‘Kinh hãi’ cảnh báo hoa mai ‘điên cuồng’ giao phối trước mắt du khách
Không quan tâm đến sự xuất hiện của du khách, cặp báo hoa giao phối liên tục khiến người xem ngượng chín mặt.
Nhiếp ảnh gia Bernhard Bekker, một người hướng dẫn đồng thời cũng là một đồng sở hữu một khu vực bảo tồn động vật hoang dã tư nhân ở Vườn quốc gia Kruger, Nam Phi đã may mắn ghi lại cảnh tượng báo hoa mai giao phối đầy mạnh bạo trước mắt du khách.
Bekker cho biết ông chụp những bức ảnh này vào buổi sáng, khi đang dẫn đoàn du khách vào một khu vực cắm trại riêng.
Không mảy may phiền não trước sự xuất hiện của con người, hai con báo hoa mai điên cuồng “mây mưa” liên tục.
Thông thường, báo hoa mai có thể giao phối mỗi 15 phút trong khoảng năm ngày tuy nhiên đôi báo hoa mai táo bạo này giao phối tới 3 lần chỉ trong vòng 10 phút.
“Đây là một trường hợp rất hiếm và khác thường mà tôi và những du khách có mặt hôm đó may mắn được chứng kiến”, nhiếp ảnh gia Bekker nói.
Trong thế giới tự nhiên, báo hoa mai cũng giống đa phần những mãnh thú ăn thịt trong họ Mèo lớn, chúng giao phối trong thời gian trung bình và giao phối nhiều lần trong ngày.
Trong thời kỳ động dục, một cặp đôi báo hoa mai sẽ ở bên nhau khoảng 3 đến 5 ngày, có những đôi quấn nhau có thể chung đụng khoảng 7 đến 10 ngày.
Suốt thời gian đó, chúng sẽ liên tục giao phối để đảm bảo xác xuất thụ thai thành công cao nhất. (Nguồn Sina)
Sau khi giao phối liên tục trong nhiều ngày, báo hoa mai đực sẽ bỏ đi, để lại báo hoa mai cái và “nòi giống” của mình.
Sau những cuộc yêu chóng vánh, báo hoa mai cái sẽ một mình chăm sóc bản thân, một mình vượt cạn và đơn độc nuôi nấng những đứa con.
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Tại sao chim cú quay đầu 270 độ sao không bị đứt mạch máu não?
Bí ẩn về sinh học cho phép loài cú có thể quay đầu mà không làm đứt sự cung cấp máu của chúng. Sự thực Chim cú lợn có phải là loài chim báo hiệu cái chết hay không.
Bộ Cú là một bộ chim săn mồi, thường sống đơn độc và săn mồi vào ban đêm. Bộ Cú có trên 200 loài. Các loài cú săn bắt động vật nhỏ, côn trùng, chim nhỏ, một vài loài săn cả cá. Chim cú sống khắp nơi trên thế giới trừ châu Nam Cực, Greenland và một vài hòn đảo.
Các loài còn sinh tồn trong bộ Cú được chia thành hai họ gồm: Họ Cú mèo (Strigidae) gồm các loài cú mèo, cú vọ, dù dì, hù... khoảng 190 loài trong 24 chi và Họ Cú lợn (Tytonidae) khoảng gần 20 loài trong 2 chi.
Chim cú có thể quay đầu đến 270 độ.
Nghiên cứu cho thấy cấu trúc xương độc đáo của loài chim này và hệ thống mạch máu độc đáo của nó giúp chúng di chuyển linh hoạt.
Các nhà khoa học tại trường y đại học Jonns Hopkins ở Mỹ đã nhận thấy các động mạch ở đốt sống và ở cổ của loài cú nhiều hơn so với các loài chim khác, tạo ra sự chùng hơn. Do vậy loài cú có tầm nhìn rộng mà không cần phải di chuyển cơ thể của chúng và đánh động sự phát hiện bởi con mồi.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, không giống như con người, cú có sự kết nối về mạch máu nhỏ giữa các động mạch cảnh và các đốt sống, cho phép máu được trao đổi giữa hai mạch máu. Điều này làm lượng máu đến não không bị gián đoạn ngay cả khi loài cú quay ngoặt đầu.
Điểm đặc biệt là giải phẫu ở con người, động mạch thường có xu hướng nhỏ dần và không phình ra khi phân nhánh còn ở cú thì ngược lại.
Các nhà nghiên cứu cho biết hoạt động co bóp của những chỗ phình ra chứa máu như vậy giống như sự trao đổi cho phép những con cú phân chia máu để đáp ứng với các nhu cầu về năng lượng của bộ não và đôi mắt to của chúng trong lúc chúng quay ngoặt đầu.
Sự thực Chim cú lợn có phải loài chim báo hiệu cái chết?
Chim lợn hay chim cú lợn là loài là một loài động vật có ích. Tuy nhiên, nhiều người coi nó là quỷ dữ vì chim lợn kêu ở đầu hồi nhà ai thì nhà đó sắp có người chết.Thực ra, khi con người sắp chết sẽ giải phóng một thứ mùi đặc trưng và chim lợn với thính giác nhạy bén đã phát hiện ra và báo hiệu. Và khi tiếng chim lợn kêu éc éc thành tràng dài não nề trong đêm khuya tĩnh mịch, luôn tạo cảm giác rợn người.
Chim cú lợn là loài động vật có ích
Món ăn ưa thích nhất của chúng ăn chuột và một số loại côn trùng. Khi không săn được chuột, chúng ăn tạm thằn lằn và một số loài chim khác. Cú lợn là chim săn mồi, hoạt động chủ yếu về đêm, thường sống thành đôi hoặc đơn độc và không di trú.
Lông vũ ở cánh cú lợn cũng có cấu tạo đặc biệt nên không phát ra tiếng động khi bay, giúp chúng nghe tốt hơn và tránh được sự phát hiện của con mồi. Cú lợn có lưng từ màu xám đến nâu, ngực và bụng màu sáng hơn, có thể có đốm
Cú lợn rừng thường nhỏ hơn và đĩa mặt không có hình trái tim mà được chia thành 3 phần, tai được lông bao bọc. Cú lợn phân bố khá rộng, nó có thể sống ở môi trường sa mạc, rừng, ở vùng có khí hậu ôn đới lẫn nhiệt đới. Cú lợn có mặt ở khắp nơi, trừ Bắc Mỹ, sa mạc Sahara và một phần của châu Á.
Ở Việt Nam có 3 loài cú lợn, gồm cú lợn lưng xám (Tyto alba stertens), cú lợn rừng phương Đông (Phodilus badius saturatus) và cú lợn lưng nâu (Tyto longimembris). Cú lợn lưng xám và cú lợn lưng nâu được xếp vào các loài động vật là thiên địch của chuột (thức ăn chính là chuột), bị nghiêm cấm khai thác từ tự nhiên.
Cú lợn rừng được đưa vào sách đỏ Việt Nam (mức độ nguy cấp bậc T - bị đe dọa). Đây là loài có giá trị thẩm mỹ và khoa học, là nguồn gene quý. Mặc dù cú lợn rừng có vùng phân bố rộng nhưng số lượng cá thể ít, hiếm gặp. Hiện tại cũng chưa xác định được còn bao nhiêu cá thể tồn tại trong tự nhiên.
Châu Anh
Theo Tiền phong
Hình vẽ trong hầm mộ hoàng đế trẻ nhất Ai Cập hé lộ điều chấn động Phát hiện trên bức tường bên trong hầm mộ hoàng đế Ai Cập Tutankhamun hé lộ thực tế phũ phàng về cuộc cạnh tranh quyền lực thời Ai Cập cổ đại. Hoàng đế Ai Cập Tutankhamun chết trẻ chấm dứt giai đoạn trị vì của dòng họ. Theo Express, Tutankhamun là Pharaoh cuối cùng trị vì Ai Cập trong giai đoạn vương triều...