Thiên (9 tuổi), là hai anh em ruột cùng học tại Trường Tiểu học Trần Nhân Tông (TP Tuy Hòa) và một số học sinh khác rủ nhau ra sông Đà Rằng để tắm.
Trong lúc nô đùa, Thiên bị sụp hố sâu vẫy vùng. Thấy vậy, Đại nhảy xuống để cứu em và cả hai bị dòng nước cuốn trôi.
Đại và Thiên là con của vợ chồng anh Châu Đình Tiều ở khu phố 2, phường Phú Lâm (TP Tuy Hòa), là gia đình thuộc diện nghèo.
Anh Tiều lúc đó đang đi bạn đánh bắt cá ngừ đại dương nên chưa hay biết gì về sự việc đau lòng.
"Khi biết tin, tay tôi run run, khát nước mà không nhấc nổi ly, mong đến ngày quay về bờ. Đến nhà, tôi chỉ còn được nhìn thấy con qua di ảnh" - anh Tiều nói.
Trước đó, em Võ Ngọc Lành (ở xã Xuân Sơn Nam, học sinh trường THPT Lê Lợi, huyện Đồng Xuân) đi tắm sông Kỳ Lộ đoạn chảy qua thị trấn La Hai đã bị nước cuốn trôi. Gia đình và người thân đổ xô tìm kiếm. Một ngày, hai ngày rồi cả tháng cũng không thấy xác.
Gia đình lật tất cả những bụi tre sát mé sông lên mong được tìm xác em Lành, nhưng không thấy đâu.
Dọc bờ sông khói hương nghi ngút, mẹ Lành không còn nước mắt để khóc con. Sốt ruột, gia đình xuống tận miệt biển "rước" đội thợ lặn giỏi lên tìm, nhưng cũng vô vọng.
10 tháng sau, một nhóm người làm nghề đánh bắt cá phát hiện một bộ xương người vùi dưới cát lâu ngày trong lòng sông Kỳ Lộ, lập tức báo về gia đình lên nhận.
Sông Kỳ Lộ hiền hòa nhưng cũng gây ra nỗi đau cho nhiều gia đình. Ba em học sinh Lê Thị Cẩm Hân, Bùi Thị Tâm Hảo và Nguyễn Thanh Tuyền (học cùng lớp 5 Trường tiểu học Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân) rủ nhau đến nhà bạn chơi, sau đó cùng ra sông tắm và bị nước cuốn trôi.
30 thợ lặn cùng với 10 chiếc sõng câu (xuồng nhỏ) đã được huy động để tìm kiếm thi thể . Em Nguyễn Thanh Tuyền được tìm thấy trong ngày, còn 2 em Bùi Thị Tâm Hảo, Lê Thị Cẩm Hân đến ngày hôm sau mới tìm thấy xác.
Chị Xinh, mẹ của Hảo nghẹn nghèo kể, hôm đó Hảo xin phép mẹ ra xóm Đồng Hiệu chơi, ở đó gần sông nên con vừa ra khỏi cửa, chị dặn với theo là không được ra sông tắm. Con vâng dạ đâu đó, nhưng ai ngờ...
Nhà nghèo, cha của Hảo hằng ngày đi làm thuê, tranh thủ trưa, tối ra sông đánh bắt cá kiếm thêm thu nhập cho gia đình.
Cách đây 3 năm cha, ông đã bỏ mạng trong đêm cũng ở khúc sông này. Gần một năm sau, ông nội Hảo lâm bệnh hiểm nghèo qua đời. Mấy bàn thờ đặt cạnh nhau khiến căn nhà nhỏ thêm lạnh lẽo.
Nguy hiểm rình rập
Trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Phú Yên, nơi nào cũng có biển và sông suối. Chỉ tính riêng thành phố Tuy Hòa, phía Đông có biển án ngữ lại còn có sông Đà Rằng chảy xuyên qua.
Nỗi đau của một gia đình có con học trường THPT Lê Lợi (huyện Đồng Xuân) chết đuối ở sông Kỳ Lộ
Nhiều người dân sống lâu đời ở đây cho hay, biển Tuy Hòa có một hiện tượng "lạ" là trên mặt nước sóng nhỏ dập duềnh nhưng dưới đáy lúc "trở trời" xuất hiện một dòng nước chảy xiết.
Tắm biển thời điểm đó nếu sơ hở bị nước cuốn, đã có nhiều người lớn tuổi, bơi giỏi đã bị "chết hụt".
Còn sông ở Phú Yên có đặc điểm ngắn và dốc, lại nhiều thác ghềnh. Chỉ một đoạn chảy ngắn trên sông Kỳ Lộ (sông lớn thứ 2 ở Phú Yên sau sông Đà Rằng) nào là thác Rọ Heo, thác Dài, thác Lỗ Cá, thác Bằng Lăng....
Sông này còn chảy xuyên qua các vách núi đá cao dựng đứng. Vì thế trẻ con đi tắm "nhảy ùm" xuống sông là không thấy ngoi lên.
Tình trạng trẻ em chết đuối đã đến mức báo động. Ông Nguyễn Văn Thành, ở huyện miền núi Đồng Xuân giãi bày: "Đi ra đường gặp đám tang kèn trống cất lên réo rắt đến não nuột. Người đưa tang ngất lên ngất xuống trong vòng tay của người thân, hỏi ra mới biết toàn là trẻ em chết đuối".
Trước sự việc trẻ em chết đuối gia tăng, đầu năm 2012, Tỉnh đoàn Phú Yên xây dựng đề án "Tăng cường công tác truyền thông phòng, chống đuối nước và hướng dẫn kỹ năng bơi cho thiếu nhi Phú Yên giai đoạn 2011-2015".
Đề án thí điểm cho khoảng 8.000 học sinh ở 11 xã, thị trấn huyện Đồng Xuân, sau đó sẽ nhân rộng toàn tỉnh.
Đề án được ngân sách tỉnh đầu tư 150 triệu đồng để mua 2 hồ bơi mini di động đưa về từng xã tập bơi cho học sinh và tập huấn cho cán bộ tổng phụ trách đội.
"Chúng tôi đã triển khai ở 11 xã, thị trấn của huyện Đồng Xuân. Tuy nhiên, năm nay, vốn không có nên chương trình phải tạm dừng" - bà Phạm Thị Minh Hiền, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Phú Yên, cho biết.
Theo vietbao
Thực hư chuyện chôn sống trinh nữ cùng vàng ở gò Ếch Gò Ếch ở xóm Đình, Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Nội có ngôi miếu thờ nữ thần giữ của "linh thiêng cả vùng, không ai dám động đến". Có thông tin rằng một nhóm người Trung Quốc đã đào được số vàng đó, cũng có tin đồn ông chính trị viên xã đội đào được 13kg vàng... Thực hư câu chuyện thế nào,...