Kinh hãi đầu lìa khỏi cổ, môi vẫn… mấp máy cầu nguyện
Bị chặt đầu bằng gươm, hoàng hậu Anh Anne Boleyn đã khiến những người chứng kiến “hồn xiêu phách lạc” khi miệng của bà vẫn cử động cầu nguyện.
Do đầu lìa khỏi cổ nhưng môi của hoàng hậu Anne Boleyn vẫn mấp máy, có phản ứng kỳ lạ khiến các nhà khoa học thời đó không khỏi bất ngờ và quyết tâm tìm hiểu nguyên nhân thực sự của cảnh tượng hãi hùng này.
Xuất thân từ tầng lớp quý tộc, Anne Boleyn đã lọt vào mắt xanh của vua Henry VIII. Vị hoàng đế trên đã phế bỏ hoàng hậu đầu tiên và đón Anne Boleyn vào cung điện rồi khiến bà trở thành người phụ nữ quyền lực nhất ở Anh thời đó.
Tuy nhiên, sau khi trở thành vợ chồng, cuộc sống hôn nhân của hoàng hậu Anne Boleyn và vua Henry VIII gặp nhiều sóng gió, hạnh phúc của hai người dần đổ vỡ.
Sau 3 năm lên ngôi hoàng hậu, Anne Boleyn đã bị cáo buộc tội loạn luân, ngoại tình, là phù thủy. Nhiều đơn tố cáo đã gửi đến vua Henry VIII yêu cầu nhà vua xử tử hoàng hậu làm tổn hại thanh danh, uy nghiêm của hoàng tộc Anh.
Video đang HOT
Đến ngày 19/5/1536, hoàng hậu Anne Boleyn bị đem ra chém đầu vì những cáo buộc trên. Một đao phủ đến từ Calais đã sử dụng kiếm để kết thúc tính mạng của hoàng hậu Anne Boleyn.
Khi đó, đao phủ đã không sử dụng rìu – dụng cụ phổ biến để chém đầu ở Anh thời đó để hành hình hoàng hậu Anne Boleyn.
Hoàng hậu Anne Boleyn đã đi bộ một đoạn ngắn lên đoạn đầu đài rồi nói những lời cuối cùng trước khi từ giã cõi đời. Sau đó, đao phủ đã dùng kiếm chém một lần duy nhất khiến đầu của hoàng hậu xấu số Anne Boleyn rơi xuống đất.
Kế đến, tên đao phủ còn nhặt đầu của hoàng hậu lên khiến những người chứng kiến không khỏi kinh hãi khi nhìn thấy môi của bà vẫn mấp máy, lẩm nhẩm cầu nguyện.
Theo_Kiến Thức
Trụ trì chùa Bồ Đề: 'Trang bị bắt là tin bão tố với nhà chùa'
"Khi Trang bị bắt thực sự là bão tố đối với tất cả tăng, ni, phật tử nhà chùa, mọi người không ai ngờ tới lại có việc đó xảy ra, sư Đàm Lan- trụ trì chùa Bồ Đề cho biết, sau khi bảo mẫu Trang bị bắt vì hành vi mua bán trẻ em.
Như tin tức đã đưa, ngày 3/8, Công an TP Hà Nội bắt khẩn cấp Nguyễn Thị Thanh Trang và Phạm Thị Nguyệt về hành vi mua bán trẻ em. Nguyễn Thị Thanh Trang (SN 1978) là người giúp nhà chùa chăm sóc trẻ tại chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê quán tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngày 4/8, Công an Hà Nội thức khởi tố vụ án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Trụ trì chùa Bồ Đề - Ni sư Thích Đàm Lan.
"Khi Trang bị bắt thực sự là bão tố đối với tất cả tăng, ni, phật tử nhà chùa; mọi người không ai ngờ tới lại có việc đó xảy ra. Việc của Trang gây ra khiến thầy hết sức đau lòng. Không ngờ là sự cấu kết của mẹ đứa bé, các đối tượng khác và cô Trang quá tinh vi khiến mọi người không thể biết được. Mẹ đứa bé đã tin tưởng vào chị Trang, chị Trang lại nhận cháu bé là cháu mình, hai người này đã ngầm có sự nhất trí cho, nhận cháu bé", sư trụ trì Thích Đàm Lan cho biết.
Trước các thông tin mà dư luận xôn xao như: chùa Bồ Đề là kênh trung gian buôn bán trẻ em; bữa ăn chỉ đáng giá 1000 đồng/trẻ; nhà chùa có 3 mối thâm thù; sư Đàm Lan đi xe SH không đội mũ bảo hiểm; thông tin về 11 đứa trẻ trong chùa bị "biến mất"..., Ni sư Đàm Lan đều phủ nhận và cho rằng: "Đó là những điều không có, mọi người đang quá bất ngờ trước thông tin của Trang là người tạm trú ở chùa Bồ Đề bị bắt nên có suy nghĩ như vậy. Tất cả những thông tin trên không có mà lại như giông tố đến với chùa Bồ Đề. Bản thân nhà chùa không trong việc đó, nên mới có cảm nhận là giông tố và hoang mang vì nó ảnh hưởng rất lớn đến chùa Bồ Đề".
"Trong lúc đó, nhà chùa đã đưa đơn lên cho các cơ quan liên quan để làm rõ việc này vì trong giới tu hành, rất nhiều người hỏi thăm. Công an vào việc nhanh, xác minh làm rõ mọi việc để chùa Bồ Đề giải tỏa được.
Những tin đồn liên tục ập đến làm thầy rất buồn, Giáo hội buồn. Thời điểm vừa rồi là trường hạ nên mọi người không biết thông tin gọi điện, có những người đến tận nơi để hỏi thăm chùa Bồ Đề. Có phật tử, người tu hành thực sự thấy hoang mang tưởng rằng chùa Bồ Đề đóng cửa", sư Đàm Lan nói.
Trụ trì chùa Bồ Đề cũng cho hay, chính những hoạt động điều tra của công an, và thanh tra của quận Long Biên gần đây làm ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của các thành viên sống trong chùa. Nhiều người vẫn còn ngơ ngác, hoang mang trước hàng loạt tin đồn.
"Sinh hoạt nhà chùa đảo lộn, bà già và người cô đơn ở đây cũng hoang mang, nhiều người định chạy trốn. Các cụ già lên xin tiền thầy đòi rời chùa, nhiều người khóc lóc, kêu than. Giải quyết việc này thực sự thấy mệt mỏi, với Nhà chùa (Ni sư Đàm Lan) đã tụ tập lâu, đến nay 60 tuổi rồi, nên kiên nhẫn, cố gắng vững vàng động viên mọi người trong chùa để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhà chùa cũng tự trách bản thân chỉ biết làm từ thiện mà không quan tâm đến quy định pháp luật, không quản lý sát sao để xảy ra sự việc đáng tiếc", sư Đàm Lan.
Sơn Hùng
Theo_Người Đưa Tin
Sư Đàm Lan nói gì về 11 trẻ nghi mất tích ở chùa Bồ Đề? - "Hiện nay trong danh sách 11 bé thì có 4 bé vẫn ở lại chùa, số các cháu còn lại đã được mẹ đẻ cháu đón về ở cùng mẹ", sư Đàm Lan- trụ trì chùa Bồ Đề nói về 11 cháu bé nghi mất tích mà công an đang điều tra. Như tin tức đã đưa, ngay sau khi có thông...