Kinh doanh trực tuyến tăng trưởng với tốc độ chóng mặt
Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015, nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD.
Thông tin trên được chia sẻ tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (VOBF) do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ( Vecom) phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức hôm nay 26/3.
Kinh doanh trên mạng xã hội được đánh giá cao
Theo ông Nguyễn Kỳ Minh, Giám đốc Trung tâm EcomViet (Vecom), năm 2018 vừa qua đã đánh dấu sự tăng trưởng tốt của mô hình kinh doanh trên các mạng xã hội. Có thể thấy đây là hình thức kinh doanh hiệu quả với chi phí thấp đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn mà điển hình là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh và cá thể.
Cũng theo ông Minh, song song với sự bùng nổ của công nghệ thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng, ngày nay xu hướng đa kênh đa nền tảng mới là tâm điểm thu hút doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn, người tiêu dùng thông minh đang thay đổi cách thức tìm kiếm và mua sắm của họ từ những cách truyền thống sang những trải nghiệm mới tiện dụng hơn.
Theo khảo sát của Vecom, năm 2018, trong cả nước có khoảng 17% doanh nghiệp cho biết có website phiên bản di động, tỷ lệ này cũng không có sự chênh lệnh nhiều trong vòng 3 năm trở lại đây.
Tại Diễn đàn Toàn cảnh Thương mại điện tử Việt Nam (VOBF)
Trong tổng số doanh nghiệp tham gia khảo sát, có 45% doanh nghiệp đánh giá cao hiệu quả của việc bán hàng thông qua mạng xã hội (tăng nhiều so với tỷ lệ 39% năm 2017), tiếp theo đó là 32% doanh nghiệp đánh giá cao kênh bán hàng thông qua website doanh nghiệp (giảm một chút so với tỷ lệ 35% năm 2017), hai kênh là ứng dụng di động và sàn giao dịch thương mại điện tử hầu như không có sự thay đổi nhiều so với năm trước.
Video đang HOT
Liên quan đến việc nhận đơn hàng và đặt hàng qua các công cụ trực tuyến, khảo sát của Vecom cũng cho thấy, 84% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có nhận đơn đặt hàng trực tuyến thông qua email (tăng 5% so với năm 2017), cho tới thời điểm hiện tại đây vẫn là kênh quan trọng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các kênh trực tuyến. Tiếp theo đó là mạng xã hội (49%); website (36%) và sàn thương mại điện tử (13%).
Quảng cáo trên mạng xã hội tăng trưởng mạnh
Theo Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2019 của Vecom, trong nhiều năm liền, Facebook luôn dẫn đầu là kênh doanh nghiệp tin dùng nhiều nhất để hỗ trợ quảng cáo website/ứng dụng di động trong công ty (năm 2018 tỷ lệ doanh nghiệp có dùng mạng xã hội để quảng cáo lên tới 49% và tăng 6% so với năm 2017), hình thức thông dụng thứ 2 là các công cụ tìm kiếm (33%) và thông qua tin nhắn/email quảng cáo (28%).
Hai năm gần đây cụm từ “Tiếp thị liên kết” cũng đã làm thay đổi nhiều chiến lược làm tiếp thị của một bộ phận lớn các công ty thương mại điện tử, xu hướng này sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Khảo sát cũng chỉ ra có tới 20% doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra chưa tiến hành quảng bá trực tuyến, tỷ lệ này có giảm đôi chút so với năm 2017 nhưng vẫn còn là một con số khá cao trong thời đại công nghệ số.
Có tới 58% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, mới chi dưới 10 triệu đồng trong năm qua để làm chi phí quảng cáo website/ứng dụng di động qua các phương tiện trực tuyến và ứng dụng di động, xét về tổng thể tỷ lệ này càng cao thì nhận thức cũng như hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo do doanh nghiệp triển khai thực tế chưa đủ hấp dẫn để doanh nghiệp chi thêm ngân sách. Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp chi từ 10 – 50 triệu đồng cho hoạt động quảng bá trực tuyến chiếm 32% (giảm 4% so với năm 2017) và tỷ lệ doanh nghiệp chi trên 50 triệu đồng cho hoạt động quảng bá trực tuyến mới chiếm 11% (tăng 3% so với năm 2017.
Xét trong nhóm 5 thành phố trực thuộc Trung ương thì dẫn đầu về tỷ lệ doanh nghiệp chi trên 50 triệu đồng cho hoạt động quảng bá trực tuyến vẫn là Hà Nội (22% doanh nghiệp chi trên 50 triệu đồng) và thành phố Hồ Chí Minh (18%).
Nhìn chung trong vòng bốn năm trở lại đây, xu hướng quảng cáo trực tuyến thông qua hai nền tẳng là mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm đang tăng trưởng mạnh vượt qua các phương thức cũ, đặc biệt là mạng xã hội với tỷ lệ đánh giá hài lòng của người dùng đang tăng cao và chưa có dấu hiệu chững lại.
Hai thành phố là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vẫn có sự nhỉnh hơn đáng kể so với các thành phố Trung ương còn lại trong việc đánh giá hiệu quả của các công cụ tiếp thị trực tuyến.
Minh Ngọc
Theo vnmedia
Áp lực lãi suất tăng tốc trên diện rộng
Từ nhóm ông lớn ngân hàng thương mại
Hồi nửa đầu tháng 11, khung lãi suất tại ngân hàng Techcombank được điều chỉnh tăng đều ở các kỳ hạn, cụ thể kỳ hạn 1-2 tháng tăng 0,1% lên 4,7%; kỳ hạn 3 - 5 tháng tăng 0,2% lên 4,9%; kỳ hạn 6 - 11 tháng tăng 0,1% lên 5,9%. Ở các kỳ hạn dài hơn cũng chứng kiến sự tăng tốc, với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng đều 0,2% lên 6,7%. Đây là lần điều chỉnh tăng lãi suất thứ 2 liên tiếp của Techcombank sau đợt tăng hồi giữa tháng 9.
Tại Ngân hàng Quân đội (MB), lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng đều tăng mạnh 0,3% lên tương ứng 5% và 5,1%; kỳ hạn 6- 9 tháng tăng 0,1% lên 6,1% và kỳ hạn 10-11 tháng cũng tăng 0,1% lên 6,2%. Đáng lưu ý là đối với tiền gửi kỳ hạn ngắn 1 tuần, 2 tuần và 3 tuần bất ngờ được điều chỉnh tăng mạnh 0,5% lên 1%, cho thấy ngân hàng này dường như đang muốn đẩy mạnh thu hút nguồn tiền gửi thanh toán từ nhóm khách hàng doanh nghiệp, do đặc thù cuối năm nhiều doanh nghiệp có lượng tiền về khá lớn từ hoạt động bán hàng.
Một ngân hàng thường duy trì khung lãi suất tiền gửi khá ổn định là ACB cũng đã quyết định tăng lãi suất lần thứ 2 liên tiếp trong 2 tháng qua, sau lần điều chỉnh hồi đầu tháng 10, đặc biệt tập trung ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Cụ thể khung lãi suất mới nhất của ACB có hiệu lực từ ngày 19/11 ghi nhận tăng 0,2% ở kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng lên 6,2%; kỳ hạn 12 và 15 tháng tăng 0,1% lên tương ứng 6,8% và 7%. Đặc biệt kỳ hạn 24 tháng tăng mạnh 0,4% lên 7,1% và 36 tháng tăng 0,2% cũng lên 7,1%.
Trong khi đó, ngân hàng VPBank với thế mạnh về cho vay tiêu dùng nên có nhu cầu vốn trung dài hạn rất lớn, mới đây cũng đã tăng lãi suất lần thứ 3 liên tiếp kể từ cuối tháng 9 đến nay. Theo đó, kỳ hạn 1 - 2 tháng tăng 0,2% lên 5,3%; đặc biệt kỳ hạn 6- 11 tháng tăng rất mạnh 0,7% lên 7,2%, trở thành một trong số ít ngân hàng đang niêm yết lãi suất cao nhất ở vùng kỳ hạn này. Ngoài ra, kỳ hạn 12 tháng cũng tăng 0,25% lên 7,25% và các kỳ hạn từ 13 tháng trở lên tăng 0,2% lên vùng 7,3 - 7,4%.
Hàng loạt ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất trong tháng qua, đưa mặt bằng lãi suất lên tầm cao mới
Đến nhóm ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng nhỏ
Xu hướng tăng lãi suất cũng không chỉ được chứng kiến ở các ngân hàng TMCP lớn, mà còn tiếp tục diễn ra ở nhóm NHTM Nhà nước. Cụ thể Vietcombank và Vietinbank trong tháng vừa qua cũng có lần thứ 3 liên tiếp tăng lãi suất. Cụ thể tại Vietcombank, tiền gửi kỳ hạn 1-2 tháng tăng 0,1% lên 4,5%; kỳ hạn 3 tháng tăng 0,2% lên 5%; các kỳ hạn dài như 12 tháng, 24, 36 và 48 tháng đều tăng thêm 0,2% lên 6,8%, cho thấy nhu cầu huy động vốn nguồn trung dài hạn tại ngân hàng này. Trong khi đó, Vietinbank tăng ít hơn khi lần này chỉ tăng ở kỳ hạn 3 tháng với mức tăng 0,2% lên 5%, bằng với kỳ hạn 4-5 tháng.
Tại nhóm các ngân hàng nhỏ hơn, mặt bằng lãi suất tiền gửi cũng tiếp tục có xu hướng dâng lên. Như tại ngân hàng OCB, tiền gửi kỳ hạn 6 -7 tháng đều tăng 0,2% lên 7%. Tại ngân hàng VIB tăng mạnh 0,4% ở kỳ hạn 15 tháng lên 6,8%. Được biể cả Vietcombank và VIB gần đây đã được chọn là 2 ngân hàng đầu tiên áp dụng triển khai tính toán hệ số an toàn vốn mới theo chuẩn Basel 2 sớm hơn 1 năm theo quy định của NHNN.
Trong khi đó, khung lãi suất của ngân hàng Nam Á có hiệu lực từ ngày 21/11 cũng chứng kiến sự điều chỉnh tăng lên ở nhiều kỳ hạn. Cụ thể kỳ hạn 3-5 tháng tăng 0,1% lên 5,5%; kỳ hạn 8 tháng tăng 0,1% lên 6,8%; kỳ hạn 9 -11 tháng tăng 0,1% lên 6,9%. Các kỳ hạn dài hơn từ 14 - 36 tháng tăng đều 0,2% lên 7,3 - 7,4%, ngoại trừ kỳ hạn 24 tháng tăng mạnh từ 7,2% lên 8,45%, tuy nhiên mức lãi suất cao kỷ lục này chỉ áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 500 tỷ trở lên.
Một ngân hàng khác cũng tăng mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài nhưng chỉ áp dụng cho giá trị tiền gửi lớn như Nam Á là ngân hàng An Bình. Theo đó ngân hàng này mới đây tăng mạnh lãi suất tiền gửi 13 tháng từ 7,6% lên 8,3%, tức tăng thêm 0,7%, tuy nhiên cũng chỉ áp dụng cho các khoản tiền gửi từ 500 tỷ đồng trở lên.
Có thể thấy trong bối cảnh căng thẳng thanh khoản ngày càng gia tăng áp lực trong giai đoạn cuối năm, thì các ngân hàng buộc phải tăng mạnh lãi suất tiền gửi để đảm bảo sức hấp dẫn cho tiền gửi VNĐ. Xu hướng này được bắt đầu kể từ giữa quý 3 cho đến nay.
Dù nhà điều hành gần đây liên tiếp bơm ròng để hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống, tuy nhiên lãi suất tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục nằm ở mức cao, do đó mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường dân cư tiếp tục đi lên là điều tất yếu. Và do đó, thời gian trước tết Nguyên đán sẽ tiếp tục là giai đoạn khó lường với mặt bằng lãi suất hiện nay.
MẪN NHI
Theo thegioitiepthi.vn
VNG ngày càng sa sút do công ty liên kết thua lỗ, trong đó có Tiki Phần lỗ trong công ty liên kết của VNG ghi nhận tăng mạnh, ước tính lỗ 151 tỷ đồng 3 quý đầu năm 2018, tăng mạnh so với năm 2017 ... Kết thúc 3 quý năm 2018, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp VNG đạt 391 tỷ đồng, giảm mạnh 48% so với năm 2017. Báo cáo tài chính quý 3...