Kinh doanh xăng dầu sẽ bị kiểm soát chặt
Quy định “thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%” cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thêm…
Đó là nội dung tờ trình số 1688/TTr-BCT về việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu vừa được Bộ Công Thương trình Chính phủ.
Theo tờ trình, quy định cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nhưng không quá 35% là nội dung mới đưa vào Nghị định, nhưng thực tế đã được thực hiện nhiều năm nay đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có vốn Nhà nước như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (đã bán cho nhà đầu tư nước ngoài 20%), Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (35%), CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (49%),… thông qua quá trình cổ phần hóa, huy động vốn đầu tư và đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua chủ trương trước khi thực hiện. Đến nay, các doanh nghiệp này vẫn đang kinh doanh, hoạt động bình thường.
Video đang HOT
Bộ Công Thương khẳng định: Doanh nghiệp xăng dầu, dù thuộc thành phần kinh tế nào, khi kinh doanh tại thị trường Việt Nam cũng phải tuân thủ các điều kiện, quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Do đó, doanh nghiệp hoàn toàn bị kiểm soát hoạt động để bảo đảm quản lý về an ninh năng lượng, chất lượng, an toàn cháy nổ,…
Việc cho phép chuyển nhượng này là hoạt động đầu tư gián tiếp, chưa cho phép doanh nghiệp được trực tiếp thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam. Việc thực hiện quyền phân phối xăng dầu tại Việt Nam chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam và trực tiếp triển khai hoạt động phân phối.
Theo Bộ Công Thương, trường hợp Thủ tướng Chính phủ thấy nội dung “cho phép thương nhân kinh doanh xăng dầu nếu có hoạt động sản xuất được chuyển nhượng cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài không quá 35%” cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá thêm, Bộ kiến nghị có thể bỏ nội dung này ra khỏi dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 83/2014/NĐ-CP.
Giá bán lẻ xăng, dầu ngày mai sẽ tăng lên mức cao nhất 10 tháng qua?
Giá xăng thành phẩm bình quân trên thế giới có xu hướng tăng nên giá trong nước dự báo tăng lần thứ 5 trong phiên điều chỉnh ngày mai 26/1.
Giá xăng dầu dự báo tăng lần thứ 5 liên tiếp vào ngày mai 26/1.
Theo dữ liệu thống kê của Bộ Công thương, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore trước kỳ điều hành giá xăng dầu vào ngày mai có xu hướng tăng so với kỳ tính giá ngày 11/1.
Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 ngưỡng trung bình 59,43 USD/thùng, xăng RON 95 là 60,64 USD/thùng, cùng tăng hơn 6%. Bên cạnh đó, dầu hỏa cũng có ngày lên mức 59,71 USD/thùng - mức tăng cao nhất kể từ đầu năm.
Do đó, vào kỳ điều hành ngày mai, giá xăng dầu được dự báo sẽ điều chỉnh tăng theo diễn biến giá thế giới nếu không sử dụng Quỹ bình ổn (BOG).
Theo tính toán của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, giá xăng E5 RON 92 có thể tăng cao hơn 500 đồng/lít, giá xăng RON 95 tăng cao hơn 600 đồng/lít.
Như vậy, nếu đúng như dự báo, trong phiên điều chỉnh ngày mai, giá xăng E5 RON 92 sẽ xấp xỉ mức 16.500 đồng/lít, và RON 95 là đạt 17.600 đồng/lít...Đây là lần tăng thứ 5 liên tiếp và đạt mức cao nhất 10 tháng qua.
Hiện tại, giá bán các loại xăng dầu trong nước được áp dụng theo kỳ điều chỉnh từ 15h ngày 11/1. Cụ thể, xăng E5 RON 92 tăng 430 đồng/lít, RON 95-III tăng 451 đồng/lít, dầu diesel tăng 271 đồng/lít, dầu hỏa tăng 370 đồng/lít và giữ nguyên giá Dầu mazut 180CST 3.5S so với giá kỳ trước đó.
Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến như sau: Giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 15.948 đồng/lít, xăng RON 95-III không cao hơn 16.930 đồng/lít, dầu diesel 0.05S không cao hơn 12.647 đồng/lít, dầu hỏa không cao hơn 11.558 đồng/lít, dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 12.272 đồng/kg.
Giải pháp để giải quyết các "điểm nghẽn" vận chuyển nông sản ở ĐBSCL Hiện nay, việc tập trung tăng cường liên kết vùng, tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa nông sản là vấn đề cấp bách, để giúp kinh tế vùng ĐBSCL phát triển nhanh hơn bằng lợi thế vốn có. Tại cuộc toạ đàm "Đòn bẩy cho logistics nông sản ĐBSCL" do UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức ngày 9/4, bà Ngô Tường...